ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:13:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăm cách làm hay, xây ngàn việc tốt - Bài 3: Những sáng kiến từ cơ sở

Báo Cà Mau (CMO) Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh uỷ Cà Mau đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng kịp thời cụ thể hoá đề ra các giải pháp phù hợp đặc điểm, tình hình, điều kiện của các loại hình chi bộ. Các tổ chức đảng, cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ chủ động nghiên cứu, xây dựng được nhiều cách làm hay, mô hình mới, áp dụng hiệu quả. “Trăm cách làm hay” đã hiện thực hoá quyết tâm chính trị lớn của Cà Mau trong đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

> Bài 1: Quyết tâm chính trị lớn của toàn Ðảng

> Bài 2: Vận dụng linh hoạt, gắn chặt với thực tiễn

Sổ tay đảng viên

Mở đầu cuộc sinh hoạt chi bộ thường kỳ, đồng chí Quách Văn Ngãi, Bí thư Chi bộ ấp Cồn Mũi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, lưu ý: “Ðề nghị các đồng chí mở sổ tay đảng viên để bắt đầu cuộc sinh hoạt chi bộ. Ðồng chí nào không chuẩn bị, nêu lý do và sẽ là người phát biểu đóng góp ý kiến trước trong phần thảo luận”.

Là người được Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ngọc Hiển phân công tham dự, theo dõi, chỉ đạo trực tiếp Chi bộ ấp Cồn Mũi, đồng chí Nguyễn Quốc Quân, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ Ngọc Hiển, đánh giá: “Sổ tay đảng viên là mô hình không quá mới, nhưng quan trọng là ý thức của đảng viên, chi bộ cơ sở ra sao và triển khai thực hiện như thế nào. Tại Chi bộ ấp Cồn Mũi, nhiệm kỳ này đã quy định sinh hoạt thường kỳ phải chuẩn bị sổ tay đảng viên, coi đây là nhiệm vụ và căn cứ đánh giá chất lượng từng đảng viên”.

Đồng chí Nguyễn Quốc Quân, Huyện uỷ viên, Phó ban Tuyên giáo Huyện uỷ, dự buổi sinh hoạt chuyên đề tại Chi bộ ấp Cồn Mũi.

Lật lại những ghi chép của kỳ sinh hoạt tháng trước, đồng chí Bí thư Chi bộ ấp Cồn Mũi hỏi vui: “Ðồng chí nào cho biết, biên bản của cuộc sinh hoạt chi bộ định kỳ có cách gọi khác là gì?”. Ðáp lại, đảng viên chi bộ sôi nổi: “Thì chính là nghị quyết của chi bộ chớ còn gì”. “Ðúng! Kính thưa các đồng chí! Cồn Mũi quê mình mươi năm trước đây là xóm rừng biển heo hút, người dân mưu sinh vất vả. Nhờ du lịch, bà con nay đã khấm khá lên. Mà muốn du lịch phát triển, thu hút khách thì phải làm sao để xứ sở mình đẹp lên, văn minh lên, vậy nên một trong những nội dung lớn của cuộc sinh hoạt này là bàn, đưa ra giải pháp, lộ trình thực hiện nhiệm vụ ấy. Chỗ nào chưa đẹp phải làm cho đẹp, đã đẹp rồi thì phải tiếp tục đẹp hơn, các đồng chí thấy thế nào?”. Tràng vỗ tay sau lời phát biểu của đồng chí đứng đầu cấp uỷ ấp bắt đầu một cuộc sinh hoạt chi bộ đảng cơ sở sâu sát, thiết thực ở chóp mũi Cà Mau.

