ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:35:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trưởng ấp Tư Gạo

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày cuối năm, dù bận rộn công việc làm ăn nhưng ông Nguyễn Thanh Tâm (thường gọi là Tư Gạo, Trưởng Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh) vẫn tranh thủ thời gian để giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công nhà trú bão thuộc Dự án “Quản lý rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng”, do Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Sỹ tài trợ. Công trình được đầu tư trên 600 triệu đồng trên phần đất do ông Tư Gạo hiến.

Ông Tư Gạo (trái) trực tiếp giám sát công trình xây dựng cầu vào năm 2015.  Ảnh: XUÂN QUANG

“Nhà có sức chứa khoảng 170 người vào trú ẩn khi xảy ra thiên tai, còn ngày thường có thể phục vụ sinh hoạt văn hoá cho người dân. Tuy nhiên, nhà được thiết kế xây dựng loại cao cẳng, phần sân phía dưới sàn không nằm trong đầu tư của dự án. Khoảng trống này nếu bỏ không thì cỏ sậy mọc um tùm, làm mất mỹ quan, trong khi đó có thể tận dụng để bà con có chỗ nấu ăn, tắm giặt trong thời gian trú bão. Nhưng để tráng xi-măng cho sạch sẽ thì phải tốn khoảng 60 triệu đồng, số tiền này chưa biết phải xin ở đâu”, ông Tư Gạo trăn trở.

"Sa cơ lỡ vận"...

Ông Tư Gạo quê gốc ở huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang), là con nhà nông nhưng bản tính lại thích kinh doanh. Sau khi lập gia đình, ông đưa vợ đến Cần Thơ lập nghiệp. Từng kinh doanh qua nhiều ngành nghề nhưng cuối cùng ông bám trụ với công việc mua bán, vận chuyển vật liệu xây dựng và mở rộng hợp đồng với nhiều công trình xây dựng khu vực ĐBSCL.

Công việc làm ăn ngày một phất lên thì khoảng năm 1990, trong lúc vợ chồng ông Tư Gạo đang theo ghe vận chuyển vật liệu xây dựng, đứa con gái út (8 tháng tuổi) ở nhà bị té chấn thương đầu. 

“Hơn 20 ngày túc trực lo cho con trong bệnh viện, công việc làm ăn phó thác cho anh em làm công, nào ngờ tụi nó thừa dịp này phá mình. Vật liệu tụi nó không giao đúng công trình xây dựng mình hợp đồng, mà mang giao chỗ khác rồi lấy tiền bỏ túi riêng. Thời điểm đó chưa có điện thoại di động nên liên lạc khó khăn, tới khi biết được thông tin thì… chuyện đã rồi”, giọng ông Tư Gạo buồn buồn khi nhắc lại chuyện cũ.

Giữ chữ tín, ông Tư Gạo bán hết tài sản để trả tiền vật tư (nơi ông lấy hàng) và bồi thường hợp đồng cho các công trình xây dựng. Chán nản chuyện đời, mặc cảm với anh em cùng thời trong giới kinh doanh, ông Tư Gạo đưa vợ con trở về Vĩnh Thuận. Tuy nhiên, vì không tiền bạc, đất đai nên chỉ vài tháng ở quê, ông cùng vợ con xuống ghe âm thầm ra đi mà chưa biết sẽ về đâu. Chợt nhớ đến người chị họ đang sinh sống ở rừng U Minh Hạ, vậy là Cà Mau ông thẳng tiến.

Những ngày đầu mới đến đất rừng, ông Tư Gạo phải đi vay mượn gạo ăn qua ngày, sống nương nhờ phần đất của một lãnh đạo Lâm trường Sông Trẹm và tham gia giữ rừng, làm thuê…

Tính tình vui vẻ lại siêng năng lao động, nên không chỉ được nhận vào giữ rừng, ông Tư Gạo còn được Lâm trường Sông Trẹm cho mượn đất bờ bao để trồng rau màu. Chắt mót những đồng thu nhập ít ỏi và vay mượn thêm, vợ ông mua gạo rồi chèo đi bán len lỏi trong các tuyến kinh.

“Cũng từ đây mà tôi có biệt danh Tư Gạo và cho tới giờ, bà con gần như quên mất cái tên Tâm mà cha mẹ đặt cho tôi”, ông Tư Gạo hóm hỉnh.

Năm 2001, ông Tư Gạo được người anh bà con nhờ trông giữ phần đất ở tuyến Kinh 21. Vị thế khu đất này nằm ở ngã ba nên ông mở tiệp tạp hoá nhỏ. Ngày qua ngày, tích luỹ thu nhập từ những mùa rẫy và mua bán nhỏ, ông Tư Gạo mở rộng kinh doanh. Có vốn, ông đầu tư mua đất, mở rộng diện tích trồng rau màu, cây ăn trái, nuôi gà nòi lai, nuôi cá… Kinh tế gia đình cải thiện qua từng năm. Đến thời điểm này, tổng thu nhập của gia đình ông Tư Gạo trên 200 triệu đồng/năm.

Ân tình trưởng ấp

Năm 2009, Ấp 17 được bàn giao về xã Khánh Thuận (trước đó là Ấp 4, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình). Thời điểm đó, ấp có 82 hộ dân nhưng hơn 50% là hộ nghèo; điện, đường không có. Với vai trò phó trưởng ấp, một mặt ông Tư Gạo liên hệ với lãnh đạo xã, ngành chức năng huyện và đi vận động các tổ chức xã hội để kéo điện, làm đường, mặt khác, ông đến từng nhà để hỏi thăm đời sống bà con, qua đó động viên, tìm cách giúp đỡ…

Ông Tư Gạo được Nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng ấp vào năm 2010. Hơn 7 năm, với nhiệt huyết, năng động và cách làm rất riêng của ông Tư  Gạo, giờ đây Ấp 17 đã xây dựng được 4 cây cầu, trên 6.000 m lộ nhựa và lộ bê-tông, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong ấp và đấu nối liên hoàn với các ấp lân cận.

Ông Tư Gạo trải lòng: “Những năm qua, tôi với bà con trong ấp xem nhau như anh em, chú bác trong gia đình. Mấy đối tượng tham gia đá gà, đánh bài, tôi đến tận nhà hỏi thăm, động viên và giới thiệu việc làm. Hộ nào muốn chăn nuôi, mua bán nhỏ lẻ thì cho mượn vốn. Chính vì những ân tình này mà bà con rất tin tưởng, hưởng ứng mỗi khi tôi đến tuyên truyền, vận động”.

Chiều buông xuống, tuyến lộ giao thông xuyên qua rừng tràm thuộc tuyến Kinh 18 bắt đầu đông người qua lại, xen lẫn trong đó là những học sinh thong dong đạp xe về nhà. Ông Tư Gạo phấn khởi: “Xe đạp của tụi nó là do tôi vận động doanh nghiệp tặng đó. Giúp bọn trẻ có được tri thức chính là đầu tư cho sự phát triển xã hội trong tương lai”./.

Mỹ Pha 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).