ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 15:53:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng muối Bạc Liêu

Báo Cà Mau Nghề làm muối ở Bạc Liêu hình thành và phát triển cách đây hơn 1 thế kỷ. Cánh đồng muối trải dài từ khu vực giáp ranh thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến cửa biển Gành Hào, giáp ranh xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi (Cà Mau). Ở xóm muối còn có hẳn địa danh ấp mang tên ấp Diêm Ðiền, vì khu vực này tập trung hàng trăm hộ dân đều sống bằng nghề làm muối. Muối Bạc Liêu xưa còn được gọi là muối Ba Thắc, thương hiệu dân gian gắn liền với sinh kế của diêm dân và đã trở thành nghề truyền thống của người dân xứ biển.

Mùa làm muối ở đây thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 (âm lịch) năm sau. Từ đầu thế kỷ 20, Bạc Liêu được xem là “thủ phủ muối” của Việt Nam và là tỉnh có sản lượng muối lớn nhất nước. Ngày nay, với hơn 1.400 ha ruộng muối, Bạc Liêu tiếp tục là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, sản lượng hằng năm đạt hơn 15 ngàn tấn. Muối Bạc Liêu tiếp tục được khẳng định thương hiệu, có vị trí quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước.

Nghề muối đòi hỏi diêm dân sự cần cù, chịu khó cùng những tri thức, kinh nghiệm sản xuất gắn với thiên nhiên. Ông Hồ Văn Niên, diêm dân xã Long Ðiền Ðông, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Từ xưa, đã xác định con người không thể thiếu gạo và muối. Do vậy, dẫu nghề có vất vả nhưng vẫn được đón nhận. Gia đình tôi đã 3 đời nối nghiệp, phần tôi làm diêm dân hơn 54 năm”.

Thu hoạch muối.

Bao đời nay, diêm dân dù có vất vả, thậm chí không ít lần trắng tay vì muối nhưng họ vẫn cứ “chung tình” với muối. Cùng niềm yêu nghề truyền thống, diêm dân Trần Văn Công, xã Ðiền Hải, huyện Ðông Hải, trần tình: “Tôi làm nghề này gần 30 năm, có những năm muối rớt giá thê thảm, chỉ 2 ngàn đồng/giạ. Lắm khi muốn bỏ nghề, nhưng nghĩ lại không làm muối thì chuyển nghề gì? Vậy nên khổ cũng làm”.

Người dân xứ này thương hạt muối y một thứ tình yêu mãnh liệt như Soạn giả Ngô Hồng Khanh đã gởi gắm qua lời bài tân cổ “Biển cạn”: “Tôi muốn ôm trọn vào lòng mênh mông biển mặn, để biển mãi bên tôi, tôi trong biển trọn đời/ Ðất thấm mồ hôi muôn đời biển mặn, hạt muối quê nghèo càng sâu nặng tình quê.../ Cá kèo kho muối Bạc Liêu, lấy chồng quê biển thêm yêu Gành Hào”.

Ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðông Hải, cho biết: “Ở Bạc Liêu, huyện Ðông Hải có diện tích làm muối lớn nhất, với 1.280 ha. Thời điểm này, giá muối tăng so với cùng kỳ 1 ngàn đồng/kg đã khích lệ thêm cho diêm dân”.

Những năm gần đây, diêm dân đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản xuất muối chất lượng cao bằng phương pháp trải bạt. Phương pháp này không chỉ mang lại năng suất cao mà chất lượng muối cũng được đảm bảo, bán giá cao hơn so với phương pháp truyền thống.

Chị Nguyễn Thị Thuý, xã Ðiền Hải, thổ lộ: “Làm muối truyền thống giá thấp, hiệu quả không cao, còn làm muối trải bạt thì nhanh kết tinh, thời gian thu hoạch ngắn, giá cao. Như gia đình tôi, trải 4 sân phơi với vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng, sau 1 năm đã hoàn vốn”.

Trải bạt sản xuất muối trắng là hướng đi đúng để phát triển bền vững nghề muối, ai cũng biết sản xuất muối trắng là tốt nhưng vốn đầu tư còn cao nên diêm dân vẫn dè dặt. Như vụ mùa 2021-2022, diện tích sản xuất trải bạt chỉ 103 ha, chiếm 7% tổng diện tích sản xuất muối toàn tỉnh.

“Ðể giảm sức lao động, tăng năng suất, chất lượng, cần phải ứng dụng khoa học - công nghệ vì thời tiết hiện nay so với ngày xưa đã khác. Xã cũng rất quan tâm vấn đề đưa sản phẩm vào OCOP để có thương hiệu, vì muối Bạc Liêu có vị đặc trưng riêng”, ông Trần Minh Ðương, Phó chủ tịch UBND xã Ðiền Hải, chia sẻ.

