ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 18:29:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

200 năm - Mầm xanh bên dòng Vĩnh Tế

Báo Cà Mau Kênh Vĩnh Tế được đào 200 năm trước (1819-2024). Kênh có chiều dài hơn 90 km, rộng 30 m, sâu 2,55 m. Ðiểm bắt đầu từ TP Châu Ðốc (An Giang), điểm cuối là TP Hà Tiên (Kiên Giang). Kênh có nhiệm vụ kiểm soát lũ cho toàn vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong thoát lũ ra biển Tây; cấp nước tưới cho khoảng 144.000 ha trên tổng số gần 400.000 ha đất nông nghiệp ở vùng này.

Đây là công trình thuỷ lợi, giao thông gắn liền với lịch sử và đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), là kênh đào dài nhất từ trước đến nay. Hơn 200 năm, kênh Vĩnh Tế phát huy nhiều lợi ích; nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, có vai trò quan trọng trong khai hoang phục hoá vựa lúa miền Tây.

Một đoạn kênh Vĩnh Tế đi qua địa phận TP Hà Tiên, góp phần quan trọng để vực dậy vùng đất hoang hoá ven biển Tây. Ảnh: P.VŨ - H.ÐẶNG

Một đoạn kênh Vĩnh Tế đi qua địa phận TP Hà Tiên, góp phần quan trọng để vực dậy vùng đất hoang hoá ven biển Tây. Ảnh: P.VŨ - H.ÐẶNG

Khơi thông tiềm năng

Theo một số nhà nghiên cứu, công trình kênh Vĩnh Tế có vai trò quan trọng trong công cuộc khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên. Năm 1988, kênh Vĩnh Tế đã trở thành kênh mẹ kết hợp với kênh T4, T5, T6 và một số kênh khác... tạo thành một mạng lưới thuỷ lợi dày đặc đưa nước ngọt từ Sông Hậu vào sâu trong vùng Tứ giác Long Xuyên; cung cấp nước tưới tiêu ổn định, rửa phèn, dẫn phù sa, tăng cường độ phì nhiêu cho đất, cải thiện điều kiện canh tác, làm cây lúa sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Kênh cung cấp nước tưới cho 144.000 ha trên tổng số gần 400.000 ha đất nông nghiệp. Từ đó, đã giúp người nông dân làm lúa 3 vụ/năm... Ðưa Tứ giác Long Xuyên từ một vùng hoang hoá, nhiễm phèn nặng, trở thành vùng trù phú, trọng điểm sản xuất lương thực của ÐBSCL và cả nước; với diện tích gieo trồng lúa từ 350.000-400.000 ha/năm, tổng sản lượng đạt khoảng 5-6 triệu tấn, chiếm 25% sản lượng lúa, gạo của cả ÐBSCL.

“Kênh Vĩnh Tế là một kênh lịch sử, có giá trị xoay chuyển toàn bộ vùng đất Tứ giác Long Xuyên, khi phát huy dẫn nước từ sông Cửu Long về tưới, cải tạo cả một vùng đồng bằng rộng lớn; nó tạo một phương thức khác hẳn trong việc khai thác tự nhiên. Nhờ có con kênh này mà sự chủ động của con người có những phương thức sản xuất mới là canh tác, sản xuất lớn và càng ngày càng lớn; lương thực có thể nuôi cả đất nước và xuất khẩu ra thế giới”, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Ðình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh.

Suốt chiều dài lịch sử, kênh Vĩnh Tế “chuyển mình”, chở nặng phù sa tắm mát ruộng đồng. Ðây không chỉ là dòng nước chảy qua đất đai mà còn là dòng chảy của lòng người, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và đời sống của những nông dân miền Tây chất phác. “Ðến khoảng năm 1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo đào kênh T5. Sau khi kênh T5 hình thành đã mang nước ngọt từ kênh Vĩnh Tế vào khu vực Lạc Qưới (Tri Tôn, An Giang) để rửa phèn; từ đó, vùng đất này được khai hoang, trở thành vùng đất màu mỡ, sản xuất lúa 3 vụ trong năm; năng suất 7 tấn/ha/vụ”, ông Huỳnh Lộc Dũng, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chia sẻ.

Ông Ngô Hồng Nhất, xã An Nông (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cũng là nông dân sinh ra và lớn lên bên dòng kênh Vĩnh Tế, cho biết: “Bao nhiêu thế hệ người nông dân làm ruộng ở đây cũng phải nhờ kênh Vĩnh Tế. Không chỉ đưa nước vào đồng ruộng, con kênh này còn là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên dồi dào; đồng thời còn tạo điều kiện để người dân giao thương hàng hoá... Cuộc sống người dân chúng tôi ngày càng ổn định”.

Như dòng “kênh mẹ”, Vĩnh Tế phân nước tưới mát vùng nông nghiệp trù phú An Giang.

Phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao

Thời gian qua, để khai thác hiệu quả kênh Vĩnh Tế, tỉnh An Giang và Kiên Giang đã nhiều lần cải tạo, nâng cấp. Bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và địa phương, đã xây dựng, phát triển nhiều công trình thuỷ lợi kết nối với kênh Vĩnh Tế để đảm bảo thông thương hàng hoá và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ, về phát triển bền vững ÐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh An Giang đã xây dựng hồ trữ nước ngọt Tha La và Trà Sư bên dòng kênh Vĩnh Tế, gắn với thuỷ lợi, phục vụ liên kết sản xuất cho khoảng 30.000 ha đất nông nghiệp trong vùng Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ; ứng phó với hạn hán, mặn xâm nhập, giúp tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Trong tương lai, kênh sẽ tiếp tục giữ vai trò trong việc định hướng phát triển nông nghiệp, nhất là trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Kênh còn tạo cơ hội phát triển các mô hình nông nghiệp bền vững, như canh tác kết hợp lúa - tôm, lúa - cá, góp phần đa dạng hoá kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trước những biến đổi của thời tiết, khí hậu, mực nước biển dâng, phát triển thượng nguồn sông Mê Kông và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, kênh Vĩnh Tế đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như: cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn, sạt lở, bồi lắng, sụt lún... Ðiều này gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, chuyên gia cao cấp Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia: “Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi gắn với phát triển nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên là yêu cầu quan trọng để phát triển nông nghiệp xanh, hiện đại và bền vững. Chúng ta phải chuyển từ sản xuất nông nghiệp, lấy số lượng là chính, sang làm kinh tế nông nghiệp thuận thiên và có hiệu quả kinh tế. Tận dụng các công trình thuỷ lợi để khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên trên quan điểm chống lũ nhưng phải kiểm soát lũ. Mặt khác, việc chống mặn nhưng phải xem nước lợ, nước mặn là tài nguyên, chứ không phải chống mặn là triệt tiêu mặn, phải chung sống hài hoà với biển, không đương đầu với biển”.

 “Ðể khai thác hiệu quả tiềm năng từ kênh Vĩnh Tế, cần có những giải pháp đồng bộ và bền vững. Việc đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, phát triển nông nghiệp, công nghệ cao, du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả là những nhiệm vụ cấp bách”, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẻ.

200 năm kênh Vĩnh Tế đánh thức tiềm năng vùng Tứ giác Long Xuyên, và giờ dòng kênh huyền thoại này đang trở thành trọng điểm khi vùng Tứ giác Long Xuyên bắt tay thực hiện Ðề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL./.

 

Phong Phú - Châu Sa

 

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.

Nghề dệt của đồng bào Khmer vùng biên giới

Ðồng bào Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các dân tộc thiểu số, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long cải thiện rõ rệt.

Giữ nghề dệt thổ cẩm ở làng Chăm

Trong căn nhà gỗ 3 gian trưng bày hàng thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), lão Mohamach chậm rãi rót trà. Hơi nóng toả lên, hoà vào không khí tĩnh lặng của ngôi làng. Hôm nay là ngày lễ Ramadan, khách đến thăm vào dịp này không nhiều, nhưng họ muốn tìm hiểu văn hoá, phong tục của đồng bào, nên lão vui vẻ nhận lời.

Ðổi thay đất anh hùng

Mùa này, nắng nhuộm vàng những vườn cây trĩu quả bên bờ Sông Hậu, xuyên qua Cù lao Tân Quy, những con đường thẳng tắp, rợp bóng cây như minh chứng đất Cầu Kè đang khoác lên mình diện mạo mới; một vùng quê trù phú, điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Trà Vinh.

Tinh hoa mặn mà từ biển Bạc Liêu

Nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Bạc Liêu từ lâu đã nổi danh với nghề làm muối truyền thống. Những cánh đồng muối trắng xoá trải dài, lấp lánh dưới ánh mặt trời, không chỉ là nguồn sinh kế của người dân địa phương mà còn là biểu tượng văn hoá độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây được coi là thủ phủ muối khi là một trong những nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước nằm ở 2 huyện: Hoà Bình và Ðông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân nơi đây đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế và kế thừa nghề làm muối độc đáo qua bao thế hệ.

Muối Bạc Liêu và cơ hội vươn mình

Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và dùng để giao lưu, trao đổi phục vụ cho mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan đát và làm muối... Hầu hết các nghề này đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm nay.

Hương tràm vùng biên

Tháng Giêng, trời biên giới Tây Nam hanh hao nắng. Nước bắt đầu rút nhanh trên các nhánh sông, để lại dòng kênh ven rừng sánh màu nâu đỏ của lá tràm khô, bờ kênh phơi mình trong nắng vàng óng ánh, ửng lên màu vàng cháy của phèn. Phía bên kia tuyến dân cư thưa thớt là vệt rừng tràm khô khát. Vậy là chúng tôi đã lọt thỏm vào khu vực 730 ha rừng tràm do Trung đoàn 30, Sư đoàn 4 quản lý dọc biên giới Tây Nam thuộc địa phận huyện Giang Thành và Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang.

Mùa quýt hồng chín rộ

Trong những ngày giáp Tết nguyên Đán, Ất Tỵ 2025, trên vùng đất phù sa châu thổ Cửu Long thuộc các xã Long Hậu, Tân Thành, Hòa Thành và Vĩnh Thới, Vĩnh Hậu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đang vào mùa quýt hồng chín rộ, thu hút hàng ngàn du khách đổ về tham quan, check-in và thưởng thức những quả quýt chín vàng tươi, ngọt lịm.

Thúc đẩy kinh tế biển phát triển

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 140/QÐ-TTg ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ðây là quy hoạch mang tầm chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế biển phát triển.

Cổ tích ở Cù lao Ông Hổ

Nhơn Mỹ, xã ở Cù lao Ông Hổ, huyện Chợ Mới (An Giang), từ lâu đã được nhắc đến như biểu tượng của tinh thần học tập ở miền Tây Nam Bộ. Trước đây, Nhơn Mỹ là vùng đất nghèo khó, nơi người dân đa phần sống dựa vào những mảnh ruộng, mùa nước nổi lại thêm lo toan chồng chất. Thế nhưng, bằng sức mạnh của giáo dục và sự nỗ lực không ngừng, Nhơn Mỹ đã vươn mình, trở thành “Làng hiếu học” như một câu chuyện cổ tích giữa thế kỷ 21.