ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 13-5-24 23:51:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu ngân sách nhà nước tăng so dự toán

Báo Cà Mau Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023, vào chiều 27/12, Bộ Tài chính cho biết, kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 đến ngày 25/12 đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán. Tổng số đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân khoảng 193,4 ngàn tỷ đồng.

Dự và chủ trì hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Điểm cầu Cà Mau có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi cùng lãnh đạo Sở, ngành tài chính tham dự.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến ngày 31/12/2023, chi NSNN đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 79,8% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 81,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 144 ngàn tỷ đồng (33%) so cùng kỳ năm 2022; chi thường xuyên ước đạt 90,3% dự toán, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản nợ đến hạn, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2023 (đã dành khoảng 470 ngàn tỷ đồng của ngân sách các cấp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương), thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.

Đồng thời, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương các cấp được đảm bảo. Lũy kế đến ngày 25/12/2023, đã phát hành được 296,7 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 74,2% kế hoạch đầu năm, kỳ hạn phát hành bình quân 12,54 năm, lãi suất bình quân 3,21%/năm, góp phần bù đắp bội chi và trả nợ các khoản nợ gốc ngân sách trung ương đến hạn.

Công tác quản lý, điều hành giá bám sát theo đúng kịch bản điều hành; giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, kiểm soát trong phạm vi cho phép. CPI 11 tháng tăng 3,2%, lạm phát cơ bản tăng 4,38%. Ước tính cả năm CPI tăng khoảng 3,5% (mục tiêu khoảng 4,5%).

Năm 2023, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index). Đây là năm thứ 9 liên tiếp (từ 2014-2022) Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về chỉ số này.

Ngoài ra, trong năm, Bộ Tài chính đã thực hiện 78,2 ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực: quản lý thu, chi ngân sách; quản lý, sử dụng vốn đầu tư; quản lý giá, chứng khoán. Kiểm tra trên 748,4 ngàn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; điều tra chống buôn lậu, bắt giữ, xử lý 14,6 ngàn vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính trên 107 ngàn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp NSNN 47 ngàn tỷ đồng.

Hội nghị cũng nhìn nhận một số khó khăn như: Tiến độ một số khoản thu, sắc thuế và thu NSNN trên địa bàn một số địa phương đạt thấp so dự toán, ảnh hưởng đến nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý đảm bảo cân đối ngân sách; giải ngân chi đầu tư phát triển, các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính ở một số nơi còn chưa nghiêm,...

Ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những kết quả đạt được của Bộ Tài chính cũng như toàn ngành tài chính, trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn nhưng đã điều hành, quản lý khá tốt tình hình tài chính, kiểm soát, cân đối ổn định ngân sách, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như toàn ngành tài chính căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách 2024, Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp năm 2024 để tập trung triển khai kế hoạch chương trình hành động, chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm nhằm hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, cơ quan trung ương; điều hành chính sách tài khóa chủ động, phù hợp; tập trung thực hiện hiệu quả các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN; tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi NSNN, tài sản công, đất đai, tài nguyên./.

 

Hồng Nhung

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Làm giàu từ con tôm

Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có 299 ha, với 492 hộ nuôi tôm thâm canh; hơn 1.500 ha, với hơn 1.900 hộ nuôi nuôi tôm siêu thâm canh. So với trước đây, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, bình quân đạt 30-40 tấn/ha/vụ.

Cần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Thế nhưng, đã hơn 4 tháng trôi qua, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận tỷ lệ đạt thấp, tiến độ giải ngân chậm. Cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng thời quyết liệt hơn trong đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, để đảm bảo giải ngân đúng theo kế hoạch đề ra.

Vùng dân tộc đổi thay nhờ chính sách

Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Trần Văn Thời không ngừng được cải thiện.

Ðòn Dong hôm nay

Có dịp trở lại Khu căn cứ cách mạng ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, mới thấy được sự đổi thay tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.

Ấp Chống Mỹ vươn mình

Thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm, người dân ấp Chống Mỹ (xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) nêu cao lòng yêu nước, theo cách mạng. Những chàng trai, cô gái chỉ mới 14, 15 tuổi đã hăng hái trốn nhà đi đánh giặc. Ông Phạm Thanh Tòng, năm nay 78 tuổi, người dân cố cựu ở ấp, kể lại: “Sau này Nhà nước đặt tên ấp là ấp Chống Mỹ để biểu dương tinh thần yêu nước của người dân nơi đây. Thời đó, Nhân dân chung một lòng quyết chiến vì độc lập của Tổ quốc. Tôi nhớ những ngày trốn nhà đi chiến đấu khi chỉ mới 14 tuổi, lúc ấy chỉ với suy nghĩ là phải thắng giặc thù, giành lại độc lập".

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Phát triển điện mặt trời khu vực nuôi tôm quảng canh

Ngày 7/5, tại xã Tân Thuận (Đầm Dơi) diễn ra Hội nghị tồng kết nghiên cứu thí điểm “Mô hình phát triển điện mặt trời trên khu vực nuôi tôm quảng canh - Dự án Điện gió, điện mặt trời để sản xuất hydro xanh Cà Mau”.

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Với diện tích nuôi và sản lượng lớn, phong phú về chủng loại, phương thức canh tác đa dạng, nên việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống luôn được ngành chức năng tăng cường, nhằm mang lại lợi ích cho người nuôi, giữ vững giá trị cho con tôm Cà Mau trên thị trường.

Số hoá quản lý khai thác

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh số hoá trong quản lý, khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm soát tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).