ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:37:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăm cách làm hay, xây ngàn việc tốt - Bài cuối: Làm theo Bác không dừng, không nghỉ

Báo Cà Mau (CMO) Từ kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong sinh hoạt chi bộ, Tỉnh uỷ Cà Mau đã xây dựng Chương trình số 34-CTr/TU, ngày 27/11/2022, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, trong đó định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm để đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thường kỳ, sinh hoạt chi bộ chuyên đề, gắn với điều kiện thực tế của địa phương.

Bài 1: Quyết tâm chính trị lớn của toàn Ðảng

Bài 2: Vận dụng linh hoạt, gắn chặt với thực tiễn

Bài 3: Những sáng kiến từ cơ sở

Bài 4: Chuyển biến tích cực 

Giải pháp đồng bộ

Ðồng chí Lượng Trọng Quyền, Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau, cho biết: “Cần phải có những giải pháp mang tính toàn diện, phù hợp để đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng. Trong đó, phải nhìn đúng, nhìn trúng những tồn tại, hạn chế; phát huy những kết quả đạt được; coi những cách làm hay, sáng tạo là hạt nhân tạo động lực thúc đẩy sự chuyển biến trong cả nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng và từng đảng viên. Ðây là nhiệm vụ quan trọng, liên tục, không dừng, không nghỉ, không tự bằng lòng với những gì đạt được, phải là tâm huyết, trí tuệ và trở thành quyết tâm, khát vọng cống hiến của toàn Ðảng bộ tỉnh nhà. Ðó cũng là phương châm của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Trên cơ sở đó, sinh hoạt chi bộ cần tiếp tục đổi mới về nội dung, phương thức, phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của cấp uỷ, bí thư cấp uỷ ở cơ sở, bảo đảm vai trò hạt nhân và lãnh đạo toàn diện của Ðảng ở cơ sở; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết trong Ðảng. Coi trọng xây dựng văn hoá trong cấp uỷ, tổ chức đảng; thực hiện có hiệu quả trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.

Gắn với việc chào cờ đầu tuần trước khi sinh hoạt chi bộ định kỳ, Ðảng bộ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tổ chức sinh hoạt chuyên đề mỗi tuần “Học và làm theo Bác một việc làm, hành động”, mang lại sinh khí tươi mới, hiệu quả thiết thực cho đảng viên, chi bộ cơ sở.

Theo đồng chí Lượng Trọng Quyền: “Quan trọng là phải kịp thời cụ thể hoá chủ trương của cấp trên, gắn với việc học tập và làm theo gương Bác phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Duy trì thực hiện việc phân công cấp uỷ cấp trên phụ trách và dự sinh hoạt với tổ chức đảng ở cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Lấy hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ viên được phân công phụ trách”.

Song song đó, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, khắc phục tình trạng đánh giá không đúng thực chất. Cấp uỷ, bí thư cấp uỷ phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, xếp loại hàng năm và thông báo công khai theo Quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia góp ý, giám sát hoạt động của chi bộ, cấp uỷ, bí thư cấp uỷ cơ sở và đảng viên. Vấn đề này đã được đồng chí Huỳnh Thị Thanh Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau, lưu ý: “Ðánh giá cán bộ, đảng viên phải sát, phải đúng, thuyết phục. Nếu chi bộ, người đứng đầu cấp uỷ, từng đảng viên không nhận thức thấu đáo, thực hiện không tốt thì không hoàn thành trọng trách trước Ðảng, trước Nhân dân”.

Ðồng thời phải gỡ ngay vướng mắc về nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết thực gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ chi bộ.

