ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:17:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăm cách làm hay, xây ngàn việc tốt - Bài 4: Chuyển biến tích cực

Báo Cà Mau (CMO) Nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong xây dựng Ðảng bộ, hệ thống chính trị Cà Mau trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thực tế cho thấy chỗ nào chi bộ tốt, công việc trôi chảy; chỗ nào chi bộ yếu, công việc xộc xệch”.

> Bài 1: Quyết tâm chính trị lớn của toàn Ðảng

> Bài 2: Vận dụng linh hoạt, gắn chặt với thực tiễn

> Bài 3: Những sáng kiến từ cơ sở

Chi bộ kiểu mẫu

Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng sinh hoạt chi bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ U Minh đã ban hành Quy định khung tiêu chí Chi bộ kiểu mẫu. Năm 2019, Ban Thường vụ Huyện uỷ ban hành Quy định 05-QÐi/HU Quy định khung tiêu chí chi bộ kiểu mẫu, đồng thời phát động phong trào thi đua xây dựng chi bộ kiểu mẫu trong toàn Ðảng bộ. Qua thực tiễn và yêu cầu công tác xây dựng Ðảng, Ban Thường vụ Huyện uỷ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tham mưu theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí, để ban hành Quy định số 04 QÐi/HU, ngày 5/5/2022 phù hợp với tình hình mới. Mô hình chi bộ kiểu mẫu được Huyện uỷ U Minh xác định là giải pháp quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên.

Bên những cánh rừng tràm, keo lai là những vườn cây ăn trái: cam, quýt, xoài, chuối…; những mô hình chăn nuôi kết hợp, mang lại nguồn kinh tế ổn định.

Theo quy định loại hình thực hiện chi bộ kiểu mẫu ấp, khóm gồm có 10 tiêu chí như: Chi bộ sinh hoạt chuyên đề mỗi quý một lần, có mô hình mới và khả năng nhân rộng được, có sinh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh hàng tháng. Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 6/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả. Thời gian sinh hoạt chi bộ phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên.

Cùng với đó, chi bộ phải xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các vấn đề cần thông báo cho dân biết, bàn bạc đạt 95% trở lên. Không có đảng viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ðảng viên dự sinh hoạt đạt 100% (trừ trường hợp có lý do); 100% đảng viên được xếp loại chất lượng “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. Chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp được xếp loại chất lượng “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. Không có cấp uỷ viên của chi bộ bị xử lý kỷ luật, không có đảng viên vi phạm đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ðồng chí Phạm Việt Phong, Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ U Minh, cho biết: “Từ khi thực hiện quy định chi bộ kiểu mẫu đến nay, chất lượng hoạt động của các chi bộ chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, đảng viên. Hệ thống Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được củng cố, kiện toàn, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên. Các tiêu chí “Chi bộ kiểu mẫu” được các chi bộ xây dựng kế hoạch thực hiện, hoàn thiện có lộ trình cụ thể. Trong sinh hoạt chuyên đề hàng quý, chi bộ lựa chọn những nội dung phù hợp với địa phương để đưa ra bàn bạc, thống nhất như: công tác xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội...”.

Từ kết quả trên đã góp phần cho 47/51 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện uỷ đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, chiếm 92,15%, trong đó có 9 tổ chức cơ sở đảng đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; có 170/192 chi bộ trực thuộc Ðảng uỷ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” chiếm 89,06%, trong đó có 30 chi bộ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Ði lên từ sức mạnh của Ðảng

Những miền quê một thời khó khăn của huyện U Minh ngày càng được khoác lên diện mạo tươi mới, từ những quyết sách đúng đắn, tạo được đồng thuận của Nhân dân. Ðó là một Khánh An bừng sáng khu công nghiệp khí, điện, đạm; vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hoà, các xã ven biển Khánh Tiến, Khánh Hội lần lượt đạt chuẩn nông thôn mới; xã đặc biệt khó khăn Khánh Thuận, Khánh Lâm cũng đang vươn mình từng ngày.

Hồi mới chia tách từ xã Khánh Hoà năm 2009, Khánh Thuận có tới 50% hộ nghèo, chỉ có tuyến sông Cái Tàu dài khoảng 12 km là có lộ và có điện. Nhận diện khó khăn, Ðảng bộ xã tập trung chỉ đạo công tác giảm nghèo từ tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bên những cánh rừng tràm, keo lai là những vườn cây ăn trái: cam, quýt, xoài, chuối…; những mô hình chăn nuôi kết hợp, mang lại nguồn kinh tế ổn định. Hàng năm Khánh Thuận phấn đấu giảm từ 3% hộ nghèo, đến nay hộ nghèo của xã còn 10%, đường giao thông nông thôn phủ khắp 15 ấp, lộ trình đến năm 2025 về đích xã NTM.

