ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 06:56:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 4: Trường Sa sừng sững, hiên ngang

Báo Cà Mau Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác, nhấn mạnh: “Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển, quân và dân trên quần đảo Trường Sa đã trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc, góp phần vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc, thắt chặt thêm mối quan hệ máu thịt quân - dân, đất liền - biển đảo. Các lực lượng trên đảo cam kết sẽ hỗ trợ tốt nhất để ngư dân Việt Nam hoạt động đánh bắt tại ngư trường Trường Sa an toàn, hiệu quả”.

Ðiểm tựa Trường Sa

Tại đảo Sinh Tồn, chúng tôi may mắn được gặp một ngư dân kỳ cựu tỉnh Bình Ðịnh bám biển Trường Sa đánh bắt hải sản là ông Nguyễn Ai, số hiệu tàu BÐ 97282.

Từ lời chia sẻ của ông Ai, chúng tôi mới hiểu thêm đầy đủ hơn về vẻ đẹp người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nhiều lần vào Âu tàu Sinh Tồn, ông Ai kể: “Cán bộ và Nhân dân đảo Sinh Tồn luôn hỗ trợ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa với ngư dân, khiến bà con làm nghề đánh bắt xa bờ như chúng tôi vững lòng, chắc dạ”.

Âu tàu Sinh Tồn, chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển tại ngư trường Trường Sa.

Thiếu nước ngọt, bộ đội tiếp nước ngọt; thiếu lương thực, thực phẩm, bộ đội và bà con trên đảo sẵn sàng san sẻ miễn phí. Ngư dân có vấn đề về sức khoẻ, bộ đội quân y thăm khám tận tình, chu đáo. Mỗi chuyến biển ở ngư trường Trường Sa, những ngư dân như ông Ai đi ngót nghét cả tháng trời, khi ghé đảo cũng là lúc được tiếp thêm sinh lực, khí thế để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

 “Cả nước vì Trường Sa và Trường Sa vì cả nước”, đó là khẳng định chắc nịch của Thiếu tá Nguyễn Trần Ðăng, Chỉ huy trưởng Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, Hải đội 922, Lữ đoàn 129, Vùng 4 Hải quân. Bà con ngư dân hay gọi Âu tàu Sinh Tồn là bến giữa Trường Sa. Năm 2023, Âu tàu Sinh Tồn là đơn vị quyết thắng, giúp hơn 70 lượt tàu với hơn 1 ngàn ngư dân tránh trú bão, tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm, nước sạch; hỗ trợ sửa chữa 11 tàu cá; cứu hộ, chăm sóc sức khoẻ 4 tàu cá.

“Ðơn vị và các lực lượng trên đảo hỗ trợ nước ngọt, nhu yếu phẩm, sửa chữa tàu, chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn miễn phí. Riêng nhiên liệu được bán với giá niêm yết bằng với giá đất liền”, Thiếu tá Ðăng thông tin thêm.

 Chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ tại Đảo Len Đao.

Giúp ngư dân vươn khơi, bám biển là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Hải quân Trường Sa. Ðại uý Nguyễn Văn Kiên, Ðội trưởng Ðội Dịch vụ Hậu cần nghề cá đảo Song Tử Tây, thông tin: “Các âu tàu là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ để bà con yên tâm bám ngư trường đánh bắt. Âu tàu Song Tử Tây năm 2023 đã hỗ trợ 80 lượt tàu với 984 ngư dân tránh trú bão, tiếp nước, tiếp nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khoẻ và cung cấp nhiên liệu”.

Từ chia sẻ của Ðại uý Kiên, chúng tôi biết được Âu tàu Song Tử Tây là một trong những âu tàu được thành lập sớm nhất tại quần đảo Trường Sa. Cùng với hệ thống âu tàu khắp quần đảo Trường Sa, ngư dân Việt Nam có thêm một bến bờ yêu thương, tin cậy giữa trùng khơi.

Xây dựng hình ảnh người lính hải quân

Trung tá Hoàng Ðức Chiến, Chính trị viên đảo Sinh Tồn, cho biết: “Làm tốt công tác Ðảng, công tác chính trị - tư tưởng, dân vận là những nhiệm vụ then chốt, hệ trọng để tăng cường sức chiến đấu, củng cố sức mạnh đối với quân - dân trên đảo nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đề ra”.

Cán bộ, chiến sĩ hải quân Trường Sa làm nhiệm vụ.

