ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 16-5-25 13:50:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tối ưu hoá chi phí trong sản xuất, kinh doanh

Báo Cà Mau (CMO) Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống một cách chặt chẽ, kịp thời sẽ giúp người dân giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất, bảo đảm đời sống.

Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân được tính bằng kết quả đạt được chia cho chi phí sản xuất. Song, xuất phát từ nguyên nhân giá đầu vào một số mặt hàng thiết yếu, phân bón, thức ăn cung cấp nuôi thuỷ sản tăng liên tục những năm gần đây, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, lợi nhuận của người dân.

Huyện Trần Văn Thời được xem là trung tâm vùng ngọt hoá, là vựa lúa của tỉnh, với gần 300.000 ha lúa 2 vụ, năng suất hàng năm đạt 5-6 tấn/ha. Ðây là nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng để phát triển mô hình trồng hoa màu, cây ăn trái, với diện tích chiếm khoảng 3.000 ha; cùng với đó là mô hình nuôi cá bổi thương phẩm, với diện tích chiếm khoảng 120-300 ha/năm.

Với tiềm năng, lợi thế đó, năng suất, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của bà con nông dân huyện Trần Văn Thời sẽ rất ổn nếu như giá cả vật tư phục vụ sản xuất bình ổn, không tăng cao như những năm gần đây.

Người dân bày bán các loại nông sản ven đường (thuộc địa bàn xã Nguyễn Phích, huyện U Minh), với mong muốn lợi nhuận cao hơn bán cho thương lái. Tuy nhiên, với phương pháp này chỉ bán được số lượng ít.

Ông Duy Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, cho biết: "Trước đây, diện tích nuôi cá bổi trên địa bàn huyện chiếm khoảng 300 ha. Tuy nhiên, những năm gần đây giá cá thương phẩm giảm mạnh, người nuôi không lời, thậm chí lỗ vốn nên diện tích thu hẹp lại, chỉ còn 120-150 ha. Cũng từ nguyên nhân trên kéo theo lợi nhuận các mô hình sản xuất khác của nông dân trên địa bàn bị ảnh hưởng rất lớn".

Theo ông Huỳnh Phi Thoàng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tình hình sản xuất của bà con hiện nay rất khó khăn, do giá vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, giá điện, chi phí thu hoạch... tăng cao, trong khi giá đầu ra nông sản lại thấp, bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Bà con mong sao các ngành chức năng sớm có biện pháp ổn định tình hình giá cả thị trường, giúp bà con có lãi để an tâm sản xuất.

 Sử dụng thiết bị kỹ thuật bón phân, thuốc cho lúa trên địa bàn xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Đây là lựa chọn an toàn cho người dân, tuy nhiên sẽ đội thêm chi phí trong sản xuất.

Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện Trần Văn Thời, thì cho rằng, khó khăn nhất của người dân hiện nay là được mùa thì mất giá, hoặc sản xuất không có lãi do giá các mặt hàng phục vụ sản xuất tăng liên tục. Nông dân tha thiết yêu cầu cấp trên xem lại, hỗ trợ giá như thế nào giúp người sản xuất vừa đảm bảo giá đầu ra, vừa kiểm soát giá đầu vào vật tư nông nghiệp, xăng, dầu...

Ông Trần Trường Vũ, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, chia sẻ: "Là nông dân, chúng tôi không ngại lao động vất vả, chỉ sợ nhất là sản xuất thành công nhưng bán không được, hoặc giá cả bấp bênh. Trước đây gia đình tôi từng nuôi 5 ao cá chình, bống tượng, do ảnh hưởng thời tiết, cùng với dịch bệnh, giá thị trường không ổn định... nên tôi quyết định thu hẹp diện tích nuôi. Hiện nay tôi thử nghiệm nuôi cá chốt trâu nhưng chưa biết kết quả thế nào".

 Nhiều năm liền nuôi cá chình không có lời, cuối năm 2022, ông Trần Trường Vũ, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, nuôi thử nghiệm cá chốt trâu. Bước đầu hiệu quả, tuy nhiên mô hình này chưa phổ biến và giá cả cũng chưa ổn định.

Liên quan đến vấn đề kiểm tra chất lượng và niêm yết giá công khai trên bao bì, hoặc bảng công khai giá tại cơ sở mua bán, kinh doanh, ông Ðinh Hiếu Nghĩa, Phó chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thông tin: "Từ đầu năm đến nay chúng tôi tổ chức thanh tra và kiểm tra tất cả các lĩnh vực ngành quản lý, như kiểm tra chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất; kiểm tra niêm yết giá bao bì, việc kê khai đúng giá tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn... Nhìn chung, chưa phát hiện vi phạm về giá cũng như chất lượng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.

"Riêng vấn đề giá vật tư phục vụ sản xuất tăng, nguyên nhân xuất phát từ biến động thị trường trong và ngoài nước. Lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng nhận thấy rõ khó khăn của bà con, đã có động thái kiến nghị về trên hoặc tổ chức các cuộc hội thảo tìm giải pháp giúp nông dân duy trì và phát triển sản xuất. Giải pháp trước mắt cho người dân chính là sáng suốt lựa chọn các sản phẩm, nhà cung ứng uy tín, chất lượng, kết hợp cân nhắc, tiết giảm chi phí, góp phần tăng hiệu quả, lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh", ông Ðinh Hiếu Nghĩa cho biết thêm./.

 

Loan Phương

 

Phần mềm quản lý bán hàng hiệu quảCung cấp dây chuyền sản xuất vữa khô chất lượngTham khảo Đầu tư thông minh Giày Air Max 1 Mẫu áo công nhân đẹp, chất lượng ở đây giấy sơ đồ ngành may Quạt trần trang trí Mr. Vũ Nâm rượu Frodo's Timepieces Tủ Lạnh Âm Tủ Siemens IQ700 KI86FHDD0 – 223L nhập khẩu ĐứcCung cấp màng bọc pe chính hãng

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).