ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 07:49:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực tuyên truyền để thay đổi tư duy, cách làm của nông dân

Báo Cà Mau (CMO) Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân Cụm thi đua số 5 năm 2022, sáng 25/11 tại tỉnh Cà Mau, bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ghi nhận: “Hội nông dân các tỉnh, thành trong Cụm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hình thức sinh hoạt theo hướng thiết thực; chú trọng mở rộng đối tượng kết nạp hội viên là sinh viên, học sinh, nhà khoa học, doanh nghiệp… Nhân rộng mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp phù hợp, thiết thực với tình hình sản xuất nông nghiệp của từng địa phương và nhu cầu của hội viên, nông dân”.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến dự có ông Lê Thanh Triều, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ; ông Lê Văn Sử, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Chủ trì hội nghị có ông Lê Thanh Triều, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Cà Mau; bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Phát biểu chào mừng hội nghị, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Lê Thanh Triều khẳng định hội viên, nông dân giữ vững vị thế chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, kinh tế tỉnh Cà Mau năm 2022 ước tăng trưởng 7%, kim ngạch xuất khẩu 1.150 triệu USD. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 630.000 tấn; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 57 triệu đồng. Tỉnh hiện có 54/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới (có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao); tỷ lệ hộ nghèo giảm ước còn 2,56%.

Cụm thi đua số 5 gồm 11 tỉnh, thành vùng ĐBSCL: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Hội nghị đánh giá, năm 2022 là năm phục hồi sau đại dịch Covid - 19 về mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, Hội nông dân các cấp của 11 tỉnh, thành đã quyết tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai toàn diện công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh, đồng thời hỗ trợ hội viên, nông dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống.

Trước đó, đoàn công tác của Hội Nông dân 11 tỉnh, thành phố trong Cụm thi đua đến tham quan mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng của thành viên Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Tân Thành, TP Cà Mau.

Trong 13 chỉ tiêu thi đua năm 2022 của Trung ương Hội giao, nhiều tỉnh, thành đã hoàn thành và vượt. Đặc biệt, chỉ tiêu về xây dựng, hướng dẫn, vận động hội viên, nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, HTX đạt 200% như các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng; chỉ tiêu về tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân, như tỉnh Cà Mau đạt 214%, tỉnh Sóc Trăng đạt 154%, tỉnh Bến Tre 136%; về xây dựng mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đạt cao như tỉnh Bến Tre, Cà Mau, TP Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang.

Riêng tỉnh Cà Mau, năm 2022 Trung ương Hội giao Hội Nông dân tỉnh 12 chỉ tiêu thi đua, kết quả thực hiện 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó có chỉ tiêu đạt cao nhất 525%. Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh còn thực hiện hoàn thành 10 chỉ tiêu thi đua trong Nghị quyết của Hội.

Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, bên lề hội nghị.

Hội nghị được nghe 11 ý kiến về công tác hội và phong trào nông dân, hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ nông dân; phong trào sản xuất kinh doanh giỏi; công tác hỗ trợ sản xuất, sản phẩm OCOP…

Tham gia thảo luận, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau nhấn mạnh hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Bà Trần Thị Quyết, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, cho biết: Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên 60,2 tỷ đồng (vốn Trung ương ủy thác 7,1 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác 22 tỷ đồng; nguồn vốn cấp huyện hơn 31 tỷ đồng), đã giải ngân được 325 dự án, cho 3.347 hộ vay. Năm 2022, các cấp hội giúp đỡ 234 hộ hội viên nông dân nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 3.291 lao động nhàn rỗi trong hội viên, nông dân, nhằm giảm tỷ lệ hội viên xin rời tổ chức hội vì phải đi làm ăn xa do cuộc sống khó khăn.

Hội Nông dân tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương Hội quan tâm bổ sung nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh, vì hiện nay nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất của hội viên, nông dân rất lớn. Đồng thời, đề xuất các ban Trung ương Hội tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ các lớp tập huấn, chương trình, dự án cho các tỉnh trong Cụm thi đua số 5.

Bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lưu ý các cấp Hội Nông dân chú trọng mở rộng đối tượng kết nạp hội viên là sinh viên, học sinh, nhà khoa học, doanh nghiệp.

Chỉ đạo tại hội nghị, bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lưu ý các cấp Hội Nông dân tích cực tuyên truyền để thay đổi tư duy, cách làm của hội viên, nông dân theo hướng phát huy lợi thế địa phương, liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất hữu cơ, an toàn, đăng ký truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ cao và thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh. Tiếp tục phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hướng đến thành lập các chi hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, câu lạc bộ nông dân triệu phú, tỷ phú, tạo động lực hỗ trợ, giúp đỡ và thúc đẩy hội viên, nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp.

“Hội Nông dân các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp xã, huyện và tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 theo kế hoạch, hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội. Song song đó, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội thông qua nhiều hình thức, phương pháp, trong đó chú trọng việc lắng nghe, tập hợp ý kiến, phản ánh, kiến nghị của hội viên, nông dân để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân”, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh.

Dịp này, Hội Nông dân 11 tỉnh, thành đóng góp trao nhà “Mái ấm nông dân” cho hội viên nông dân tỉnh Cà Mau, trị giá 35 triệu đồng. Ảnh: Ông Nguyễn Trường Giang, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau nhận bảng tượng trưng nhà từ bà Cao Xuân Thu Vân, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Hội nghị tiến hành lấy ý kiến về việc bình xét các danh hiệu thi đua để Trung ương Hội Nông dân làm cơ sở bình xét, khen thưởng./.

 

Mộng Thường

 

Tín hiệu tích cực từ xác thực sinh trắc học

Ðã hơn 2 tháng kể từ ngày thực hiện quy định xác thực sinh trắc học khuôn mặt khi thực hiện giao dịch tài khoản trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng, đến nay, đã có hàng triệu khách hàng thực hiện xong sinh trắc học, góp phần bảo vệ, bảo mật tài khoản khi thanh toán trực tuyến, trong bối cảnh lừa đảo không gian mạng ngày càng gia tăng.

Rà soát tổng thể quy hoạch vùng ngọt hoá Trần Văn Thời

Cần có đánh giá rà soát tổng thể lại vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đề xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Bùng nổ xu hướng “nhúng” dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, ngân hàng không còn là dịch vụ tách rời mà trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hằng ngày thông qua xu hướng “nhúng” dịch vụ ngân hàng. Khái niệm “nhúng” dịch vụ ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm liền mạch và tiện lợi hơn bao giờ hết. Xu hướng này đang thay đổi cách các doanh nghiệp và khách hàng tương tác với nhau, mở ra một kỷ nguyên mới của tài chính số.

Vươn lên từ nghề đũa đước

Những năm gần đây, với phong trào thi đua lập thân, lập nghiệp, tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã xuất hiện nhiều tấm gương dám nghĩ, dám làm, luôn cần cù trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Anh Lê Trường Ðại, ấp Xẻo Mắm, là một điển hình.

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Để những chuyến vươn khơi an toàn

Vươn khơi an toàn, hiệu quả để phát triển kinh tế, góp phần giữ gìn biển đảo quê hương là mục tiêu và nhiệm vụ thiêng liêng của ngư dân huyện Ngọc Hiển. Ý thức rõ điều này, từng ngư dân luôn chủ động trang bị thiết bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn lao động cho bản thân khi hành nghề.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Ðồng hành giúp thanh niên khởi nghiệp

Thời gian qua, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được quan tâm. Các chương trình hỗ trợ triển khai ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau xác định hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.