ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 12-5-25 02:43:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

37 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023

Báo Cà Mau (CMO) Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký Quyết định công nhận 37 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.

Bộ sản phẩm chả lụa bò - chả mọc - bò viên của Hộ kinh doanh Thúy Lực (Phường 2, TP Cà Mau) là 1 trong 37 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.

 

Theo đó, các sản phẩm gồm: Rượu nếp cẩm, Công ty TNHH MTV rượu nếp ngon Hoài Vẹn (ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch); tương ớt Dari, Công ty Cổ phần LANDVIFOOD (Ấp 2, xã Tân Lộc), huyện Thới Bình.

 

Bộ sản phẩm ba khía trộn sẵn và riêu ba khía, mắm tôm chua ngọt, HTX ba khía Đầm Dơi (ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc); bộ sản phẩm tôm khô nguyên vỏ, tôm khô đất, tôm khô chà bông, HTX Nguyễn Thơ (ấp Cái Keo, xã Quách Phẩm); bộ sản phẩm ví, thắt lưng, dép từ da cá sấu, HTX Dịch vụ nông lâm thuỷ sản Hoa Nam (ấp Bến Bào, xã Quách Phẩm Bắc); bộ sản phẩm ba khía muối - ba khía trộn Ngọc Thêm, bộ sản phẩm chả cá phi - khô cá phi, HTX Nuôi trồng thủy sản Huy Thịnh (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt); khô tôm tít, bộ sản phẩm khô cá lù đù xẻ và khô cá lù đù 1 nắng, bộ sản phẩm khô cá mào gà và chả cá mào gà, HTX Mắm cá mào gà (ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân); chả tôm chiên, Hộ kinh doanh Ngọc Giàu (ấp Tân Thành, xã Tân Tiến); tôm khô Sông Đầm, HTX Sông Đầm (ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân); bộ sản phẩm tôm khô và tôm khô chà bông Trúc Thương, HTX Trúc Thương (ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân); bánh phồng tôm, HTX Nuôi trồng thủy sản Hồng Hoa (ấp Đồng Tâm B, xã Tân Duyệt), huyện Đầm Dơi.

 

Ba khía Rạch Gốc muối mặn, Hộ kinh doanh Châu Sang (Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc); bánh phồng tôm, Hộ kinh doanh Lê Kim Tuyền (ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây); tôm khô nguyên vỏ, mắm ruốc, bánh phồng nghêu, HTX Tân Phát Lợi (ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây); bánh phồng tôm, tôm khô tách vỏ, Công ty TNHH Con Tôm (ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây), huyện Ngọc Hiển.

 

Bộ sản phẩm chả cá phi và chả cá viên, HTX Hưng Hiệp Tiến (ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân).

 

Bộ sản phẩm Chitin - Chitosan, bộ sản phẩm Protein tôm thủy phân - dịch mực thủy phân - bột tôm thủy phân và ASTAXANTHIN, Công ty cổ phần Việt Nam Food (ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân); bộ sản phẩm túi xách, ba lô, ví từ lá bồn bồn, HTX nuôi trồng thủy sản Hà Nguyên (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú); dưa bồn bồn, HTX bồn bồn Minh Duy (ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông); tôm khô; bánh phồng tôm, HTX Chế biến thương mại dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát (ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ), huyện Cái Nước.

 

Bộ sản phẩm trà xạ đen túi lọc, trà đinh lăng túi lọc, trà dây thìa canh túi lọc, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hùng Khánh (ấp Mũi Tràm C, xã Khánh Bình Tây Bắc); cá khô bổi, HTX nông nghiệp cá khô bổi Tư Hùng (Ấp 3, xã Trần Hợi); dây chuyền máy chế biến bột cá, Công ty TNHH MTV Đặng Lợi (Khóm 3, thị trấn Sông Đốc), huyện Trần Văn Thời.

 

Bột ngũ cốc An An, Hộ kinh doanh Quách Tệt (Khóm 4, Phường 7); bộ sản phẩm chả lụa bò - chả mọc - bò viên, Hộ kinh doanh Thúy Lực (số 107, đường Phạm Văn Ký, Phường 2); Trà gừng túi lọc, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ trà Thu Hà (Khóm 7, Phường 8); bộ sản phẩm rượu hương lúa Xóm Dừa, rượu đông trùng hạ thảo, rượu nhàu, Công ty TNHH MTV Nguyễn Gia Cà Mau (Khóm 1, Phường 8); cửa cổng hoa văn công nghệ CNC, Công ty TNHH MTV TMDV Tiến Tài (ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm), TP Cà Mau.

 

Sở Công thương được Chủ tịch UBND tỉnh giao làm cơ quan Thường trực Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

 

Từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2023 tặng thưởng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được công nhận, với số tiền 2.000.000 đồng/1 sản phẩm, bộ sản phẩm và tổ chức trao giấy chứng nhận theo đúng quy định hiện hành.

Việc trao chứng nhận sẽ được diễn ra trong thời gian tới./.

 

 

Phú Hữu

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.