ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 22:54:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vua cá tra ven đô

Báo Cà Mau (CMO) Ông Phạm Văn Chín ở ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, được bà con địa phương gọi là "Chín cá tra". Bởi dù có những thăng trầm trong nghề, nhưng hơn một thập kỷ qua ông Chín vẫn gắn bó, phát triển nghề nuôi cá bằng cả tâm huyết và đam mê.

Không chỉ mang nguồn thực phẩm đến với người tiêu dùng, ông Chín còn góp phần làm đa dạng thêm những mô hình phát triển kinh tế tại địa phương.

Ngôi nhà nằm giữa đất ruộng, xung quanh là những ao cá tra, đất hầu như được trồng toàn những loại cây mang lại giá trị kinh tế… Ấn tượng hơn là từ những đặc tính của cá nuôi, cho đến các loại cây trong vườn, ông Chín hầu như đều am hiểu rất rõ.

Theo ông Chín, gia đình ông chỉ có khoảng 5 công đất, để mở rộng sản xuất ông phải thuê thêm, có chỗ còn cho ông mượn đất để làm. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông mới phát triển như hiện tại.

Ông Chín có hơn chục năm nuôi cá tra, cũng là người nuôi nhiều nhất tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Không kể diện tích trồng cây ăn trái, chỉ tính riêng ao nuôi cá, ông Chín dành hẳn hơn 20 công đất. Các ao cá lớn, nhỏ được ông Chín chăm chút tỉ mỉ. Với kinh nghiệm hơn chục năm nuôi cá, ông Chín bộc bạch: “Ngày trước tôi chọn nuôi cá tra vì so với một số vật nuôi khác như cá chình, dê, chồn hương hay heo, gà, vịt thì cá tra ít tốn chi phí, rủi ro thấp và dễ nuôi. Ao nuôi cá tra nên hạn chế cây cối xung quanh để ao thoáng, có gió thì cá mới lớn nhanh. Trung bình 1 công đất thả nuôi 7.000 con cá. Cá nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm mới có thể xuất bán. Ðể tiết kiệm chi phí, ông Chín tận dụng các nguồn thức ăn như đầu tôm, bột mì để cho cá ăn”.

Ông Chín cho biết: “Năm trước do dịch bệnh, giá cá tra giảm xuống chỉ còn 19.000 đồng/kg. Năm nay giá cá tra thời điểm này đã lên 23.000 đồng và đang có chiều hướng tiếp tục tăng giá, bà con nuôi cá tra tại địa phương rất phấn khởi. Vì nếu tính trung bình, mỗi ký cá tra ở mức 25.000 đồng thì người nuôi cá đã có lời”.

Hiện nay, ngoài nuôi cá tra thịt, ông Chín còn thử nghiệm dèo thành công cá tra giống. Theo ông Chín: “Nguồn cá giống lấy tại nơi khác về nuôi luôn có những rủi ro rất lớn, như cá bị chai không lớn và hao hụt nhiều do chưa quen môi trường. Từ lý do này, sau nhiều năm theo dõi, tìm hiểu, tôi mạnh dạn thử dèo cá giống. Cá giống dèo rất khó. Tôi mất hết một năm đầu tiên thử nghiệm, sang năm thứ 2 thì cá đạt khoảng 70%. Cá được dèo tại địa phương đảm bảo chất lượng nên nuôi lớn nhanh hơn. Vì có được nguồn cá giống tự sản xuất nên đỡ tốn kém một phần chi phí, có thêm lợi nhuận từ việc bán cá giống. Ðặc biệt, khách hàng đến đây mua cá giống đều được đảm bảo, nếu có trục trặc gì tôi sẽ trực tiếp đến ao nuôi xử lý”.

Hiện nay, ông Chín (bên trái) còn thành công trong việc dèo cá tra giống

Hơn 10 năm qua, từ những ngày đầu với sản lượng vài tấn cá mỗi năm, đến nay, quy mô nuôi cá được mở rộng với năng suất trên trăm tấn/năm. Ngoài “mát tay” trong lĩnh vực nuôi cá, ông Chín còn tận dụng đất trồng các loại cây cho thu nhập đáng kể như: đu đủ, chuối, nhãn, sa pô, mãng cầu...

Ông Chín phấn khởi: “Vườn nhà tôi có 700 gốc đu đủ. Cây được chăm sóc tốt có thể cho trái đến 3 năm. Riêng các loại cây ăn trái khác thì năm nay là năm đầu tiên tôi trồng thử, hy vọng cho năng suất tốt”.

Ngoài nuôi cá tra, ông Chín còn trồng nhiều loại cây ăn trái, trong đó có 700 gốc đu đủ, thu nhập đáng kể.

Anh Mạc Ngọc Truyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Trên địa bàn xã Lý Văn Lâm có 7 hộ nuôi cá tra, với diện tích 11 ha, trong đó ông Chín nuôi nhiều nhất. Trước đây cuộc sống gia đình ông Chín rất khó khăn, nhờ chịu khó lao động, kiên trì vượt qua những thời điểm khó khăn trong chăn nuôi mà đến nay đã ổn định, kinh tế phát triển, là nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố”./.

 

An Kỳ

 

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.