ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 00:53:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Toả sáng giữa đời thường

Báo Cà Mau Không phải ai sinh ra trên đời cũng đều có được cơ thể lành lặn, khoẻ mạnh. Thiếu sức khoẻ, khó khăn trong sinh hoạt, học tập, khó có cơ hội tìm việc làm phù hợp là những vấn đề mà người khuyết tật đang đối mặt. Thế nhưng, bằng ý chí và nghị lực, đã có rất nhiều tấm gương người khuyết tật vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để vươn lên.

Không phải ai sinh ra trên đời cũng đều có được cơ thể lành lặn, khoẻ mạnh. Thiếu sức khoẻ, khó khăn trong sinh hoạt, học tập, khó có cơ hội tìm việc làm phù hợp là những vấn đề mà người khuyết tật đang đối mặt. Thế nhưng, bằng ý chí và nghị lực, đã có rất nhiều tấm gương người khuyết tật vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để vươn lên.

Người phụ nữ giàu nghị lực

Sinh ra lành lặn như những đứa trẻ khác, nhưng đến năm 7 tuổi, sau một cơn bạo bệnh khiến chị Trần Hồng Phượng, Khóm 3, thị trấn U Minh, bị teo cơ ở chân; dây thần kinh ở đốt sống cổ, cơ mặt thắt lại khiến môi lệch một bên, đi lại, giao tiếp khó khăn. Vì thế, những việc nặng nhọc đòi hỏi sự nhanh nhẹn chị không làm được. Mặc cảm với khiếm khuyết cơ thể nên chỉ mới biết mặt con chữ chị đã thôi học.

Những tấm gương sáng người khuyết tật được trân trọng biểu dương.

Năm 26 tuổi, chị kết hôn, gia đình hai bên đều nghèo, ngày cưới diễn ra đơn sơ. Vốn đã yếu, giờ đây với trách nhiệm của một người vợ, người mẹ trong gia đình, chị phải cố gắng mưu sinh. Ngày phải vô rừng hái rau, nhặt củi, đặt lờ bắt cá và phải vượt hơn 10 km mang ra chợ bán. Số tiền kiếm được chẳng đáng là bao, nhưng chị chắt chiu dành dụm để lo cho cuộc sống gia đình.

Sau những buổi làm việc vất vả trở về nhà, niềm an ủi, động viên lớn nhất chính là đứa con. Với một người lành lặn vừa làm việc, vừa chăm sóc gia đình, con cái đã là một vấn đề không dễ dàng, thì với chị, một người phụ nữ khuyết tật, điều ấy càng khó khăn gấp bội. Thế nhưng, chưa lúc nào chị nản lòng, nụ cười ấm áp luôn thường trực trên môi. “Cái nghèo, bệnh tật cũng có lúc làm tôi mệt mỏi, nhưng khát vọng được sống, được nhìn con trưởng thành thôi thúc tôi không được bỏ cuộc”, chị Phượng tâm sự.

Khiếm thị nhưng không khiếm khuyết

Ảnh hưởng chất độc da cam từ người cha, đôi mắt anh Nguyễn Trường Hận, sinh năm 1980, Khóm 4, thị trấn U Minh, từ nhỏ đã kém. Năm lên 10 tuổi, sau cơn sốt không có tiền chữa trị, đôi mắt anh trở nên mù loà, cuộc sống của anh từ đó ngập chìm trong bóng tối.

Anh kể, dù 2 mắt chẳng nhìn thấy nhưng mọi việc đơn giản trong gia đình anh đều có thể làm được, bởi anh có đôi tay khéo léo và xúc giác rất nhạy, mọi việc chỉ cần được hướng dẫn, anh đều có thể làm tốt.

Năm 28 tuổi, anh cưới vợ. Cuộc đời tăm tối của anh có chút khởi sắc, bởi vợ sẽ là đôi mắt dẫn đường cho anh. Thế nhưng, sau khi có với nhau được 1 mặt con, vợ anh bỏ nhà ra đi biền biệt vì không chịu được cái nghèo.

Ðược sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, năm 2014, anh theo học lớp đấm bóp giác hơi, bấm huyệt tại TP Hồ Chí Minh. Nhờ siêng năng, chịu khó học hỏi, chẳng mấy chốc anh thạo nghề và có thu nhập. Hiện anh là thành viên của Ban Chấp hành Hội Người mù tỉnh Cà Mau, luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ và sống thật có ích.

