ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 15:24:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuân thủ pháp luật trong giao kết hợp đồng lao động

Báo Cà Mau Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thực tế đã qua cho thấy thực trạng người lao động (NLĐ) làm công hưởng lương nhưng không giao kết hợp động lao động (HĐLĐ) với người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá phổ biến. Đáng quan tâm, đối với các doanh nghiệp (DN) dân doanh thì việc thực hiện giao kết HĐLĐ còn hạn chế, tại các DN quy mô nhỏ thì tỷ lệ giao kết HĐLĐ chỉ đạt từ 50-65%.

Theo số liệu tổng hợp tình hình sử dụng lao động đến cuối tháng 5 năm 2024, tỉnh Cà Mau có 5.132 DN, trong đó có 4 công ty, đơn vị 100% vốn nhà nước; 2 đơn vị nhà nước sở hữu trên 51% vốn; còn lại là DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Về quy mô, chủ yếu là DN nhỏ và vừa, chiếm tỷ lệ trên 90%, tổng số lao động làm việc trong các DN 74.391 người (chủ yếu là lao động phổ thông), chiếm khoảng 89%/tổng số lao động đang sử dụng trong các DN trên địa bàn tỉnh.

Từ hoạt động kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành 178 (Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Cà Mau), đã ghi nhận rất nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ không tuân thủ nghiêm quy định về giao kết HĐLĐ với người lao động.

Theo Sở LĐ-TB&XH, tình hình sử dụng lao động trong các loại hình DN khá ổn định, giữ vững mối quan hệ lao động hài hoà giữa người sử dụng lao động và NLĐ; tính tuân thủ quy định pháp luật được nâng cao, quan tâm hơn đến chính sách an sinh xã hội cho người lao động. Số lao động định biên của DN, 100% được giao kết hợp đồng lao động, nội dung và hình thức đúng quy định pháp luật lao động.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết, tình hình thực hiện giao kết HĐLĐ trong các loại hình DN có sự khác biệt. Trong các DN nhà nước và DN chuyển đổi từ công ty nhà nước, đa số NLĐ khi được tuyển dụng vào làm việc đều được DN giao kết HĐLĐ, số lao động được giao kết HĐLĐ chiếm tỷ lệ trên 95%. Với DN có vốn đầu tư nước ngoài, việc giao kết HĐLĐ với NLĐ cũng được thực hiện khá tốt, tỷ lệ giao kết HĐLĐ đạt trên 80%. Số lao động còn lại chưa được giao kết HĐLĐ chủ yếu là người mới tuyển dụng đang còn trong thời gian thử việc hoặc trong thời gian học việc. Riêng đối với các DN dân doanh thì việc thực hiện giao kết HĐLĐ còn hạn chế (trừ các DN lớn sử dụng nhiều lao động), các DN còn lại (DN nhỏ) tỷ lệ giao kết HĐLĐ chỉ đạt từ 50-65 %.

Nhằm tránh những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, việc giao kết HĐLĐ, HĐLĐ đảm bảo nội dung theo quy định cần được quan tâm đúng mức. (Ảnh minh hoạ)

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng LĐ-TB&XH TP Cà Mau, cho biết, trên địa bàn hiện có 1.047 DN, công ty, hộ kinh doanh… với 25.865 lao động. Thời gian qua, các DN, công ty, hộ kinh doanh thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng một số ít người chủ sử dụng lao động tìm cách trì hoãn hoặc không ký kết HĐLĐ, hợp đồng không đúng quy định, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Theo ông Nguyễn Quốc Thanh, qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, về nội dung hợp đồng, đa số đảm bảo được các quy định của pháp luật lao động hiện hành như: loại HĐLĐ, thời giờ làm việc, tiền lương, thời hạn trả lương,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít HĐLĐ chưa nêu được chi tiết các nội dung theo quy định; một số thoả thuận khác về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên ít được các bên quan tâm như: phúc lợi, tiền thưởng,…

Với góc nhìn tổng thể, chế độ HĐLĐ trong quá trình tuyển dụng và thực hiện chính sách đối với NLĐ khi nghỉ việc được thực hiện khá tốt ở đa số các DN thuộc khu vực nhà nước, DN sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài và những DN sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, các DN mới hoạt động, DN có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động thì chủ sử dụng lao động thường chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện đầy đủ chế độ HĐLĐ, kéo dài thời gian thử việc, áp dụng loại HĐLĐ chưa đúng quy định; chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi có liên quan, trình tự chấm dứt HĐLĐ chưa đúng quy định; chậm thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp nghỉ việc cho NLĐ.