Bản thân đồng chí Quách Văn Ngãi khi đảm nhiệm vị trí Bí thư Chi bộ ấp Cồn Mũi trao đổi ngay với các đồng chí tại ấp: “Lâu nay, đảng viên ấp Cồn Mũi luôn gương mẫu, ý thức cao trong tham dự sinh hoạt định kỳ. Nhưng cái chưa được là các đồng chí chủ yếu có mặt, lắng nghe, ghi nhớ, còn biên bản cuộc họp thì chỉ lưu ở trụ sở sinh hoạt văn hoá, cũng hiếm khi có đồng chí nào muốn xem lại, nghiên cứu thêm. Nói đâu xa, như chuyện gia đình thôi, các đồng chí có nhớ hết, nhớ kỹ không? Vậy thì khi sinh hoạt chi bộ phải ghi chép để nhớ, để biết, để thực hiện. Sổ tay đảng viên vì thế là yêu cầu chung để từng đảng viên tốt lên, từ đó cả chi bộ tốt lên”.

Ðảng viên Lâm Thanh Nhạn của Chi bộ ấp Cồn Mũi tâm đắc: “Trong chi bộ này, ai cũng có một quyển vở ghi chép các nội dung sinh hoạt thường kỳ. Có đồng chí lấy vở học sinh ghi chép, nhưng hình thức đâu quan trọng, quan trọng là mình ghi nhớ, chọn lọc nội dung, thông tin để làm sao bản thân tiến bộ, góp phần cho chi bộ vững mạnh, đó mới là giá trị lớn nhất”. Theo ông Nhạn, sổ tay đảng viên trở thành vật “gối đầu giường” của đảng viên. Lật giở sổ tay là lật giở lại những công việc và kết quả hoạt động của từng đảng viên và chi bộ không chỉ hàng tháng mà qua từng năm. Soi vào sổ tay, từng đảng viên biết mình có tiến bộ hay không, còn thiếu sót chỗ nào, cam kết và thời hạn khắc phục ra sao. Kể cả những đề đạt, ý kiến của đảng viên, nếu được lưu giữ trong sổ tay, cũng là cơ sở để có ý kiến tiếp với chi bộ. Những vướng mắc vì thế không bị “buông đuôi”, cho qua. Việc lưu giữ cẩn thận, kỹ lưỡng các nội dung sinh hoạt chi bộ đã giúp cho từng đảng viên ý thức thêm trách nhiệm, vinh dự trước Ðảng, trước Nhân dân. Còn đối với chi bộ, sổ tay của đảng viên là nơi mà Ðảng kề cận xuyên suốt với từng đảng viên, từ đó công việc chung của ấp đã được lan toả, nhân lên sức mạnh đoàn kết, đồng lòng.

Từ sự sâu sát trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân cùng chung tay xây dựng quê hương, diện mạo nông thôn ấp Cồn Mũi, xã Ðất Mũi, ngày càng khởi sắc.

Học và làm theo Bác trong mỗi kỳ sinh hoạt

Hai tháng qua, cứ sáng thứ Hai tuần đầu tiên trong tháng, cán bộ, đảng viên ở 20 ấp của xã Nguyễn Phích lại tề tựu đầy đủ, trang trọng thực hiện nghi thức chào cờ đầu tuần tại trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp. Ai cũng phấn khởi vì có dịp được gặp gỡ mọi người, cùng trò chuyện, bàn bạc, chia sẻ về những công việc chung của ấp. Sinh khí ấy thêm lan toả, khi buổi chào cờ còn lồng ghép thông tin những chủ điểm về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; lịch sử và ý nghĩa các sự kiện lớn của đất nước... Dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, mỗi cán bộ, đảng viên thêm ý thức bổn phận, trách nhiệm và vinh dự khi được góp sức mình cho sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ, Ðảng đã lựa chọn cho dân tộc.

Ðồng chí Trần Quốc Sự, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tiết lộ: “Ðảng bộ xã Nguyễn Phích đưa việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành một nội dung sinh hoạt chi bộ định kỳ của tất cả các ấp. Sau các nội dung theo quy định, thì học và làm theo Bác sẽ được triển khai bằng cách rất thiết thực là “mỗi tháng học và làm theo Bác một mẩu chuyện, công việc, lời dạy của Bác”. Gắn với trách nhiệm của từng đảng viên, của chi bộ, việc học và làm theo Bác được theo dõi, đánh giá cụ thể, sát sườn, coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên, chi bộ”.