Ông Ðỗ Minh Ðẳng, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã, khẳng định: “Bác Hồ từng dạy “Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Vì thế, trong hành trình phát triển, Ðảng uỷ quyết tâm chỉ đạo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Khi thực hiện các tiêu chí chi bộ kiểu mẫu, các chi bộ bám sát thực tiễn để xác định nội dung sinh hoạt thiết thực, phù hợp, đề cao tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, lãnh đạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của địa phương”.

Ðiểm sáng của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Ðảng bộ xã Khánh Thuận là coi trọng sinh hoạt chuyên đề, được thực hiện hàng quý, nội dung bám sát thực tiễn đời sống, xây dựng lộ trình thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Như chi bộ Ấp 13 chọn chuyên đề vận động người dân làm cột cờ kiểu mẫu; Chi bộ Ấp 10 xây dựng tuyến hàng rào cây xanh; Chi bộ Ấp 18 nhân rộng các mô hình kinh tế trên lâm phần…

Ông Nguyễn Minh Lắm, Bí thư Chi bộ Ấp 13, xã Khánh Thuận, cho biết: “Trước mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, tập thể chi uỷ đều bàn bạc, thống nhất các nội dung, vấn đề mà đảng viên quan tâm và cần tập trung thảo luận, đóng góp. Các đảng viên luôn tự giác, tích cực tham gia phát biểu ý kiến sôi nổi cũng như thẳng thắn phê bình và tự phê bình tại cuộc họp chi bộ; ngày càng phát huy tốt hơn vai trò tiền phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Sau sinh hoạt chi bộ, chi uỷ, bí thư chi bộ đều ra nghị quyết hoặc kết luận và phân công nhiệm vụ cho đảng viên”.

Qua những cánh rừng tràm, keo lai, trên con đường bê tông sáng mới, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện của những cán bộ, đảng viên tiên phong làm kinh tế giỏi trên đất lâm phần, đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận, đoàn kết, nhất trí tham gia của Nhân dân. Như ông Lâm Quốc Tiến, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ấp 18 chuyển đổi 6 ha đất trồng lúa sang trồng chuối, nuôi cá nước ngọt, thu nhập hàng năm gần 300 triệu đồng; chị Võ Thị Nha, Phó bí thư Chi bộ Ấp 18, vừa bán thuốc Tây vừa áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn, đang thử nghiệm nhân giống, mở rộng quy mô, hướng đến hỗ trợ lươn con cho người dân cho nhu cầu nuôi; ông Trần Bình Long, Phó bí thư Chi bộ, Trưởng Ấp 16 vừa nuôi lươn, nuôi thỏ, trồng bồn bồn, nuôi cá đồng, duy trì nghề gác kèo ong, thu nhập hàng năm gần 400 triệu đồng.

Chị Võ Thị Nha, Phó bí thư Chi bộ Ấp 18, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn, đang thử nghiệm nhân giống, mở rộng quy mô.

 

Mô hình nuôi thỏ của ông Trần Bình Long, Phó bí thư chi bộ, Trưởng Ấp 16, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, có thời điểm đạt gần 700 con, tăng thêm thu nhập gia đình.

Vậy nên, chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Lâm Quốc Tiến, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ấp 18, khẳng định: “Ðảng viên phải tiên phong trong các phong trào thì khi tuyên truyền, vận động người dân mới tin, mới làm theo. Ý Ðảng hợp lòng dân đã tạo thành sức mạnh, để các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ấp đều đạt và vượt. Từ kinh nghiệm thực tế, các đảng viên phát huy tinh thần trách nhiệm, tận tình giúp đỡ hộ nghèo, hàng năm giảm 4 hộ, các phong trào cách mạng ở địa phương thực hiện đều đảm bảo tiến độ”.

Từ sức mạnh của Ðảng đã nhân thêm ngàn việc tốt ở khắp đất cực Nam. Như Huyện uỷ Cái Nước ban hành Kế hoạch hỗ trợ đảng viên xây dựng nhà ở và hỗ trợ sản xuất; Huyện uỷ Phú Tân vận động đảng viên 30 ngàn đồng/tháng để hỗ trợ cất 31 căn nhà (50 triệu đồng/căn), sửa chữa 12 căn (30 triệu đồng/căn) với số tiền 2,13 tỷ đồng; Huyện uỷ U Minh ra quyết định phân công các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện giúp đỡ ấp nghèo… Qua đó, tạo chuyển biến trong mọi mặt đời sống, khẳng định vai trò, năng lực lãnh đạo, chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên./.

 

Hải Nguyên - Mộng Thường - Loan Phương

Bài cuối: LÀM THEO BÁC KHÔNG DỪNG, KHÔNG NGHỈ

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.