Thực trạng NLĐ làm công hưởng lương nhưng không giao kết HĐLĐ với người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khá phổ biến. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế là, phần lớn đối tượng này là lao động chính trong gia đình, hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp, chỉ có nhu cầu tham gia lao động công nhật, thời vụ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ gần gia đình, hưởng tiền công theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần,… với mong muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày. Các nhóm ngành nghề được lao động lựa chọn như: thu mua thuỷ sản; sơ chế, gia công các mặt hàng thuỷ sản cho DN; quán ăn, giải khát, mua bán thuộc nhóm hộ gia đình…

Ông Nguyễn Quốc Thanh chia sẻ, việc ký kết HĐLĐ không đúng quy định sẽ dẫn đến việc chi trả lương không đúng, thoả thuận điều khoản không rõ ràng, ký HĐLĐ có thời hạn nhiều hơn 2 lần nhưng không ký HĐLĐ không xác định thời hạn, hai bên thỏa thuận đóng bảo hiểm xã hội vào lương (lương khoán) đối với HĐLĐ từ 1 tháng trở lên, ký HĐLĐ chưa tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật… Trong điều kiện bình thường chưa xảy ra tranh chấp thì hai bên chưa lường trước hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, khi NLĐ, DN hoặc hai bên chấm dứt quan hệ lao động thì xảy ra nhiều hệ lụy ràng buộc về mặt pháp lý như: bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm pháp luật, bồi thường về vi phạm HĐLĐ, bồi thường khi chấm dứt sử dụng lao động, các rủi ro khác liên quan đến tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.

Thông thường, trường hợp công ty, DN không ký HĐLĐ với NLĐ vào làm việc cũng không loại trừ mục đích nhằm trốn đóng bảo hiểm xã hội và một số nghĩa vụ khác, thì chính NLĐ sẽ bị thiệt thòi.

HĐLĐ không đảm bảo nội dung cũng là một trong những hạn chế được ngành chức năng ghi nhận trong thời gian qua.

“Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, trong đó có việc được ký kết HĐLĐ, nâng cao hơn nữa tính tuân thủ pháp luật đối với người sử dụng lao động, trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH với chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, TP Cà Mau triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, sẽ chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là NLĐ và người sử dụng lao động”, ông Nguyễn Quốc Thanh thông tin.

Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, thực hiện chính sách lao động, tiền lương trong công ty, DN; kiểm tra, đối chiếu thực tế việc thực hiện so với nội quy, thỏa ước lao động tập thể, chính sách do công ty ban hành; kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Qua đó, chấn chỉnh, xử lý, đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật./.

          Văn Đum

 

 

 

Đảm bảo an sinh cho người lao động

Việc tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động. Đặc biệt, chế độ thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng giúp bảo vệ và hỗ trợ lao động nữ trong quá trình mang thai và chăm sóc con nhỏ.

Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa

Tháng 5 là khoảng thời gian mong chờ đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động và những người làm công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Quan tâm, chăm lo người lao động

Bà Nguyễn Việt Hoa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) huyện Thới Bình, cho biết, trên địa bàn huyện, đa số đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLÐ) đời sống tương đối ổn định. Các doanh nghiệp (DN) đã quan tâm chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động (NLÐ); nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn, thuận lợi. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... cho NLÐ được quan tâm thực hiện tốt hơn. Ðời sống văn hoá, tinh thần của cán bộ, đoàn viên, CNVCLÐ được cấp uỷ đảng, chính quyền, chủ DN quan tâm tạo điều kiện; các chế độ chính sách cho NLÐ được đảm bảo.

Ðảm bảo an toàn trong lao động

Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLÐ) không chỉ tạo ra môi trường làm việc an toàn, thân thiện, góp phần tăng năng suất, mà còn nâng cao đời sống tinh thần của người lao động (NLÐ), xa hơn là, họ sẽ gắn bó và cống hiến hết mình vào sự phát triển chung của tập thể.

Chuyển biến tích cực

Ông Nguyễn Xuân Tình, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đánh giá, thời gian qua, các ngành, các cấp đã dành nhiều sự quan tâm đến việc chăm lo, cải thiện đời sống, cải thiện môi trường làm việc nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân, người lao động (NLÐ).

Cần chế tài mạnh - Xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) góp phần ổn định đời sống người lao động (NLÐ), ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp (DN). Việc tham gia BHXH cho NLÐ là trách nhiệm của DN. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều DN tìm cách né tránh việc đóng BHXH cho NLÐ, một số DN nợ BHXH gây thiệt thòi cho NLÐ.

Sử dụng lao động đúng độ tuổi quy định

(CMO) Tại Cà Mau, thời gian qua, việc dừng hẳn lao động trẻ em tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (DN) luôn được quan tâm đúng mức; ý thức của DN không ngừng được nâng lên, sử dụng lao động đúng với độ tuổi quy định.

Chú trọng an toàn cho người lao động

(CMO) Tai nạn lao động (TNLĐ) là nỗi ám ảnh đối với người lao động (NLĐ) và cả với những đơn vị sử dụng lao động. Nhiều vụ TNLĐ không chỉ cướp đi sinh mạng của con người, mà còn để lại những hệ luỵ đau thương cho gia đình và xã hội.