Từ khi có nội dung học và làm theo Bác trong các kỳ sinh hoạt chi bộ, đảng viên Nguyễn Thái Bảo, Chi bộ Ấp 10, xã Nguyễn Phích, hết sức phấn khởi: “Học và làm theo Bác là để mình sống tốt hơn, làm tròn vai trò, nhiệm vụ của người đảng viên. Việc nhỏ thôi, như tiết kiệm, chăm chỉ lao động sản xuất, cũng là lợi ích cho bản thân mình. Thiết thực và ý nghĩa vậy, nên đảng viên chi bộ này hết sức đầy đủ, hăng hái, trách nhiệm khi tham gia sinh hoạt định kỳ”.

Ðồng chí Ðoàn Việt Khoa, Bí thư Huyện uỷ U Minh, cho biết: “Mô hình chào cờ đầu tuần, thực hiện việc học và làm theo Bác của Ðảng bộ xã Nguyễn Phích đã vận dụng phù hợp, đúng quy định, tạo sức hút mới cho công việc sinh hoạt định kỳ. Mỗi dịp sinh hoạt định kỳ là mỗi dịp để từng đảng viên và toàn thể chi bộ “tự soi, tự sửa”, rèn luyện, phấn đấu và thêm hăng hái cống hiến cho công việc chung. Học và làm theo Bác để mỗi đảng viên ngày càng tiến bộ, tăng cường sức chiến đấu cho đảng viên, cấp uỷ đảng cơ sở. Ðó cũng là vấn đề mấu chốt để ngăn chặn, phát hiện các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống ngay từ gốc rễ”.

Tăng cường sức chiến đấu, hình ảnh, uy tín, tiếng nói của đảng viên, tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện đồng bộ, thiết thực, phù hợp với quy định của Ðảng và bám sát điều kiện thực tế. Từ việc học và làm theo Bác, đảng viên ở xã Nguyễn Phích luôn đi trước, nêu gương, chi bộ đảng luôn là đầu tàu trong mọi công việc chung của ấp. Nói như ông Nguyễn Trung Kiên, Bí thư Chi bộ Ấp 16, xã Nguyễn Phích, nếu nhà mình kinh tế không bằng ai, làm ăn không hiệu quả thì tuyên truyền, vận động và triển khai các mặt công tác tại ấp sẽ khó mà thông suốt. Với tâm thế ấy, vị Bí thư Chi bộ Ấp 16 luôn hăng hái đi đầu trong lao động sản xuất bằng những mô hình hiệu quả cụ thể; nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ các đồng chí đảng viên trong chi bộ và bà con trong ấp mở hướng làm ăn.

Trăm cách làm hay chính là để xây nên ngàn việc tốt, đó là những tín hiệu tích cực từ thực tế sinh động trong quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Ðảng tại xã Nguyễn Phích nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung. Ðó cũng là nền tảng, là niềm tin để từng đảng viên, chi bộ đảng góp sức mình vào sự phát triển của quê hương Cà Mau dưới sự soi đường, chỉ lối của Bác Hồ và sự lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng.


Các tổ chức đảng, cấp uỷ đảng của Cà Mau đã chủ động nghiên cứu, xây dựng một số cách làm hay, mô hình mới, áp dụng hiệu quả. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 1/7/2016 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 16/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác phát triển đảng viên...

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch và phân công các đồng chí Tỉnh uỷ viên, phó trưởng các ban đảng của Tỉnh uỷ định kỳ dự sinh hoạt chi bộ ở địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị thuộc đảng bộ cấp uỷ huyện, thành phố và Ðảng bộ Dân Chính Ðảng, để nắm tình hình, hướng dẫn, tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm, kịp thời biểu dương những chi bộ thực hiện tốt, nhân rộng mô hình làm hay, hiệu quả.

Các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ cũng nở rộ nhiều cách làm, mô hình hay với mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ định kỳ: chi bộ kiểu mẫu; hội thi bí thư chi bộ giỏi; đối thoại của người đứng đầu cấp uỷ với Nhân dân; chào cờ đầu tuần, học và làm theo Bác trong mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ...

(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau)


 

Hải Nguyên - Mộng Thường - Loan Phương

Bài 4: CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.