ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-7-25 07:49:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tín dụng sinh viên - vay dễ, thu nợ khó

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, kênh vay vốn đã trở thành điểm tựa cho học sinh, sinh viên (SV) nghèo vươn lên trong học tập. Thế nhưng, những năm qua nợ quá hạn ở nguồn vốn này tăng khá cao.

Theo đó, nhiều gia đình SV khó khăn đến kỳ trả lãi đã viết đơn xin gia hạn nợ, tạm hoãn nợ đến khi con em xin được việc làm sẽ trả, song song đó lại có nhiều trường hợp chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ, đùn đẩy trách nhiệm cho con cái. Đáng nói hơn là những trường hợp trốn nợ đi làm xa, ngân hàng buộc phải tăng thêm khoản nợ đọng, nợ khó đòi.

Khó thu hồi vốn

Theo anh Phạm Lục Thông, nhân viên tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình, phụ trách giao dịch xã Tân Bằng, nguyên nhân chính của  nợ quá hạn là do trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều gia đình được vay vốn tín dụng SV nhưng tiếp tục khó khăn, không có điều kiện trả nợ.

Nhân viên Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thới Bình cùng các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện phiên giao dịch định kỳ hằng tháng tại xã Tân Bằng.

Bên cạnh đó, một số hộ chây ỳ, bỏ khỏi địa phương đi làm ăn xa; công tác tuyên truyền, vận động của các hội, đoàn thể cấp xã đối với các hộ vay vốn SV chưa hiệu quả nên việc trả nợ theo phân kỳ sau khi sinh viên ra trường được không được thực hiện tốt...

Gia đình ông L.B.T, ở xã Tân Bằng, có 2 con cùng vào đại học. Để có thêm điều kiện lo cho con ăn học, vợ chồng ông đã vay NHCSXH chương trình SV tổng cộng 65,2 triệu đồng. Đến nay, cả 2 khoản vay trên đều đến hạn trả nợ gốc và lãi, gia đình cứ trì trệ, chỉ trả lãi được thời gian ban đầu, khoản lãi mới chưa trả được đồng nào. Đó là chưa kể đến những chương trình khác mà hộ gia đình ông T vay, hiện tại dư nợ trên100 triệu đồng.

Anh Phạm Lục Thông cho biết, khi vốn vay quá hạn trả nợ, nhân viên ngân hàng đã kết hợp với Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Tân Bằng, cùng với Xã đoàn thường xuyên đến nhà ông T động viên trả vốn và lãi nhưng gia đình đều nói do quá khó khăn nên chưa trả được, hiện tổng số tiền lãi đã lên đến hơn 4,7 triệu đồng, chỉ riêng đối với chương trình HSSV. Trước đó ông đã xin gia hạn 5 tháng trả nợ, đến hạn ông lại xin gia hạn lãi đến tháng 12/2017, còn phần tiền gốc dư nợ thì chưa nói trước thời hạn. Nguyên nhân ông T đưa ra là do các con ra trường đều chưa xin được việc làm ổn định, cuộc sống còn khó khăn.

“Sau khi được gia hạn nợ, theo quy định của ngân hàng tôi phải kết thúc việc trả nợ vào tháng 3 và tháng 8/2018 cho 2 khoản vay. Hiện nhà tôi chỉ bán quán nước nhỏ, mỗi ngày lời được mấy chục ngàn đồng, chưa đủ trang trải cuộc sống cho 2 vợ chồng, nói gì đến việc trả nợ vay. Tôi cũng muốn trả xong nợ cho nhẹ người nhưng không lo liệu được nên đành xin gia hạn thời gian trả nợ thêm”, ông T bộc bạch.

Tăng cường trách nhiệm bên nhận uỷ thác

Theo quy định mới nhất của Chính phủ, mức cho vay tối đa đối với một SV là 15 triệu đồng/năm, lãi suất cho vay là 0,55%/tháng. Sau khi ra trường, hộ vay được ân hạn thêm 12 tháng để con em tìm việc làm, sau đó bắt đầu trả nợ theo phân kỳ đã thoả thuận với ngân hàng.

Trong trường hợp đến hạn trả nợ cuối cùng, nếu gia đình gặp khó khăn và đủ điều kiện thì được gia hạn thêm một khoảng thời gian nữa. Mặc dù thời gian trả nợ kéo dài và số tiền vay được chia ra để trả theo phân kỳ đã thoả thuận với ngân hàng nhưng thực tế đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con em họ lại chưa tìm được việc làm thì cũng khó trả nợ được. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hộ vay chưa thực sự nỗ lực trong việc hoàn trả vốn vay, thậm chí chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ.

Theo ông Hồng Hoài Hận, Phó giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thới Bình, thời gian qua, ngân hàng luôn chú trọng thu hồi nợ đọng để quay vòng nguồn vốn vay hiệu quả. Thế nhưng, việc thu hồi nợ không dễ dàng bởi hiện nay không ít sinh viên ra trường không xin được việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, không ổn định. Bên cạnh đó, cũng có một số hộ chây ỳ, bỏ địa phương đi làm ăn xa nên nợ đọng tăng cao.

Theo thống kê của NHCSXH tỉnh, tính đến thời điểm này nợ xấu đối với SV hơn 4 tỷ đồng.  Để việc thu hồi vốn vay đạt hiệu quả, tạo nguồn tiếp tục quay vòng vốn, NHCSXH tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch triển khai tốt công tác cho vay và thu hồi vốn khi đến hạn. Đặc biệt, luôn coi trọng công tác tuyên truyền ngay tại điểm giao dịch, công khai thông tin về khách hàng, thường xuyên thông báo cho người dân biết trước thời hạn các khoản nợ phải trả để họ chuẩn bị và trả nợ đúng hạn. Tăng cường tập huấn, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới đến tận xã, phường để cán bộ hội, đoàn thể nhận uỷ thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn nắm được chủ trương cho vay.

Ngân hàng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội đoàn thể nhận uỷ thác tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức tự giác của những gia đình vay vốn để họ chấp hành nghiêm túc quy định trả nợ. Ngoài các giải pháp trên, rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành trong việc bố trí, tạo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường./.

Trương Việt Mỹ 

 

Bất cập quản lý thiết bị bay không người lái

Những năm gần đây, drone hay còn gọi là máy bay không người lái trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý. 

 “Kết nối giá trị – Lan tỏa thành công”

Đây cũng chính là chủ đề của buổi họp mặt xúc tiến đầu tư và thương mại do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Cà Mau (CDCM) tổ chức tối 18/7, nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết phối hợp với các hội, đoàn thể

Chiều 18/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động uỷ thác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức.