ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 21:26:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuổi thất thập vẫn mê lao động

Báo Cà Mau (CMO) Ở Khóm 5, thị trấn Trần Văn Thời, nhiều người biết ông Hai Ðồng (Mai Văn Ðồng), đã 70 tuổi vẫn ngày ngày đam mê lao động. Dù là thương binh 4/4, nhưng với ông, công việc chăm vườn cây, ao cá đã là thói quen hàng ngày.

Bà con chòm xóm hay nhắc ông nghỉ ngơi, gia đình cũng không cho ông lao động nhiều, nhưng ông Hai Ðồng thì cho rằng: “Mình còn sức thì còn làm, không thôi thì không kịp con ơi…”. Nói vậy, bởi ông mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng nhờ nghị lực của người lính, ông đã chiến thắng được bệnh tật. Hiện trong đầu ông vẫn còn mảnh đạn, những lúc trời trở gió lại đau nhức nhưng hàng ngày ông vẫn giữ thói quen lao động, làm bạn với vườn cây, ao cá.

Ông Hai Ðồng tâm sự: “Thời chiến, mình cống hiến cho cách mạng, thời bình phải phát triển kinh tế gia đình ổn định để cùng góp sức xây dựng quê hương”. Vì thế, trên phần đất vườn, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông chăn nuôi gà, vịt; trồng đu đủ, chuối, bầu, mướp…; dưới nước nuôi cá đồng, trồng bông súng, vừa dùng trong gia đình vừa thêm thu nhập, không cần phải đi chợ.

Ông Hai Ðồng vẫn không ngừng phát triển kinh tế, xứng đáng là người lính Cụ Hồ thời đại mới.

Ông Hai Ðồng cho biết, hạn hán năm qua khá khắc nghiệt, làm chết toàn bộ hoa màu ông trồng. Ðến khi trời mưa lại thì ngập úng, hoa màu lại chết thêm một lần nữa, vì thế, cuối năm qua ông quyết tâm khôi phục lại. Trên khoảng 6.000 m2, ông Hai nhẩm tính: “Qua vụ hoa màu, vụ cá đồng bỏ túi khoảng 1 cây vàng, còn bán lặt vặt hàng ngày chưa tính”.

Ông Hai dự đoán năm nay mưa sớm nên tranh thủ trồng hơn 100 gốc đu đủ, khi đến mưa sẽ xanh tốt và cho trái. Dù tuổi cao nhưng ngày nào ông cũng xem tin tức, đọc báo… Ở đâu có mô hình hay và cách làm hiệu quả là ông lại suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng.

Bà Phạm Hồng Thu (ấp Rạch Láng, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân), bạn thân với ông Hai, tấm tắc: “Ai ở đâu đến thăm mảnh vườn ông, hỏi thăm cách trồng cây, nuôi cá, ông đều hướng dẫn tận tình”.

Ngoài huân chương kháng chiến, danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện là thành quả mà ông không chịu thua số phận, vượt lên nỗi đau bệnh tật, tuổi già.

Trưởng Khóm 5 Nguyễn Hùng Cường cho biết: “Ở đây, ông Hai Ðồng nổi tiếng là tấm gương lao động cần cù, dù tuổi đã cao. Gia đình có 3 đảng viên, con cháu ăn học thành tài, mỗi năm gia đình ông Hai đều được công nhận gia đình văn hoá tiêu biểu. Với vai trò là hội viên cựu chiến binh của thị trấn, ông đề xuất nhiều mô hình kinh tế hay, những cách làm hiệu quả để mọi người áp dụng”./.

 

Nhật Minh

 

Những nông dân năng động làm giàu

Toàn tỉnh hiện có 10 câu lạc bộ (CLB) nông dân tỷ phú, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Các CLB đã kết nối nhiều ngành nghề, liên kết trong sản xuất, phát huy tối đa hiệu quả mô hình; là điểm sáng trong phong trào thi đua sản xuất ở địa phương.

Cơ hội làm giàu bền vững cho nông dân

Trong năm 2023, nông dân huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả cao.

“Lên bờ, xuống ruộng”

Lúa lên bờ, hoa màu xuống ruộng; mô hình canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu, mà mọi người hay ví von là mô hình “lên bờ, xuống ruộng”, đã biến những mảnh đất hoang hoá thời kinh tế mới ngày nào của kênh So Ðũa, Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời trở nên trù phú, vạn người mê.

Khá giả nhờ sò huyết

Hiện nay, trên địa bàn xã Trần Thới (huyện Cái Nước) có 510 hộ nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm với hơn 1.000 ha. Trong bối cảnh giá tôm sụt giảm, con sò huyết trở thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân nơi đây vươn lên khá giả.

Làm giàu nhờ chuyển đổi sản xuất phù hợp

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn TP Cà Mau phát triển nhanh.

Ða canh phù hợp cho thu nhập cao

Với 10 công đất canh tác, ông Lê Hoàng Liêm, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, thực hiện nhiều mô hình kết hợp, tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất, mang lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Làm giàu ở quê mới

(CMO) Rời quê hương, lập nghiệp nơi đất khách quê người, với ý chí vượt khó vươn lên, ông Nguyễn Ðình Bộ (Ấp 5, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Ða canh làm giàu

(CMO) Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện U Minh, xuất hiện nhiều nông dân có cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế tại hộ gia đình. Gia đình anh Trương Văn Thơi và chị Phạm Thị Cẩm Tú, Ấp 9, xã Khánh Thuận, là một điển hình.

Ða dạng cách làm giàu

(CMO) Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có của địa phương, những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, phát triển tích cực. Các mô hình kinh tế hiệu quả dần được nhân rộng trong hội viên, qua đó góp phần cải thiện đời sống kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.

Ông Giàu làm giàu từ vườn nhãn

(CMO) Tại ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, có vườn nhãn hơn 20 năm tuổi đang cho trái sum suê và trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng cho du khách gần xa.