ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 17:51:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng đường nông thôn theo loại hình mới

Báo Cà Mau (CMO) Tuyến đường có chiều dài 11.336 m. Đây là tuyến đường có vị trí rất quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; có điểm nối từ cống Hương Mai (cửa biển Hương Mai), đê quốc phòng - an ninh biển Tây đi qua 3 xã: Khánh Tiến, Khánh Hoà và Khánh Lâm, đấu nối với tuyến đường về trung tâm huyện U Minh và về cụm kinh tế biển Khánh Hội.

Trước đây, tuyến đường này là đường bê-tông, mặt đường nhỏ, chỉ có xe 2 bánh phục vụ đi lại cho người dân là chính, sản xuất và đời sống người dân còn khó khăn. Yêu cầu xây dựng tuyến đường ô-tô nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của 3 xã (Khánh Tiến, Khánh Hoà, Khánh Lâm); tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn, rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hoá đến trung tâm huyện, TP. Cà Mau và các vùng kinh tế ven biển; gắn với xây dựng, bảo vệ vững chắc tuyến đê quốc phòng - an ninh biển Tây.

Tuyến đường ô-tô về trung tâm xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Ảnh: Trần Thể.

Xác định vị trí, tầm quan trọng trên, UBND tỉnh có Quyết định số 1163/QĐ-UBND ngày 18/8/2008, phê duyệt đầu tư dự án xây dựng tuyến đường. Tuyến đường được khởi công xây dựng tháng 7/2009. Quy mô xây dựng chiều rộng mặt đường 4 m, lề đường mỗi bên 1,25 m; tải trọng lưu thông 5 tấn; công trình đường cấp III (theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ). Kết cấu xây dựng mặt đường bằng bê-tông cốt thép, đây là loại hình khá mới đang làm thí nghiệm xây dựng đường ô-tô nông thôn.

Tuyến đường được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 1/2012. Mặt đường phẳng, thông thoáng, kết cấu nền đường được xây dựng trên nền lộ cũ đã có trước đây nên nền đường chắc, cơ bản ổn định. Mặt khác, mặt đường được xây dựng theo kết cấu bê-tông cốt thép, phù hợp với điều kiện địa chất ổn định của vùng đất nên mặt đường ít bị sụp lún, bong tróc so với một số tuyến đường láng nhựa khác; những dấu hiệu về xuống cấp, hư hỏng mặt đường chưa thấy gì đáng ngại. Công tác quản lý, bảo dưỡng tuyến đường cũng được chính quyền địa phương quan tâm, là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ tuyến đường vững chắc, sử dụng lâu dài.

Hiệu quả tuyến đường đã làm thay đổi rõ nét diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn của 3 xã: Khánh Tiến, Khánh Hoà, Khánh Lâm nói riêng, huyện U Minh nói chung. Trước hết là giao thông thông suốt, nối liền các xã, xã về huyện, phục vụ tốt yêu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá (xoá hẳn vận chuyển bằng đường thuỷ), rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Từ đó, tạo điều kiện kinh tế phát triển, năng suất sản xuất tăng lên; mở ra nhiều ngành nghề sản xuất mới, nhất là ngành nghề dịch vụ, thương mại; tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập của người dân tăng lên, hộ nghèo giảm, bộ mặt nông thôn đổi mới rõ nét. Từ đó, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người 31,2 triệu đồng/năm.

Hiệu quả tuyến đường còn thể hiện ở chỗ xây dựng trên đường lộ cũ có từ lâu nên hạn chế đến mức thấp nhất xâm hại nhà cửa, cây trái, đất sản xuất của người dân nên công tác giải toả, giải phóng mặt bằng thuận lợi, chi phí bồi hoàn thấp, sự đồng tình của người dân rất cao.

