ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 11:30:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử bền vững

Báo Cà Mau Nhằm đánh giá thực trạng phụ nữ tham gia ứng dụng thương mại điện tử hiện nay ở tỉnh Cà Mau, sáng 20/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội LHPN, Sở Công thương tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của phụ nữ với thương mại điện tử trong thời đại chuyển đổi số”.

Các đại biểu thảo luận các nội dung về: vai trò, vị thế người phụ nữ thời đại 4.0; cơ hội và thách thức khi phụ nữ tham gia phát triển thương mại điện tử trong thời đại chuyển đổi số hiện nay; hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển thương mại điện tử trong thời đại chuyển đổi số hiện nay của tỉnh; vai trò của phụ nữ trong phát triển thương mại điện từ gắn với chương trình OCOP, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các ý kiến thảo luận đều nhấn mạnh, khi chưa có trang web riêng mà thông qua các trang web thì cần sử dụng đa chiều tất cả các kênh. Nhưng muốn kinh doanh phát triển lâu dài, ổn định cần xây dựng trang web riêng của đơn vị, doanh nghiệp, phát triển trang web riêng để đảm bảo an toàn cho cơ sở sản xuất kinh doanh, đoanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị An Dưỡng, Giám đốc Kinh doanh khối khách hàng tổ chức doanh nghiệp,  VNPT Cà Mau chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến phát triển kinh doanh qua sàn thương mại điện tử.

Thời gian gần đây, tại Cà Mau, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, khởi sự kinh doanh, nhạy bén nắm bắt thị trường, tiếp cận công nghệ hiện đại trong thời đại 4.0. Hiện nay, bán hàng online đang bùng phát mạnh mẽ trên nền tảng mạng xã hội như: facebook, zalo, tiktok, các trang thương mại điện tử lớn.

Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau thông tin, để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, các ngành, các cấp đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia vào nền kinh tế số; tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số trong các cấp hội phụ nữ; mở những khoá đào tạo bán hàng online, giúp các hội viên tự tin trước máy quay và các kỹ thuật cần thiết để tham gia thương mại điện tử. Đồng thời, trang bị kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số cho phụ nữ khởi nghiệp; hướng dẫn phụ nữ mở tài khoản thanh toán điện tử; thực hiện cài ứng dụng nền tảng số để đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; vận động hội viên tham gia chợ 4.0; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt… Nhờ đó, các sản phẩm nông sản của phụ nữ được nhiều người biết đến và tiêu thụ với số lượng ngày càng lớn.

Các chủ thể OCOP livestream bán hàng trực tuyến trên nền tảng Tiktok ngay Phiên chợ OCOP 4.0 tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long vừa được tổ chức tại Cà Mau.

Ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo, đánh giá, các ý kiến thảo luận đã làm rõ về lợi ích của thương mại điện tử. Có thể thấy, trong điều kiện nguồn vốn khởi nghiệp còn hạn chế, hoạt động thương mại điện tử đã góp phần khắc phục khó khăn này, từ đó giải quyết việc làm cho phụ nữ ở địa phương.

"Khi tham gia thương mại điện tử, các chị em cần chú ý về sản lượng hàng hoá, bởi đã qua có nhiều đơn đặt hàng nhưng chị em không dám nhận do không đủ nguồn cung. Chị em nên chú ý về phát triển dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ phát triển thương mại điện tử bền vững", ông Mai Hữu Chinh chia sẻ thêm.

Phúc Duy

Liên kết hữu ích

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.