ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 22:44:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tượng đài bất tử trên sóng biển Ðông

Báo Cà Mau Kỷ niệm 26 năm thành lập Cụm Dịch vụ Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (gọi tắt là Nhà giàn DK1), không thể không nhắc tới 10 cán bộ, chiến sĩ đã bị bão tố nhấn chìm nằm lại mãi mãi ở biển khơi. Các anh ngã xuống cho biển đảo nở hoa, cho các nhà giàn mãi mãi trường tồn giữa ngàn khơi Tổ quốc.

Kỷ niệm 26 năm thành lập Cụm Dịch vụ Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (gọi tắt là Nhà giàn DK1), không thể không nhắc tới 10 cán bộ, chiến sĩ đã bị bão tố nhấn chìm nằm lại mãi mãi ở biển khơi. Các anh ngã xuống cho biển đảo nở hoa, cho các nhà giàn mãi mãi trường tồn giữa ngàn khơi Tổ quốc.

Hy sinh nơi đầu ngọn sóng

Ðoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân vượt sóng đến các nhà giàn để kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và động viên cán bộ, chiến sĩ vững vàng tay súng. Cuộc hải trình bắt đầu từ Vũng Tàu đến bãi cạn Phúc Tần, nơi mà 25 năm trước đây cơn lốc lúc nửa đêm đã đánh sập Nhà giàn Phúc Tần, 3 cán bộ, chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi. Ðó là 3 liệt sĩ đầu tiên của cụm Nhà giàn DK1.

Viếng các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa.

Trung tá Bùi Xuân Bổng, nguyên Chỉ huy trưởng Nhà giàn Phúc Tần, kể lại: Chiều ngày 4/12/1990, cơn lốc bất ngờ ập tới. Lúc đó, trên nhà giàn có 9 cán bộ, chiến sĩ. Trước sức tàn phá của lốc tố, anh em đã bình tĩnh ra sức chống chọi. Nhưng đến 3 giờ sáng ngày 5/12/1990, con sóng như quả núi ập tới, đánh sập hoàn toàn Nhà giàn Phúc Tần, cuốn theo 9 cán bộ, chiến sĩ xuống biển đêm. 3 người đã hy sinh. Phó Trạm trưởng Chính trị, Trung uý Nguyễn Hữu Quảng đã nhường mảnh áo phao và miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội rồi để sóng cuốn đi. Y sĩ Trần Văn Là, chiến sĩ cơ điện Hồ Văn Hiền cũng bị bão tố nhấn chìm ngay sau đó. “Cho đến bây giờ, sau 25 năm, đêm đau thương ấy vẫn không thể nào phai mờ được trong ký ức tôi”, Trung tá Bùi Xuân Bổng bùi ngùi chia sẻ.

Sự kiện Nhà giàn Phúc Tần bị cơn lốc đánh sập lúc nửa đêm chưa nguôi ngoai, thì sau đó chưa được 1 năm, 2 cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-666 bị bão nhấn chìm tại vùng biển cụm nhà giàn Tư Chính. Câu chuyện tàu HQ-666 bị nhấn chìm trong cơn lốc lúc nửa đêm tháng 1/1991 (đêm 23 tháng Chạp) được Trung tá Nguyễn Tiến Cường kể lại khá tường tận.

 Tháng Chạp năm ấy, Ðại uý Hoàng Văn Tuyên nhận mệnh lệnh cấp trên hành trình cho tàu đi trực Nhà giàn 1B ở khu vực bãi cạn Tư Chính. Sau hơn 2 ngày đêm hải trình, tàu HQ-666 thả neo bên cạnh nhà giàn. Những ngày giáp Tết, gió mùa Ðông Bắc thổi về liên tục làm cho biển mịt mù trắng xoá, con tàu nhỏ bé cứ chồm lên, ngụp xuống trong sóng dữ. Ðêm 23 tháng Chạp, cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-666 mổ heo đón Tết sớm. Chiếc đầu heo đặt giữa khoang lái, anh em tập trung khấn vái thần linh theo phong tục của người đi biển. Lúc 22 giờ 30 phút, trong khi mọi người bê đồ cúng ông Táo xuống, chiến sĩ quan sát báo cáo, gió thổi mạnh, thời tiết bất thường.

