ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 16:07:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng tôm sinh thái

Báo Cà Mau (CMO) Qua một năm nhìn lại vùng chuyên nuôi tôm của huyện Ngọc Hiển mới thấy bao niềm vui cũng như những trăn trở của người dân nơi đây. Song, chuyện làm giàu từ nuôi tôm sinh thái là gam màu tươi sáng trong bức tranh tổng thể về con tôm Cà Mau.

Xuôi về Viên An những ngày cuối năm, lộ làng khang trang hơn, nhà cửa được bà con xây dựng kiên cố. Chúng tôi tìm đến nhà ông Văn Công Tỏ, ấp Kinh Ráng, xã Viên An Đông. Ông đang tất bật cùng anh em trong xóm xây dựng con lộ bê-tông đấu nối về ấp chuẩn bị đón Tết. Ông Tỏ được biết đến là một nông dân có kinh nghiệm bậc nhất trong nuôi tôm sinh thái của huyện Ngọc Hiển. Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Kinh Ráng, kiêm Tổ trưởng Tổ nuôi tôm sinh thái của ấp, ông Tỏ là người tâm huyết, nhiệt tình với công tác xã hội, có ý chí làm giàu trên mảnh đất chuyên tôm này. Ông là nông dân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của Trung ương, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Thu hoạch tôm nuôi sinh thái của hộ ông Văn Công Tỏ.

Theo ông Tỏ, nếu nuôi tôm kiểu truyền thống, cứ bỏ mặc cho thiên nhiên thì khó làm giàu. Phải có kinh nghiệm, kết hợp khoa học - kỹ thuật trong sản xuất thì vụ nuôi mới thành công. Ông Tỏ nhớ lại, khoảng năm 1986, từ nguồn tôm tự nhiên mà gia đình ông xổ vuông cả tấn mỗi đêm. Ấy vậy mà sau bao nhiêu năm, nguồn lợi thuỷ sản ở Ngọc Hiển đã cạn kiệt, nên nếu giờ đây nuôi tôm mà bỏ mặc tự nhiên thì trắng tay.

Với diện tích 5 ha, nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm sinh thái, sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước, mỗi con nước xổ vuông dù thất, ông Tỏ cũng bán được vài triệu đồng. Hôm nào trúng, được cả chục triệu đồng. Không phải riêng ông Tỏ, hầu như với những hộ áp dụng mô hình nuôi tôm sinh thái, sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo nước năm nay đều thắng vụ. Chính mô hình nuôi tôm sinh thái đã mở ra hướng đi bền vững cho những hộ dân sinh sống dưới tán rừng đước của huyện Ngọc Hiển.

Việc áp dụng nuôi tôm sinh thái tại Ngọc Hiển đã có nhiều nước trên thế giới sang học hỏi kinh nghiệm. Ông Tỏ cho biết, năm 2020 gia đình ông đã tiếp 5 đoàn khách nước ngoài là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Úc, Philippines cùng nhiều nghiên cứu sinh của nước ngoài đến tìm hiểu, học hỏi mô hình sản xuất của gia đình, cũng như các hộ nuôi tôm sinh thái ở ấp Kinh Ráng, xã Viên An Đông.

Đến đây mọi người đều thích thú về không khí trong lành, mát mẻ, vuông tôm sạch, con giống sạch, sản xuất sạch... Nhiều người nước ngoài còn đăng ký với gia đình ở lại qua đêm để tận hưởng không khí thiên nhiên, được cùng gia đình đi xổ vuông. Họ ghi chép một cách cẩn thận quy trình, cách thức sản xuất của gia đình để làm tư liệu cho công trình nghiên cứu về quá trình nuôi tôm sinh thái của người dân vùng bán đảo Cà Mau.

Ông Tỏ cho rằng, huyện Ngọc Hiển có chủ trương phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái là hướng đi rất phù hợp. Trên diện tích nuôi tôm, bà con còn nuôi thêm cua, sò huyết… Mỗi năm, với mô hình tổng hợp này bà con có nguồn thu vài trăm triệu đồng. 

Ông Tỏ cho biết, việc đầu ra tôm sinh thái không phải lo, bởi có Tập đoàn Minh Phú bao tiêu sản phẩm. Hiện mỗi ký tôm sinh thái được thu mua với giá trên 350.000 đồng/kg, cao hơn tôm truyền thống từ 3.000-5.000 đồng. 

Chuyện nuôi tôm sinh thái của ông nông dân ngoài 60 tuổi và các hộ dân ở Ngọc Hiển đã minh chứng cho hướng đi đúng trong việc sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng đất ngập mặn. Và chuyện làm giàu từ con tôm ở xứ rừng cũng hết sức lạc quan./.

Chí Hiểu

Cập nhật XSKT Phú Yên

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.