ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 16:01:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925-21/6/2025)

Vẻ vang báo chí cách mạng địa đầu phương Nam - Bài 2: Những nhà báo trung dũng

Báo Cà Mau Báo chí cách mạng tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu ghi nhận sự dũng cảm, mưu trí, kiên gan, sẵn sàng hy sinh tính mạng của bao thế hệ nhà báo trong mưa bom bão đạn để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của “người lính đi đầu” trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, cả trong thời chiến và thời bình. Nhiều người trong số họ đã anh dũng ngã xuống, hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của quê hương, đất nước.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Ðảng ta chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Lực lượng chính trị, tư tưởng nói chung, báo chí nói riêng đều chuyển vào hoạt động bí mật. Tờ báo Chiến, cơ quan ngôn luận của Ðảng bộ cũng thay măng-sét “Hoà Bình Thống Nhất”.

Theo lời kể của Nhà báo Phạm Văn Tri, Toà soạn Báo Hoà Bình Thống Nhất thường ở cứ trong rừng, nhiều khi viết bài, biên tập, in ấn tờ báo ở dưới hầm bí mật. Ðối tượng của báo Hoà Bình Thống Nhất là cán bộ của tỉnh, của huyện, của xã và cán bộ cốt cán ở cơ sở. Báo Hoà Bình Thống Nhất phát hành theo đường dây giao liên bí mật giao báo tới tận tay đối tượng. Ngoài việc phát hành tờ báo, bộ phận biên tập còn tổ chức in ấn những đầu sách quý như: Thơ Tố Hữu - “Ba mươi năm đời ta có Ðảng”, truyện “Vượt Côn Ðảo”, truyện “Hận thù”, truyện “Người lính điên”... bí mật chuyển tận tay người đọc. Việc phát hành báo Hoà Bình Thống Nhất và những đầu sách có giá trị trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh đầy cam go, nguy hiểm ấy góp phần rất lớn củng cố niềm tin, giữ vững tinh thần, ý chí chiến đấu cho lực lượng cách mạng lúc bấy giờ.

Nhà báo Phạm Văn Tri (bìa phải) và Nhà báo Nguyễn Minh Chánh, nguyên Tổng Biên tập Báo Bạc Liêu nhắc nhớ về những cột mốc hình thành và phát triển vẻ vang của báo chí Cà Mau - Bạc Liêu, tưởng nhớ đến những nhà báo đã anh dũng hy sinh.

Nhà báo Phạm Văn Tri (bìa phải) và Nhà báo Nguyễn Minh Chánh, nguyên Tổng Biên tập Báo Bạc Liêu nhắc nhớ về những cột mốc hình thành và phát triển vẻ vang của báo chí Cà Mau - Bạc Liêu, tưởng nhớ đến những nhà báo đã anh dũng hy sinh.

Nếu như thời kháng chiến chống thực dân Pháp xuất hiện khí phách hiên ngang của Nhà báo liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phan Ngọc Hiển, thì giai đoạn này, chúng ta không thể nào quên người Anh hùng liệt sĩ - Nhà báo Trần Ngọc Hy. Theo lời Nhà báo Phạm Văn Tri, cuối năm 1956, khi cơ quan báo Hoà Bình Thống Nhất về đứng chân ở cánh rừng cốc đồng Ong Nghệ, rạch Cái Trăng, xã Năm Căn, huyện Năm Căn, khi Trần Ngọc Hy đang biên tập tờ báo Tết, bọn lính biệt kích Chi khu Ðầm Dơi bao ví bắt, đánh đập tàn nhẫn và đưa ông về Chi khu Ðầm Dơi. Qua nhiều ngày, tên Quận trưởng và tên Tỉnh trưởng hết giở trò chiêu dụ đến tra tấn dã man nhưng Trần Ngọc Hy vẫn giữ tròn khí tiết cách mạng. Ðến giờ phút cuối cùng, ông vẫn một lòng thuỷ chung với Ðảng, với Nhân dân. Ông đã anh dũng ngã xuống trước họng súng hèn hạ của kẻ thù trong từng âm thanh dứt quảng, đầy bi tráng: “Tao là thanh niên Việt Nam, phải đứng lên cứu dân, cứu nước, không thể cúi đầu làm tay sai cho ngoại bang để hại dân, hại nước...”.

Trong làng báo Cà Mau, Nhà báo Nguyễn Mai xuất hiện như một bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa, như một biểu tượng sáng ngời từ ngày đầu cho đến ngày cuối cùng trong sự nghiệp cầm bút của ông. Nói về ông, Nhà văn, Nhà thơ Nguyễn Bá khẳng định Nguyễn Mai là người đa tài nhất trong những người cầm bút vùng Tây Nam Bộ những năm đánh Mỹ cứu nước.

“Anh viết thạo, viết vững chắc các loại ký, truyện, bình luận, xã thuyết và tuỳ bút... Anh sử dụng được các thể loại thơ, đặc biệt thơ trào lộng”, Nguyễn Bá đánh giá. Theo Nhà văn, Nhà thơ Nguyễn Bá thì Nguyễn Mai đi từ báo sang văn. Anh viết văn để đăng báo theo yêu cầu tuyên truyền từng đợt “đột xuất” do Ðảng lãnh đạo, chỉ đạo. Chúng ta đọc chưa nhiều tác phẩm của anh, nhưng chắc hẳn luôn nhớ bài “Mối tình năm cũ” và bài thơ “Chiều Xóm Huế”. Hai tác phẩm này ăn sâu vào lòng người không cưỡng được”, Nhà văn, Nhà thơ Nguyễn Bá chia sẻ.