Tất cả mọi người đổ ào ra lan can nhìn về phía Bắc. Trời tối đen như mực, sóng gió bất ngờ nổi lên ầm ầm, biển động dữ dội, tàu chao đảo. Những cơn sóng từ lòng biển cuộn lên mỗi lúc một lớn. Thuyền trưởng Tuyên lệnh báo động khẩn cấp, tàu cơ động chống sóng, sẵn sàng đối phó với bão tố, đề phòng tình huống xấu nhất xảy ra. Con tàu quá bé nhỏ so với những cột sóng cao hàng chục mét liên tiếp đổ ập xuống khoang tàu. Sức mạnh khủng khiếp của sóng đã đánh sập hệ thống tay vịn lan can của tàu. Sau hơn 3 giờ chống chọi, tàu HQ-666 nghiêng lệch một bên, nước bắt đầu tràn vào các khoang giữa. Tình huống vô cùng bất lợi. Thuyền trưởng Tuyên trực tiếp liên lạc với Nhà giàn 1B yêu cầu thả dây mồi, lệnh thả phao bè và rời tàu. Sau khi xuống phao bè, bằng mọi cách bơi về phía Nhà giàn 1B, chờ tàu đến cứu.

 Trong sóng to gió lớn, các chiến sĩ lao xuống biển, bám vào phao bè, dùng tay làm mái chèo bơi vào hướng nhà giàn. Nhưng sóng lớn, nước chảy xiết, chiếc phao bè nhỏ bé trôi xa dần. Tình huống nguy kịch. Không thể chết, phải nhanh chóng bằng mọi cách vớt được đầu dây mồi thả xuống từ nhà giàn. Nghĩ vậy, Thuyền phó quân sự Phạm Tảo đã lao xuống biển bơi nhanh về hướng đầu dây mồi. Ðể tiếp sức cho đồng đội, Máy trưởng Lê Tiến Cường lao theo với ý định sẽ cùng Tảo tìm kiếm đầu dây mồi. Khi Tảo và Cường bơi gần đến đầu dây mồi, con sóng như quả núi đổ ập xuống, nhấn chìm Tảo và Cường xuống biển sâu trong đêm đen.

Ngay sau khi tàu HQ-666 bị nạn, chiến sĩ báo vụ 1 của Nhà giàn 1B đã điện trực tiếp báo cáo sở chỉ huy đất liền. Lệnh từ Quân chủng Hải quân, tàu HQ-713 đang làm nhiệm vụ tuần tiễu trên biển nhanh chóng cơ động về Nhà giàn 1B cứu nạn.

 Sau hơn 2 ngày quần đảo tìm kiếm, xác anh Tảo vẫn bặt vô âm tín. Chiều tối ngày 25 tháng Chạp năm ấy, cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-713 chuẩn bị neo đậu ăn cơm để tiếp tục cuộc tìm kiếm. Bỗng chiến sĩ quan sát hô lên: Có một chớp sáng loé lên từ phía trước, có thể đó là anh Tảo. Tàu HQ-713 tăng tốc. Thương ôi, anh Tảo giang 2 tay, mặt úp xuống đại dương, lập lờ trong sóng. Mọi người vớt anh lên đưa vào khoang, nắn bóp chân tay thẳng lại. “Anh Tảo ơi, anh nằm đây mà hồn anh ở đâu?”. Cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-713 không ai cầm được nước mắt. 

Ngày 12/12/1998, cơn bão Faith có sức gió giật trên cấp 12 quét qua vùng biển Ðông. Sáng ngày 13/12, Nhà giàn Phúc Nguyên 2A bị sóng đánh sập, cuốn trôi, 9 cán bộ, chiến sĩ bị rơi xuống biển, 3 người đã hy sinh. Ðó là Ðại uý Vũ Quang Chương, Chuẩn uý chuyên nghiệp Lê Ðức Hồng và Thiếu uý Nguyễn Văn An. Ðại uý Vũ Quang Chương đã ôm cờ Tổ quốc vào lòng trước lúc ngã vào lòng biển.

