ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 06:54:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu mua tạm trữ lúa gạo: Doanh nghiệp không tiếp cận nguồn vốn, nông dân chịu thiệt

Báo Cà Mau Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo của Chính phủ từ ngày 1/3-15/4 sắp hết thời gian. Vậy mà đến nay doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay. Trong khi nông dân mỏi mòn chờ chính sách với hy vọng giá lúa sẽ nhích lên, sản xuất không bị lỗ, duy trì được nguồn vốn tái đầu tư vào sản xuất vụ mùa sau.

Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo của Chính phủ từ ngày 1/3-15/4 sắp hết thời gian. Vậy mà đến nay doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay. Trong khi nông dân mỏi mòn chờ chính sách với hy vọng giá lúa sẽ nhích lên, sản xuất không bị lỗ, duy trì được nguồn vốn tái đầu tư vào sản xuất vụ mùa sau.

Thực hiện Quyết định số 241/QÐ-TTg ngày 24/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo trong vụ đông xuân 2014-2015, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau (CPXNKNSTPCM) thu mua theo chương trình với 8.000 tấn lúa quy gạo. Trong đó, chi nhánh Cà Mau thu mua 2.400 tấn, Vĩnh Long 5.600 tấn. Tuy nhiên, qua hơn 1 tháng triển khai thực hiện chương trình thu mua lúa tạm trữ, Công ty CPXNKNSTPCM không thực hiện được do không tiếp cận được nguồn vốn.

Nông dân chờ dài cổ

Ông Dương Việt Hùng, Tổng Giám đốc Công ty CPXNKNSTPCM, lý giải: “Ngay sau khi nhận được chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, công ty đã chủ động liên hệ với các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay thu mua lúa gạo tạm trữ, nhưng do tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được điều kiện cho vay. Từ đó, công ty không có vốn để tổ chức thu mua lúa gạo tạm trữ trong vụ đông xuân 2014-2015 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam”.

Cà Mau không thể thực hiện chính sách tạm trữ là thiệt thòi lớn cho nông dân.

Trần Văn Thời là địa phương có diện tích, sản lượng lúa vụ 2 lớn nhất trong tỉnh. Bà Phạm Thị Diễm, ấp 19/5, xã Khánh Bình, bức xúc: “Mục đích của chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa của Chính phủ là để bình ổn giá và kéo giá lúa lên sau thời gian thu hoạch rộ, giá giảm mạnh, bù đắp một phần thiệt hại cho người dân và bảo đảm sản xuất của người dân có lãi, tiếp tục tái đầu tư cho sản xuất. Nhưng chương trình này không được triển khai, người dân không được hưởng lợi từ chính sách này”.

Anh Nguyễn Tùng Lâm, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Tỉnh không thực hiện chính sách thu mua tạm trữ lúa là thiệt thòi lớn cho nông dân. Ðến nay, trà lúa vụ 2 thu hoạch sắp dứt điểm nhưng lượng lúa còn dự trữ trong dân rất lớn. Do thông tin Chính phủ có chính sách thu mua tạm trữ, giá lúa sẽ tăng, ai cũng trữ lúa lại chờ giá nhích lên”.

Thương lái ép giá

Một thương lái từ vùng trên đến Cà Mau mua lúa cho biết, do tỉnh không thực hiện chính sách mua tạm trữ nên giá lúa ở Cà Mau thấp hơn so với các tỉnh khác. Vì thế, anh xuống đây mua lúa, thuê máy chà gia công, mướn phương tiện vận chuyển về để thực hiện kế hoạch tạm trữ. Tuy có qua nhiều công đoạn thuê mướn, nhưng tính ra giá thành thấp hơn mua ở địa phương.

Theo nhiều bà con nông dân, việc không triển khai thu mua lúa gạo tạm trữ làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn. Hiện thị trường mua bán lúa gạo ở tỉnh khá trầm lắng, kéo theo là giá lúa giảm sau vài ngày tăng. Cụ thể, lúa tươi giống IR 50404 được thương lái mua với giá 4.400-4.600 đồng/kg; lúa dài tươi như OM 5451, OM 4900 có giá 4.550-4.700 đồng/kg, giảm 50-100 đồng/kg so với tuần trước. 

Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cà Mau rà soát, xem xét có giải pháp hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng thương mại cho Công ty CPXNKNSTPCM để thực hiện việc thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2014-2015 theo Quyết định số 241/QÐ-TTg, ngày 24/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ./.

Bài và ảnh: Trung Đỉnh

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.