Vươn lên bằng nghị lực

Là đối tượng nhiễm chất độc da cam/dioxin, anh Phạm Minh Chánh, sinh năm 1972, ngụ Ấp 11, xã Khánh An, đang sống trong bệnh tật, trí não phát triển chậm so với người bình thường, hằng ngày vẫn phải bươn chải bán từng tờ vé số để kiếm sống.

Anh Chánh cho biết: “Trước đây gia đình tôi sống tại xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, nhưng do gia cảnh nghèo lại đông con, không có đất sản xuất nên chuyển về xã Khánh An. Cuộc sống xứ người chẳng khá hơn bao nhiêu, cả nhà 5 người sống chật vật trong căn nhà dột nát, không che được nắng, chẳng tránh được mưa. Năm 2008, được Nhà nước hỗ trợ cấp nhà Ðại Ðoàn kết, tôi quyết mưu sinh bằng chính sức lực của mình, sáng bắt xe buýt từ nhà lên thị trấn bán vé số, chiều trở về, cứ thế đã hành nghề nhiều năm nay”.

Cùng cảnh ngộ với anh Chánh, anh Huỳnh Văn Cường, sinh 1985, ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, đang vượt khó từng ngày để sống và được sống. Không may mắn như những đứa trẻ khác, với đôi chân dị tật và nói năng không trôi chảy, gương mặt ngô nghê, anh thường xuyên bị mọi người trêu chọc. Năm 15 tuổi, anh bắt đầu ra ngoài kiếm sống. Ai thuê gì anh cũng làm, nhưng nghề chính của anh là bán vé số. Mỗi ngày anh phải di chuyển hơn 50 km để bán vé số.

Anh tâm sự: “Có lúc đi bán về khuya thường bị chặn lấy hết vé số, không có khả năng chi trả, chủ không đưa vé số cho bán nữa, thế là tôi chuyển sang bán rổ, thúng, chổi tre, hoặc theo những chuyến đò làm khuân vác. Tôi không sợ cực, có lúc vừa bán vé số vừa nhặt ve chai, thu nhập nhiều nhất là 100.000 đồng/ngày”.

Toả sáng giữa đời thường

Sinh năm 1988, ngụ tại Khóm 4, thị trấn U Minh, anh Ðào Quốc Anh được mọi người biết đến bởi nghị lực vươn lên trong học tập và cuộc sống. Mặc dù thần kinh có lúc thiếu ổn định, giọng nói có phần khó nghe nhưng Quốc Anh không tự ti, mặc cảm mà luôn cố gắng học tập. Cần cù bù thông minh, năm 2007, anh hoàn thành chương trình THPT trong sự vui mừng của gia đình và thầy cô. Năm 2010, anh tốt nghiệp trung cấp kế toán với tấm bằng loại ưu và công tác tại Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện U Minh.

Vượt qua mọi sự kỳ thị, trở ngại trong công việc, anh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Không ngừng học tập để nâng cao tri thức, anh mạnh dạn đăng ký và đang theo học lớp đại học liên thông kế toán tại Trường Ðại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau.

Anh tâm sự: “Tôi nghĩ bản thân không lành lặn như mọi người, nếu không chịu khó học tập sẽ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Ðể có được cơ hội việc làm và học tập như ngày nay, tôi đã cố gắng, nỗ lực thật nhiều. Tôi luôn trân trọng và yêu quý nghề mình đã chọn. Công tác tại Hội Nạn nhân chất độc da cam là cơ hội để tôi góp một phần tiếng nói, sức lực của mình bảo vệ và giúp đỡ những người khuyết tật khác tìm được con đường vươn lên trong cuộc sống”.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi huyện U Minh, bày tỏ: “Chúng ta cần đồng hành và trân trọng ghi nhận những nỗ lực, cố gắng mà người khuyết tật đã vượt qua. Nhiều tấm gương người khuyết tật vượt khó toả sáng giữa đời thường. Họ đã tiếp thêm lửa cho cộng đồng xã hội để mỗi chúng ta nhìn lại mình mà sống có ích hơn”./.

Bài và ảnh: Yến Nhi

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.