ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 03:02:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào thương hiệu Việt

Báo Cà Mau Là cơ quan thường trực của Ban Tổ chức Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) 2023, các đầu công việc liên quan đến sự kiện tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khá lớn. Còn chưa đầy một tháng nữa sự kiện này sẽ diễn ra, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, thông tin, đến nay đã thống nhất phương án bố trí, tổ chức không gian tổng thể các hoạt động sự kiện, trong đó có công tác hoàn thiện sơ đồ tổ chức không gian tổng thể các hoạt động sự kiện. Thống nhất được danh sách số lượng và thành phần khách mời tham dự chương trình khai mạc; cơ bản hoàn thành công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí không gian trưng bày triển lãm, thương mại ngành tôm và triển lãm thương mại sản phẩm OCOP. Theo đó, sẽ có tổng số 383 gian hàng.

- Xin ông thông tin thêm về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ mà Sở NN&PTNT được UBND tỉnh giao, tính đến thời điểm hiện tại?

Ông Phan Hoàng Vũ: Sở đã ban hành kế hoạch chi tiết về tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo và các phiên hội thảo chuyên đề bên lề ngành tôm tại chuỗi sự kiện Festival Tôm Cà Mau; trong đó, xây dựng các chương trình, kịch bản của hội nghị, hội thảo; phân công nhiệm vụ các đầu công việc cho từng đơn vị và thành viên phụ trách. Ðơn vị đã có văn bản gửi đến các đơn vị trong và ngoài tỉnh, các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân tham gia tham luận. Ðồng thời, đối với các phiên hội thảo chuyên đề bên lề ngành tôm, đến thời điểm hiện tại, đã tiếp nhận đăng ký của các chủ thể, trong tỉnh có 2 doanh nghiệp, ngoài tỉnh có 10 doanh nghiệp.

Công tác bố trí, tổ chức các vùng nuôi, các mô hình nuôi đạt chuẩn và các làng nghề ven biển phục vụ hoạt động tham quan kết nối du lịch đang được thực hiện khẩn trương, được 90% tiến độ. Ðã thống nhất chọn các địa điểm có vùng nuôi, mô hình nuôi đạt chuẩn và làng nghề ven biển gắn kết với các tour, tuyến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh, đã thiết kế 2 tuyến tham quan (tuyến TP Cà Mau đến Thới Bình và tuyến TP Cà Mau đến Ðất Mũi) dành cho các đối tượng khác nhau.

Ðối với hoạt động cung ứng bảo quản nguyên vật liệu thuỷ sản phục vụ hoạt động “Ẩm thực thuỷ sản Cà Mau”, Sở NN&PTNT đã có văn bản gửi các địa phương, đơn vị liên quan rà soát, lập danh sách các hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty, cơ sở nuôi, thu mua; thành lập tổ rà soát, đảm bảo cung ứng tốt nguyên liệu phục vụ sự kiện.

Ðối với việc tham mưu đề xuất vinh danh các tổ chức, cá nhân có thành tích trong ngành tôm phục vụ chương trình bế mạc, hiện, Sở NN&PTNT đang rà soát, lập danh sách.

- Tại Festival Tôm Cà Mau, con tôm là chủ lực, vậy hiện nay tỉnh đã chuẩn bị nguồn nguyên liệu tôm để phục vụ xuất khẩu (đối với những đơn hàng lớn) cũng như phục vụ các chương trình chính của Festival như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Hoàng Vũ: Từ tháng 8 đến nay, thị trường xuất khẩu bắt đầu có những tín hiệu tốt, nhu cầu nhập khẩu tôm từ các thị trường lớn dần tăng trở lại. Dự báo những tháng cuối năm 2023, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của các nước sẽ tăng để phục vụ dịp Giáng sinh và năm mới.

Những tháng gần đây, thị trường xuất khẩu bắt đầu có tín hiệu tốt, nhu cầu nhập khẩu tôm từ các thị trường lớn dần tăng trở lại. (Ảnh chụp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú).