Các cấp uỷ đảng ở Cà Mau quyết liệt hơn nữa trong việc thực hành kỷ cương, kỷ luật của Ðảng thông qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt cấp uỷ. Trong đó, cấp uỷ viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu tham gia đầy đủ các cuộc họp chi bộ theo định kỳ; nâng cao chất lượng sinh hoạt theo hướng thiết thực, trọng tâm, trọng điểm; lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của đảng viên và Nhân dân. Mỗi kỳ sinh hoạt, cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm để có chủ trương giải quyết đứt điểm những nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Trong tình hình mới, chi bộ, cấp uỷ và từng cấp uỷ viên các cấp phải quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Kiên quyết đấu tranh phản bác với những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sinh hoạt chi bộ; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng tấm gương đảng viên tiêu biểu; đồng thời phê bình, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Những “chìa khoá vàng”

Những bài học kinh nghiệm được đúc rút ra từ việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng tại Cà Mau đã làm nổi bật vai trò của một số “chìa khoá vàng”, từ đó, trở thành gợi ý hữu ích đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong bối cảnh hiện nay. Ðồng chí Lượng Trọng Quyền cho rằng: “Sinh hoạt chi bộ, trước hết là phải đúng với quy định của Ðảng, đúng rồi thì mới có thể tính toán đến việc đổi mới, sáng tạo. Với Cà Mau, có một số vấn đề mà các cấp uỷ đảng, đảng viên rất tâm đắc, có thể là gợi ý hữu ích cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nói chung”.

Theo ông Quyền, chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng là tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó, từng đảng viên, cấp uỷ đảng phải hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu sâu sắc về vai trò, ý nghĩa và triển khai công việc này bằng cả trách nhiệm và vinh dự trước Ðảng, trước Nhân dân. Trong đó, dân chủ là nguyên tắc vàng, có giá trị bất biến để đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng. Phải dân chủ thì công việc sinh hoạt chi bộ mới thực sự đi vào chiều sâu, toàn diện, Ðảng mới thực sự là đạo đức, là văn minh. Dân chủ trong sinh hoạt chi bộ không phải là “dân chủ suông”, càng không phải là “dân chủ quá trớn”, mà là thể hiện sự minh bạch, thuyết phục, thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

 “Sinh hoạt chi bộ đảng là để làm trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của các cấp uỷ đảng, đảng viên, do đó việc tự phê bình và phê bình phải thật sự được coi trọng, phải coi đó là nội dung quan trọng mà nếu không triển khai, hoặc triển khai chưa hiệu quả, coi như cuộc sinh hoạt chưa đạt yêu cầu. Trong bối cảnh hiện nay, để khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng đối với sự nghiệp cách mạng thì từng cấp uỷ đảng, đảng viên phải là đầu tàu, phải “đi trước” để “làng nước theo sau”. Do đó, công việc nêu gương của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các cấp uỷ đảng phải càng được chú tâm thực hiện. Cán bộ, đảng viên là “cái gốc” của sự nghiệp cách mạng, là “gốc của gốc” chi bộ đảng. Mỗi đảng viên tốt lên, nghĩa là mỗi chi bộ sẽ vững mạnh thêm, Ðảng sẽ ngày càng trong sạch, trường tồn”, đồng chí Quyền cho biết thêm.

Và một điều hết sức hệ trọng khác trong đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng là ngày càng gắn bó chặt chẽ, mật thiết, biện chứng và đúng phương pháp với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ chi bộ.

Ðảng ta luôn tạc dạ khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chi bộ là nền móng của Ðảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”; “Tổ chức gốc rễ của Ðảng là chi bộ” và chân lý mà Người chỉ ra: “Ðảng mạnh là do các chi bộ mạnh”. Các cấp uỷ đảng, từng đảng viên của Cà Mau coi đó là lý tưởng, là lẽ sống, và thông qua “trăm cách làm hay” từ đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng tại địa phương để “xây nên ngàn việc tốt”, góp phần vào sự trường tồn của Ðảng và mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.


“Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện Ðảng ta, học và làm theo Bác là để mỗi đảng viên, mỗi tổ chức cơ sở đảng sáng rõ hơn trách nhiệm, vinh dự trước Ðảng, trước Nhân dân. Công việc này nếu cuộc sinh hoạt chi bộ đảng nào cũng làm và làm tốt thì vô cùng ý nghĩa, giá trị”, đồng chí Lượng Trọng Quyền tâm đắc.


 

Hải Nguyên - Mộng Thường - Loan Phương

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.