Chúng tôi được tham dự cuộc sinh hoạt định kỳ của Chi bộ Cụm chiến đấu 2, đảo Sinh Tồn, do Thiếu tá Phạm Bá Duyên, Chính trị viên, Bí thư Chi bộ, chủ trì. Không khí buổi sinh hoạt sôi nổi, dân chủ với nhiều ý kiến tâm huyết, trao đổi thẳng thắn, cởi mở.

Theo đó, sinh hoạt chi bộ phải đổi mới, thực chất, lấy vai trò nêu gương, gương mẫu của cấp chỉ huy, của đảng viên làm điểm đột phá. Ðảm bảo nền nếp, chất lượng, đúng quy định trong công tác Ðảng, công tác chính trị - tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất mẫu mực trong toàn lực lượng. Xây dựng, tăng cường, phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; xây dựng, thắt chặt tình cảm quân - dân gắn bó keo sơn, máu thịt.

 Thiếu tá Duyên đồng thời là Phó bí thư Liên chi đoàn đảo Sinh Tồn, chia sẻ: “Với các chiến sĩ, việc nắm bắt tư tưởng tình cảm là hết sức quan trọng. Phải làm sao để các chiến sĩ ý thức phát huy sức trẻ, khát vọng cống hiến, xây dựng phong cách, hình ảnh mẫu mực của người bộ đội Hải quân Nhân dân Việt Nam”.

Bằng nhiều hình thức như toạ đàm, tổ chức sinh nhật, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hái hoa dân chủ, tư tưởng, tình cảm của các chiến sĩ trẻ được bộc lộ, nắm bắt kịp thời. “Ở đảo, đồng đội, đồng chí hiểu rõ từng hoàn cảnh, tính cách của từng người, tất cả cùng giúp nhau tiến bộ, vì mục tiêu cao cả là bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng Tổ quốc”, Thiếu tá Duyên cho biết thêm.

Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn vui xuân, đón Tết nhưng luôn sẵn sàng nhiệm vụ.

Trung uý Nguyễn Văn Thiện, đảng viên Chi bộ Cụm chiến đấu 2, đảo Sinh Tồn, thể hiện quyết tâm: “Ðể xứng đáng với vinh dự là người đảng viên, người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam, bản thân tôi và các đồng chí luôn không ngừng rèn luyện, học tập để hoàn thiện bản thân. Tại đảo, chúng tôi cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nhiệm vụ chiến đấu với nhau nên tình cảm đồng chí, đồng đội rất sâu đậm, gắn bó. Những chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn luôn một quyết tâm, một khát khao cống hiến, giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.

Trường Sa với người chiến sĩ hải quân cầm súng hiên ngang bảo vệ biển đảo Tổ quốc là hình ảnh đẹp thuần khiết mà tất cả chúng tôi đều giữ mãi trong lòng mình, trong những khung hình lưu niệm của riêng mỗi người. Nơi đây, giữa trùng khơi biển đảo Việt Nam, có những trái tim bừng sáng như vầng hải đăng soi biển - người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam./.

 

Ghi chép của Phạm Quốc Rin

Bài cuối: Tết ở Trường Sa

 

Kinh tế tập thể - nhìn thẳng để đi đúng

Kinh tế tập thể (KTTT), mà chủ đạo là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, là thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững... Ðặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTT càng trở nên quan trọng, đây là nhân tố cốt lõi, gắn kết quá trình sản xuất và kinh doanh của nông dân với nhu cầu của thị trường.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài cuối: Tìm giải pháp gỡ khó

Sắp xếp, đổi mới để hoàn thành việc rà soát xác định nguồn gốc đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng đất; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích bàn giao về địa phương quản lý, qua đó phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư trường... là những vấn đề cần làm hiện nay.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài 2: Quy định thiếu đồng bộ

Việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hiện chưa có bộ thủ tục về trình tự tương thích với các luật và các quy định có liên quan. Ðiều này dẫn đến sự lúng túng, chậm trễ của chính quyền sở tại trong thực hiện giao đất, giao rừng. Ðây là lý do chính làm cho diện tích đất, rừng các xã đang tạm quản lý tuy rất lớn nhưng muốn giao cho người dân lại khó thực hiện.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng

Chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng là chính sách lớn của Ðảng, Nhà nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy giá trị của rừng. Ðồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, qua gần 20 năm triển khai công tác này, tại các địa phương trong tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, cần được chấn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.