Tượng đài trên biển

Ðoàn công tác chúng tôi đến bãi cạn Phúc Nguyên. Từ ca-bin của tàu, giọng thuyền trưởng truyền đi trên loa nội bộ “tàu thả neo, làm công tác chuẩn bị viếng các liệt sĩ”.

Trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý, tại khu vực biển Đông, Việt Nam đã xây dựng cụm 7 khu vực nhà giàn, hiện có 15 nhà giàn. Mỗi nhà giàn được coi là bia chủ quyền sống, là pháo đài thép, trên ấy là những người lính hải quân kiên cường chống chọi với bão tố phong ba ngày đêm canh giữa vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong gió biển và mùi hương trầm ngan ngát, giọng trưởng đoàn công tác chùng xuống: “Các đồng chí đã gác lại bao khó khăn của hậu phương gia đình, gác lại những tình cảm riêng tư và biết bao nhiêu hoài bão, khát vọng lớn lao của tuổi trẻ, để lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong sóng cuồng bão giựt, giữa sự sống và cái chết, các đồng chí đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn đối với Ðảng, với Tổ quốc và Nhân dân.

Trước khi cuốn vào sóng dữ, Ðại uý Vũ Quang Chương đã ôm lá cờ Tổ quốc vào lòng, Nguyễn Văn An vẫn hy vọng được gặp đứa con trai chưa một lần biết mặt, còn Nguyễn Hữu Quảng mang theo hình bóng và lời hẹn ước của người vợ chưa cưới xuống đáy biển sâu. Máu đào các anh đã hoà vào lòng biển, xương cốt các anh hoá đá san hô, tên tuổi các anh khắc vào lòng biển, thành bản tình ca theo sóng biển Ðông. Các anh mãi mãi là biểu tượng cao đẹp về đức hy sinh và lòng dũng cảm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ mới. Ðó là cội nguồn của đức hy sinh, là bản chất của người chiến sĩ hải quân anh hùng.

Hôm nay, đứng nơi biển trời lạnh vắng, cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân xin kính cẩn nghiêng mình viếng hương hồn các anh. Tràng hoa trước biển hôm nay cuộn gói trong đó bao ân tình, là nghĩa cử tri ân và lòng ghi ơn tạc dạ của thế hệ cán bộ, chiến sĩ chúng tôi đối với các liệt sĩ. Xin cầu mong linh hồn các anh bình yên vĩnh hằng trong lòng biển”./.

Bài và ảnh: Mai Thắng

Diệu kỳ Đá Bạc

Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.

Cần nguồn lực nạo vét cửa biển

Khai thác, đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.

Một ngày làm chiến sĩ

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 71 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025); 84 năm ngày thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Tiểu học Trí Phải Tây (huyện Thới Bình) phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Chỉ huy Công an, Hội đồng Ðội, Trạm Y tế xã Trí Lực tổ chức hoạt động “Một ngày làm chiến sĩ”, có hơn 100 học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này.

Trung Ðoàn 1 - U Minh - Ba lần được phong tặng danh hiệu anh hùng

Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính kiên cường của Trung đoàn 1 - U Minh năm xưa đã trở về mảnh đất Cà Mau thân thương. Chính tại cái nôi này, với sự chở che, đùm bọc nghĩa tình của Nhân dân, Trung đoàn đã lớn mạnh, lập nên chiến công hiển hách và 3 lần vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (vào các năm: 1973, 1975, 1989).

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4, tại TP Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.

Lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Được thành lập vào ngày 23/8/1945, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau ra đời trong khí thế cách mạng sục sôi của toàn dân tộc, gắn liền với bước trưởng thành mạnh mẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương.

Vì Nhân dân phục vụ

Ðồng hành cùng sự phát triển của địa phương, lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh tích cực chung tay cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện chương trình nhân văn: xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Những mái nhà vững chãi được dựng lên không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn là biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết quân - dân, tinh thần vì Nhân dân phục vụ.

Thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK 1

Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau vừa tháp tùng cùng Đoàn công tác số 11, do Chuẩn đô đốc Lê Bá Quân, Tư lệnh vùng 2, Quân chủng Hải quân, làm Trưởng đoàn, đến thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK 1.

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.