ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 14:30:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ ngày 15/3 buộc chuyển đổi hoá đơn điện tử lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Báo Cà Mau Ðánh giá về tình hình thực hiện hoá đơn điện tử (HÐÐT) trên địa bàn tỉnh, ông Châu Vĩnh Thuận, Phó Chi cục trưởng, Chi cục thuế khu vực XX, nhấn mạnh, chậm nhất đến ngày 15/3, tất cả doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (KDXD) trên địa bàn phải thực hiện chuyển đổi, áp dụng giải pháp kết nối tự động từ cột đo xăng dầu đến máy tính có kết nối mạng Internet để phát hành HÐÐT theo từng lần bán hàng và chuyển dữ liệu HÐÐT đến cơ quan thuế.

Theo Chi cục thuế khu vực XX, chủ trương này đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Tính đến ngày 10/2/2025, trên cả nước có 9 địa phương đã có 100% doanh nghiệp KDXD thực hiện kết nối tự động; có 13 tỉnh, thành thực hiện dưới 60%, trong đó có tỉnh Cà Mau. “Ðây là chủ trương của Chính phủ, bắt buộc chúng ta phải thực hiện nghiêm, nhanh và kịp thời. Cần xác định, khi đã KDXD thì phải thực hiện lắp đặt các thiết bị này, tạo sự minh bạch trong kinh doanh”, ông Thuận khẳng định.

Với vai trò quản lý của ngành liên quan, ông Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cho biết: “Thực hiện chủ trương, trước đó Sở KH&CN đã có văn bản triển khai đến các doanh nghiệp KDXD trên địa bàn tỉnh, để thực hiện các giải pháp xuất HÐÐT cho từng lần bán hàng của các cột đo xăng dầu đảm bảo phù hợp, khả thi và đúng theo quy định pháp luật”.

Tại thời điểm triển khai các văn bản nêu trên, đa số các doanh nghiệp KDXD lựa chọn giải pháp sử dụng máy POS (trừ Công ty Xăng dầu Cà Mau đã thực hiện chuyển đổi), nhập số liệu thủ công khi mỗi lần bán hàng. Giải pháp này có chi phí thấp và không có tác động trực tiếp, không làm ảnh hưởng sai số lên cột đo xăng dầu. Tuy nhiên, việc lập hoá đơn bán lẻ xăng dầu sử dụng máy POS phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập dữ liệu của người bán, dẫn đến lập HÐÐT không đảm bảo đầy đủ từng lần bán hàng.

Công ty Xăng dầu Cà Mau là đơn vị tiên phong trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi HÐÐT có kết nối tự động.

Công ty Xăng dầu Cà Mau là đơn vị tiên phong trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi HÐÐT có kết nối tự động.

Ðến cuối năm 2024, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, sử dụng HÐÐT, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế với thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Sở KH&CN chủ trì phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Công thương, Cục Thuế triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện chuyển đổi số, áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành HÐÐT theo từng lần bán hàng.

Thực hiện chức năng tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh, Sở KH&CN đã phối hợp các cơ quan chuyên môn, tiến hành rà soát, thống kê đối với các doanh nghiệp KDXD sử dụng cột đo nhiên liệu để bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Theo đó ghi nhận, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 352 doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, sử dụng 1.260 cột đo xăng dầu; trong đó có hơn 300 cột đo chưa được phê duyệt mẫu (chiếm 23,8%) của 125 doanh nghiệp (chiếm 35,5%).

Ðến ngày 24/2/2025, có 182 doanh nghiệp (đạt 51,7%) với 645 cột đo (đạt 51,2%) đã thực hiện kết nối tự động; chưa kết nối tự động (đang sử dụng máy POS, máy tính bảng, điện thoại) là 170 doanh nghiệp, với 615 cột đo (trong đó có 130 doanh nghiệp với 450 cột đo (chiếm 35,7%) đã ký hợp đồng với các đơn vị viễn thông triển khai kết nối tự động; 40 doanh nghiệp với 165 cột đo (chiếm 13,1%) chưa ký hợp đồng).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 352 doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, sử dụng 1.260 cột đo xăng dầu. Đến ngày 24/02/2025, có 182 doanh nghiệp (đạt 51,7%) với 645 cột đo (đạt 51,2%) đã thực hiện kết nối tự động.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 352 doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, sử dụng 1.260 cột đo xăng dầu. Đến ngày 24/02/2025, có 182 doanh nghiệp (đạt 51,7%) với 645 cột đo (đạt 51,2%) đã thực hiện kết nối tự động.

Ông Thái Trường Giang cho biết thêm: “Cuối tháng 1/2025, Sở KH&CN đã ban hành Công văn số 78/SKHCN-TÐC triển khai các văn bản liên quan đến việc thực hiện phát hành HÐÐT tự động theo từng lần bán hàng đến các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đề nghị thực hiện chuyển đổi kết nối tự động khi lập hoá đơn từng lần bán lẻ xăng dầu cho cơ quan thuế, chậm nhất đến hết ngày 15/3/2025. Sở KH&CN cũng đã tham dự Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp KDXD do Cục Thuế tổ chức vừa qua tại TP Cà Mau và tại huyện Cái Nước. Kết quả làm việc và đối thoại với doanh nghiệp, các doanh nghiệp đa số đồng thuận với việc phát hành HÐÐT tự động theo từng lần bán hàng, cam kết việc thực hiện, đáp ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật”.

Ðược biết, lập HÐÐT theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã được quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NÐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022. Và tại điểm i, khoản 4, Ðiều 9, Nghị định số 123/2020/NÐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cũng quy định thời điểm lập hoá đơn đối với một số trường hợp cụ thể như: "Thời điểm lập HÐÐT đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ HÐÐT đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu".

Như vậy, căn cứ quy định trên và căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 129/CÐ-TTg ngày 9/12/2024 về tăng cường quản lý, sử dụng HÐÐT, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử, thì tất cả các doanh nghiệp, cửa hàng KDXD trên địa bàn tỉnh buộc phải kết nối tự động xuất HÐÐT từng lần bán hàng.

"Ðồng thời theo chỉ đạo, từ ngày 1/4/2025, các trường hợp không thực hiện sẽ bị kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về thuế, về hoá đơn. Bị xem xét yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện KDXD theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", ông Châu Vĩnh Thuận thông tin thêm./.

 

Hồng Nhung

 

Omega Replica Watch kệ tivi Laptop Dell Precision 7750 cấu hình mạnh giá rẻ tại Worklap

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.