Các cựu nhà báo Cà Mau - Bạc Liêu tham quan Nhà trưng bày ảnh báo chí cách mạng của cố Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Võ An Khánh tại Bạc Liêu.

Các cựu nhà báo Cà Mau - Bạc Liêu tham quan Nhà trưng bày ảnh báo chí cách mạng của cố Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Võ An Khánh tại Bạc Liêu.

Chúng ta không thể nào quên Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Nhà báo, Liệt sĩ Nguyễn Mai, người đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trên mặt trận Lộ Xe - Rau Dừa - Cà Mau. Khi đạn hết, anh đành bẻ gãy khẩu súng mà anh luôn nâng niu nó bên mình để không rơi vào tay giặc. Anh về trong lòng đất mẹ một cách thanh thản khi đã hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng Tổ quốc giao cho một nhà báo, chiến sĩ cách mạng.

Nguyễn Mai từng là một chiến sĩ công an. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vào năm 1955, Nguyễn Mai được Ðảng đưa ra công khai hoạt động tại thành phố Sài Gòn. Mặc dù nghề báo chưa được học hành, chưa trải qua, nhưng vừa đặt chân tới Sài Gòn, ông xác định chỉ có báo chí mới có thể đánh nhanh, đánh mạnh vào chế độ thống trị Mỹ - Diệm, ngay lập tức ông trở thành ký giả. Trong gần 5 năm ở Sài Gòn, Nguyễn Mai viết hàng trăm bài đăng trên hàng chục tờ báo và ông có hơn 10 lần thay đổi bút danh để tránh mật vụ truy tìm, bởi bài viết của ông công khai chống nhà cầm quyền Mỹ - nguỵ, chống chế độ độc tài phát xít, chống chính sách phản động hại dân, bán nước. Ðồng thời, ông ca ngợi thành quả cuộc kháng chiến chống Pháp, ca ngợi truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc...

Ðến năm 1959, tổ chức của ta nắm chắc bọn mật vụ đã bám sát và đã có nguy cơ đến với Nguyễn Mai nên điều chuyển ông về vùng giải phóng... Năm 1960, Nguyễn Mai vào làm phóng viên “Cà Mau Giải Phóng”, tác phẩm của ông thu hút, hấp dẫn mạnh mẽ đối với người đọc và tạo hiệu quả cao. Ông hy sinh trên đường công tác ra vùng ven, đụng cuộc càn quét của giặc, một mình ông chủ động nổ súng cứu hàng chục người dân thoát khỏi bàn tay giặc và trận đánh của Nguyễn Mai bẻ gãy cuộc càn cấp tiểu đoàn của giặc. Nhà văn, Nhà thơ Nguyễn Bá nói về sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Mai: “Nguyễn Mai hy sinh như một anh hùng vệ quốc. Ðó là “bài thơ” sau cùng anh viết lên bằng máu đỏ thay mực xanh, bất hủ”.

Ngoài Phan Ngọc Hiển, Nguyễn Mai, Trần Ngọc Hy, các thế hệ nhà báo cách mạng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí của tỉnh, tên tuổi của các anh luôn được nhiều thế hệ người Cà Mau - Bạc Liêu và những người làm báo 2 tỉnh nhắc đến với niềm kính trọng, tự hào như: Lê Phong Triều, Tam Nghị, Trần Thanh Tùng, Hồng Minh... Trong những năm tháng chiến tranh, sự nghiệp báo chí ở vùng đất cực Nam này luôn được duy trì và phát triển. Ðội ngũ những người làm báo ngoài cầm bút, cầm máy để tác nghiệp, còn cầm súng trực tiếp chiến đấu với quân thù. Cà Mau có 5 nhà báo liệt sĩ, trong đó có 3 người được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân./.

Trần Nguyên

Bài cuối: Báo chí thời công nghệ số

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài cuối: Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Đồng chí Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định:“Từ kết quả thực tiễn phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) của tỉnh trong nhiều năm qua, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được đông đảo đoàn viên, hội viên và Nhân dân hưởng ứng, tham gia, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà".

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 2: Khơi dậy tinh thần tương thân tương ái

Phong trào “Dân vận khéo" (DVK) đã lan toả khắp các miền quê trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Xuất phát điểm các mô hình DVK có khi là từ những việc nhỏ nhưng rất thiết thực như: tự nguyện vá những ổ gà, bồi lại đoạn đường bị sụt lún, sạt lở; vận động hộ khá, giàu cho hộ nghèo mượn đất cất nhà, đất sản xuất; nhận đỡ đầu học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn… thế rồi được lan toả, nhân rộng thành mô hình hiệu quả, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, thiết thực mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người dân, nhất là người yếu thế.

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 1: Vì lợi ích Nhân dân

Thời gian qua, ở tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn mô hình dân vận khéo (DVK) hiệu quả, thiết thực vì cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng “gia đình hạnh phúc”, “cộng đồng hạnh phúc” và dần tiến tới “xã hội hạnh phúc”. Và công tác dân vận khéo chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.