Số liệu thống kê từ Sở Công thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh tháng 10/2023 đạt 100 triệu USD, luỹ kế 873,39 triệu USD, bằng 72,78% kế hoạch, giảm 7,73% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù xuất khẩu tôm trong tháng 10/2023 chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, nhưng mức giảm đã thu hẹp dần qua từng tháng. Theo VASEP, với những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường Mỹ, Canada, Australia, nhu cầu tôm chế biến sâu có xu hướng tăng vào dịp lễ cuối năm. Do vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm nay dự kiến ghi nhận kết quả tích cực hơn. Hiện đã có ý kiến dự báo của các công ty xuất khẩu lo ngại sản lượng tôm nuôi không đủ cung ứng trong những tháng cuối năm, dù thị trường tiêu thụ đang sáng dần lên. Mặc dù giá tôm tăng nhưng thực tế lượng tôm không còn nhiều. Nguyên nhân là do trong thời gian giá tôm giảm, nhiều hộ lo sợ lỗ vốn nên chưa thả giống vụ mới.

Dự kiến đến cuối năm 2023, diện tích nuôi tôm trong tỉnh đạt trên 278.000 ha (trong đó nuôi thâm canh và siêu thâm canh ước đạt 6.600 ha), năng suất bình quân đạt 837 kg/ha/năm, phấn đấu sản lượng đạt 233 ngàn tấn. (Ảnh minh hoạ).

Với năng lực trên, tỉnh hoàn toàn có thể đáp ứng những đơn hàng xuất khẩu có giá trị, đảm bảo số lượng, chất lượng, size cỡ lớn, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp với ngân hàng để hỗ trợ bà con tiếp cận các gói vay với lãi suất ưu đãi. Ðồng thời, phối hợp với chính quyền cơ sở phát triển, mở rộng diện tích nuôi tôm đối với các mô hình nuôi đạt hiệu quả; hỗ trợ các hợp tác xã nuôi tôm tiếp cận nguồn vật tư đầu vào (giống, thức ăn, thuốc...) với giá cả hợp lý. Ðặc biệt, thời tiết đang giao mùa, tôm dễ phát sinh dịch bệnh, bà con cần tuân theo những khuyến cáo của ngành chuyên môn về phòng chống dịch bệnh, tăng cường đề kháng cho tôm nuôi để tăng năng suất, đạt mục tiêu đề ra.

- Các chủ thể OCOP đã chuẩn bị gì cho Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL 2023, cũng như việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh được chuẩn bị đến đâu, thưa ông?

Ông Phan Hoàng Vũ: Về đăng ký gian trưng bày sản phẩm OCOP, tổng số đăng ký đến ngày 16/11/2023 là 156 gian hàng (đã dự kiến sắp xếp vị trí, sơ đồ bố trí gian hàng). Số lượng gian hàng cụ thể, trưng bày sản phẩm OCOP tiêu biểu Việt Nam 48 gian; trưng bày sản phẩm các tỉnh, thành phố 75 gian; trưng bày sản phẩm OCOP các huyện, TP Cà Mau 33 gian.

Chuẩn bị cho Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL 2023, tỉnh đã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác nâng hạng sản phẩm OCOP. Ðến nay có 9/9 đơn vị cấp huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Trong đó có 30 sản phẩm/18 chủ thể đủ điều kiện trình Hội đồng tỉnh thẩm định, đánh giá 4 sao.

Các chủ thể OCOP rất phấn khởi chuẩn bị tinh thần tham gia vào sự kiện trọng đại của tỉnh. Các chủ thể đã đăng ký gian hàng tại cấp huyện và thiết kế ý tưởng bố trí, trưng bày sản phẩm để tạo được hiệu ứng nổi bật, hoành tráng, tương xứng với tầm vóc, quy mô của sự kiện. Riêng hội thi mẫu mã bao bì và câu chuyện sản phẩm OCOP đã được tổ chức thành công vào đầu tháng 11. Ðây là một trong những hoạt động của chuỗi sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL năm 2023. Qua đó, nhằm khuyến khích và phát huy ý tưởng sáng tạo của các chủ thể OCOP; lựa chọn được những sản phẩm có thiết kế đẹp, câu chuyện hay, tiêu biểu cho các sản phẩm OCOP tỉnh.

