ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 12-5-25 03:55:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành xây nông thôn mới

Báo Cà Mau Vừa qua, Ðoàn công tác Văn phòng Ðiều phối NTM Trung ương do ông Phương Ðình Anh, Phó chánh Văn phòng làm Trưởng đoàn, có chuyến khảo sát thực tế kết quả xây dựng NTM tại huyện Thới Bình.

Thời gian qua, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, huyện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, Trung ương.

Kết quả, đến cuối năm 2021, toàn huyện đã có 11/11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, đến thời điểm này, qua rà soát, tất cả 11 xã có tiêu chí bị rớt chuẩn, nguyên nhân là do Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 có nhiều nội dung được nâng cao, cả về chất lượng và số lượng.

Cụ thể, theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, đến nay, toàn huyện đạt bình quân 12,18 tiêu chí/xã; về xây dựng xã NTM nâng cao, toàn huyện đạt bình quân 5,27 tiêu chí/xã. Riêng kết quả xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, đến nay theo rà soát, đối chiếu Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 thì toàn huyện đạt được 4/9 tiêu chí, gồm: quy hoạch; thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai; điện; hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công. Còn lại 5 tiêu chí chưa đạt.

Lộ giao thông thông thoáng, khang trang trên địa bàn xã Trí Lực.  Ảnh: VĂN ÐUM

Ðến nay hệ thống văn bản nguồn và các quy định, hướng dẫn mới của Trung ương cho giai đoạn 2021-2025 chưa được hướng dẫn đầy đủ, nên quá trình triển khai và đánh giá kết quả thực hiện hầu hết các địa phương còn lúng túng trong việc hiểu, cách làm và triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí mới. Ðặc biệt, do có nhiều nội dung, tiêu chí mới với yêu cầu cao hơn, dẫn đến tất cả các xã trên địa bàn huyện có tiêu chí bị thiếu, hụt chuẩn, trong đó tập trung ở một số tiêu chí như: quy hoạch; giao thông; thông tin và truyền thông; môi trường; y tế... Qua đó gây khó khăn cho công tác chỉ đạo.

Ở cấp xã, thực tế khối lượng công việc trong xây dựng NTM rất nhiều, nhưng hiện nay không có cán bộ chuyên trách và vị trí này thường xuyên bị thay đổi, do việc luân chuyển cán bộ đã ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả triển khai thực hiện.

Ðối với Văn phòng Ðiều phối NTM huyện, khối lượng công việc lớn nhưng chỉ có một cán bộ chuyên trách, lại sử dụng biên chế của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua đó công việc cũng bị chi phối. Số thành viên còn lại thì kiêm nhiệm nên cũng còn một số nội dung công việc thực hiện chậm tiến độ, chất lượng công việc chưa cao.

Ông Phương Đình Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, cùng Đoàn công tác kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường Tiểu học Trí Phải Đông, xã Trí Phải.

Các thành viên Ðoàn công tác đánh giá rất cao sự nỗ lực cũng như kết quả huyện Thới Bình đạt được trong xây dựng huyện NTM, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện từng tiêu chí, đề xuất các giải pháp cần khắc phục và góp ý thêm các vấn đề như: xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; quan tâm bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống; tích cực trồng nhiều cây xanh; phân loại rác thải để đảm bảo vệ sinh môi trường.      

Ông Phương Ðình Anh ghi nhận nỗ lực và kết quả của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đạt được trong công tác xây dựng NTM hơn 10 năm qua. Ðề nghị huyện tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Ðoàn công tác để tiếp tục phấn đấu tiến tới xây dựng huyện NTM.

Dịp này, Ðoàn công tác cũng có chuyến khảo sát thực tế, kiểm tra việc xây dựng các tiêu chí NTM và NTM nâng cao tại Trường Tiểu học Trí Phải Ðông và mô hình xen canh nuôi tôm càng xanh - lúa trên địa bàn Ấp 10, xã Trí Phải./.

 

Quốc Anh

 

Cần sớm nâng cấp tải trọng cầu Rạch Ruộng Nhỏ

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đang từng bước chuyển mình nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Những công trình trọng điểm như cầu Sông Ông Ðốc không chỉ kết nối các tuyến đường giao thông, mà còn đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá lĩnh vực chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những "nút thắt" hạ tầng đang là rào cản trực tiếp cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Ðổi thay ở lung Máng Diệc

Trận thảm sát tại lung Máng Diệc năm 1970 lấy đi sinh mạng 72 người, gồm cả dân thường và quân giải phóng. Ðây là ký ức đau thương khó quên của Nhân dân Ấp 4, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sau 50 năm giải phóng, với sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, cùng quyết tâm vượt qua nỗi đau của người dân nơi đây, diện mạo lung Máng Diệc ngày càng khởi sắc.

Ðộng lực từ các nghị quyết chuyên đề

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Trong đó, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ đã trở thành động lực mạnh mẽ cho các phong trào đạt hiệu quả thiết thực, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Lan toả tuyến đường cờ Tổ quốc

Về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, đi dọc theo các tuyến đường nông thôn, dễ dàng bắt gặp những lá cờ Tổ quốc tung bay theo gió. Treo cờ từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá, thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, góp phần tô điểm cho bức tranh nông thôn mới (NTM) thêm rực rỡ.

Nền tảng xây dựng nông thôn hiện đại

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/10/2022 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bởi, nghị quyết này không chỉ xác định mục tiêu rõ ràng mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, phát triển kinh tế bền vững và xây dựng diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.

Cà Mau có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/5, Văn phòng UBND tỉnh có thông báo về ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã Phú Thuận (huyện Phú Tân); xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và xã Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 vào ngày 29/4 vừa qua.

Vốn vay nước sạch - Nâng chất cuộc sống nông thôn

Những năm qua, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã giúp hàng ngàn hộ dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện điều kiện sống. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã xây dựng công trình nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và nhà vệ sinh đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.