Cảm nhận niềm hân hoan trên ruộng muối Bạc Liêu ngày nay mà không thể nào quên những ngày tháng thăng trầm của hạt muối trên đất Long Ðiền qua bút ký của Nhà văn Võ Ðắc Danh “Câu chuyện Long Ðiền” cách nay ngót gần 40 năm. Hạt muối đất này không đơn thuần là kết tinh khi nước bốc hơi hay ứng dụng khoa học - công nghệ để tăng sản lượng, chất lượng, mà còn thấm cả mồ hôi và máu!.

Ông Hồ Thanh Tuấn cho biết thêm: “Dù nghề có lúc thăng trầm, nhưng nhiều diêm dân vươn lên từ nghề này. Huyện đang hỗ trợ những người yêu nghề, qua đó xây dựng hình tượng nghệ nhân duy trì nghề truyền thống cho đời sau”.

Ngoài ra, để bảo tồn và phát triển nghề muối, trong những năm qua, Bạc Liêu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư hạ tầng cho ruộng muối. Ðiều đó còn minh chứng bởi Ðề án Nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030. Theo đó, quan điểm nhất quán của Bạc Liêu là xây dựng, phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm muối, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, hướng đến xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người làm muối.

Cùng với đầu tư cho sản xuất muối, việc chế biến xuất khẩu cũng được quan tâm, bởi đây là khâu quyết định giá trị. Hiện tại, Bạc Liêu có 2 nhà máy chế biến muối có tổng công suất thiết kế trên 36 ngàn tấn/năm; trong đó một số sản phẩm chất lượng cao đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài khuyến khích nông dân liên kết sản xuất và áp dụng mô hình muối trải bạt, trong quá trình sơ chế, Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu có sáng kiến chế tạo máy sấy muối. Hạt muối sau khi sấy có độ đồng đều về kích cỡ, màu sắc sáng trắng, vị mặn thanh. Ðây là sáng kiến đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VI.

Hành trình trăm năm nghề muối - đời người, năm nay, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Festival nghề muối với quy mô toàn quốc. Dự kiến diễn ra từ ngày 26-28/12. Sự kiện sẽ tôn vinh, bảo tồn, phát triển nghề muối truyền thống, nâng cao giá trị nghề muối Việt Nam nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Ðồng thời khơi dậy tình yêu nghề truyền thống của thế hệ trẻ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có trình độ tham gia vào sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp từ nghề muối.

Năm nay, tỉnh Bạc Liêu dự kiến tổ chức Festival nghề muối, diễn ra từ ngày 26-28/12.

Ngày nay, muối Bạc Liêu không chỉ được ưa chuộng, sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Festival nghề muối còn là cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, đầu tư, mở ra hướng đi mới cho diêm dân./.

 

Phong Phú - Khánh Phương

 

Thu hút vốn FDI cho các tỉnh ÐBSCL sau hợp nhất: Nhu cầu bức thiết cho tăng trưởng nhanh

Thực tiễn đã chứng minh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu long (ÐBSCL) vừa hợp nhất. Thế nhưng, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại công tác thu hút vốn FDI, khi đồng vốn này tham gia vào phát triển các thế mạnh về kinh tế của vùng ÐBSCL còn khá khiêm tốn và chưa tạo được “sức bật” lớn trong khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có.

Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch 

Với điều kiện sinh thái đặc thù, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước (DLSN). Thế mạnh này sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn khi các tỉnh hợp nhất trong điều kiện tương đồng về lợi thế. Song, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại mô hình tăng trưởng gắn với tái cấu trúc các sản phẩm du lịch để tạo ra “cú huých” bằng chính bản sắc đặc trưng.

Chọn thuỷ sản làm khâu đột phá

Thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lâu nay và dự báo trong tương lai gần vẫn phải dựa vào trụ cột nông nghiệp. Nhưng đó phải là nông nghiệp xanh, sạch, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH).

“Chắp cánh” hạt gạo đất Chín Rồng

Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Nghị quyết 68 tạo “đường băng” để doanh nghiệp bứt phá

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và DN khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nói riêng. Tuy mới ban hành nhưng Nghị quyết 68 được cộng đồng DN phấn khởi đón nhận, xem là “đường băng” để chủ động bứt phá và tăng tốc, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Nâng cao Chỉ số PCI - “Chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Bên dòng Maspero

Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.

Sức vươn Cù lao Tây

Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.

Vì sự phát triển bền vững của đất Chín Rồng

Trong Báo cáo Kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đã phản ánh thực trạng về một bức tranh “khá xám” của đồng bằng với hàng loạt các thách thức và đặt ta nhiều vấn đề cho phát triển bền vững. Tại sao sự phát triển kinh tế của ÐBSCL tiếp tục “tụt lùi” trong nhiều năm liền và vùng đất chín rồng này rất cần một cuộc cách mạng trong tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng trong huy động nguồn lực, nhất là trong điều kiện các tỉnh, thành phố sẽ được sáp nhập lại với nhau.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.