- Ông có thông điệp gì muốn gửi đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành tôm trên địa bàn tỉnh nhân sự kiện Festival này?

Ông Phan Hoàng Vũ: Festival là sự kiện giúp kết nối các doanh nghiệp để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch thuỷ sản; cơ hội giao lưu, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh, thành phố, giữa khách hàng trong nước và quốc tế. Nguồn kinh phí tổ chức được xã hội hoá, vận động từ các doanh nghiệp.

Cà Mau khẳng định, các doanh nghiệp đóng vai trò đồng hành hết sức quan trọng, góp phần vào thành công của Festival Tôm 2023. Vì vậy, địa phương rất hoan nghênh và trân trọng sự chủ động, nhiệt thành tham gia ủng hộ tài trợ, chia sẻ, đồng hành của doanh nghiệp xuyên suốt trong chuỗi sự kiện.

Ðây là dịp để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu trong mắt du khách trong nước và quốc tế khi tham gia đồng hành với lễ hội. Doanh nghiệp phải xác định tâm thế chủ động, sẵn sàng hội nhập và nắm bắt các cơ hội hợp tác, kết nối tại sự kiện mang tầm khu vực. Ðồng thời, tham gia học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh với các đối tác cùng lĩnh vực trong và ngoài tỉnh.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

 

Phú Hữu thực hiện

 

Nơi tôn vinh sản phẩm OCOP tiêu biểu Việt Nam

Từ ngày 10-13/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau) diễn ra Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức.

Festival Tôm Cà Mau: Thành công và ấn tượng

Tối 13/12, UBND tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ bế mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023.

Ứng dụng công nghệ cao phát triển ngành thuỷ sản

Hơn 150 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, nhà quản lý, nhà khoa học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học; các công ty, doanh nghiệp tham dự Hội thảo chuyên đề “Giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thủy sản công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu”, chiều 13/12, do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì. Đây là hoạt động cuối của chuỗi hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ Festival Tôm.

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau

Trong khuôn khổ Festival Tôm, sáng ngày 13/12, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau”. Tham dự có đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT; các Hiệp hội, các tổ chức NGO; Sở NN&PTNT các tỉnh; các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh; các nhà khoa học.

Quản lý dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm

Tiếp tục chuỗi hoạt động hội nghị, hội thảo liên quan đến sự phát triển ngành tôm, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm, chiều 12/12, UBND tỉnh tổ chức 2 phiên hội thảo chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm”, “Giới thiệu các sản phẩm công nghệ thiết bị mới trong ngành tôm”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội thảo.

Hướng đến quy trình, công nghệ nuôi tôm bền vững, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất

Trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau, sáng 12/12, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo chuyên đề “Quy trình công nghệ nuôi bền vững và sản xuất tôm giống chất lượng cao”.

Khoa học công nghệ là nền tảng quan trọng cho phát triển ngành tôm

Hơn 250 đại biểu là đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại chi nhánh Cà Mau; các nhà khoa học; lãnh đạo các Viện, trường; lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, các địa phương trong, ngoài tỉnh; các tổ chức phi chính phủ; cùng với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và người nuôi tôm đã quan tâm, tham dự Hội nghị chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm”, chiều 11/12.

Giúp chủ thể OCOP vững kỹ năng

Hơn 150 cán bộ quản lý và chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP).

Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại

Sáng ngày 11/12, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm diễn ra Hội nghị chủ đề “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại vùng ĐBSCL liên kết cùng phát triển Cà Mau”, do UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Bộ NN&PTNT tổ chức.

Festival Tôm Cà Mau – Tự hào thương hiệu Việt

Tối 10/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023.