Bên cạnh hiệu quả, tuyến đường cũng còn những hạn chế nhất định. Việc xây dựng đường chưa gắn liền với xây dựng cầu, hiện trên tuyến còn 4 cây cầu được xây dựng thời lộ cũ, mặt cầu hẹp, tải trọng nhỏ (2,5 tấn) đã bị hư hỏng, xuống cấp, rất yếu (cầu kinh Hai Được, cầu kinh Công Điền, cầu kinh Mười Hậu và cầu kinh Nước Phèn). Do cản trở của cầu nhỏ, cũ nên phương tiện lưu thông chủ yếu là phục vụ đưa rước khách, việc vận chuyển hàng hoá còn hạn chế, do vậy chưa khai thác hết công năng của tuyến đường, gây lãng phí.

Do nằm gần mép kinh, nhiều đoạn bị sạt lở sâu đến chân lộ làm ảnh hưởng đến độ bền chắc của tuyến đường. Theo thiết kế, lề đường mỗi bên 1,5 m, nhưng thực tế chưa có chỗ nào chừa lề đường theo thiết kế. Do thói quen sinh hoạt theo tuyến lộ cũ nên hầu hết người dân ở đây trồng trọt, mua bán sát mặt đường, thậm chí một số điểm mua bán nhỏ còn kê những kệ hàng hoá trên mặt đường, gây cản trở lưu thông.

Hệ thống cọc tiêu, biển báo hướng dẫn giao thông của cơ quan chức năng chưa đầy đủ; trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát của các ngành, các địa phương thiếu thống nhất, thiếu thường xuyên, chặt chẽ; một số đoạn còn bị chướng ngại vật làm che khuất tầm nhìn, dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Để khắc phục hạn chế trên, các cơ quan chức năng và địa phương cần sớm đầu tư xây dựng mới 4 cây cầu trên tuyến để đồng bộ với cấu trúc, tải trọng mặt đường. Một mặt làm cho lưu thông thuận lợi, phát huy hết công năng và hiệu quả tuyến đường, tránh lãng phí. Mặt khác, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, ngăn chặn tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông, chính quyền, các đoàn thể cần phát động, giáo dục người dân ý thức, trách nhiệm về quản lý, bảo vệ mặt đường, có trách nhiệm gia cố, bảo vệ lề đường trước mặt nhà không để bị sạt lở; thực hiện tốt quy định chừa lề, không trồng trọt, che chắn, sinh hoạt mua bán trên lề đường và thực hiện tốt những quy định về an toàn giao thông.

Trước mắt, chỉ đạo bồi trúc, gia cố ngay những điểm bị sạt lở nhằm bảo vệ ổn định vững chắc tuyến đường; thực hiện lắp đặt đầy đủ các hệ thống cọc tiêu, biển báo hướng dẫn giao thông; thường xuyên tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông; giải toả ngay những điểm mua bán trên lề đường, những chướng ngại vật làm che khuất tầm nhìn nhằm làm giảm bớt tai nạn giao thông có thể xảy ra. Đồng thời, có chu kỳ duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cải tạo để tuyến đường sử dụng lâu dài.

Thực tế 5 năm đưa vào sử dụng tuyến đường, có thể đánh giá đây là loại kết cấu mặt đường cứng có nhiều ưu điểm so với các loại kết cấu khác, thích hợp với vùng đất có địa hình, địa chất ổn định không chỉ ở U Minh mà còn ở nhiều vùng nông thôn khác trong tỉnh. Mặt khác, với kết cấu này cường độ mặt đường cao, giải pháp thi công đơn giản, chi phí đầu tư thấp; dễ duy tu bảo dưỡng và ít tốn kém sửa chữa khi mặt đường bị hư hỏng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng có thể tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm loại hình xây dựng lộ giao thông nông thôn theo kết cấu bê-tông cốt thép so sánh với loại hình đường láng nhựa cả về tính phù hợp, độ bền chắc, về kỹ thuật và giải pháp thi công; đặc biệt là về chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế, từ đó có thể nhân rộng cho nhiều vùng nông thôn trong tỉnh.

Nguyễn Phước Thiện

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).