ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:37:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

9X mê “nông nghiệp mặn”

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2021, chàng thanh niên 9X quê ấp Tân Thành, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, nhận “cú đúp” về ý tưởng khởi nghiệp. Với dáng vẻ thư sinh nhưng Lâm Quốc Nhựt là người đầy bản lĩnh, sống có đam mê và quyết tâm biến đam mê thành hiện thực.

Vừa qua, Dự án “Trồng và phát triển cây chịu mặn, chịu hạn có giá trị kinh tế cao, thích ứng biến đổi khí hậu” của Lâm Quốc Nhựt đọat giải Nhì cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021, do Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Ngoài giải thưởng 30 triệu đồng, dự án sẽ được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của Trung ương Ðoàn, với mức vay tối đa 500 triệu đồng; đó được xem là động lực trong quá trình khởi nghiệp của Nhựt.

Liên tiếp sau đó, Nhựt giành giải Nhì từ cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2021, cũng từ chính “đứa con tinh thần” là dự án nói trên. Ðó là động lực để Nhựt tiếp tục mang dự án đến với cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp khu vực và xuất sắc giành giải Nhất. Ðiều phấn khởi, đây là năm thứ 2 liên tục, tỉnh Cà Mau có ý tưởng xuất sắc giành giải Nhất.

Cuộc thi cấp khu vực với nhiều dự án được đánh giá cao, nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới có tính sáng tạo, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp và quyết tâm thành lập doanh nghiệp của giới trẻ; từ đó tạo ra lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, sáng tạo cho địa phương nói riêng và cho vùng ÐBSCL nói chung. Giải Nhất trị giá 75 triệu đồng là động lực, cũng như cơ hội phát triển dự án trong tương lai.

Thành lập tháng 10/2021, Công ty HALOFAI do Nhựt làm giám đốc là công ty khởi nghiệp về lĩnh vực nông nghiệp mặn thích ứng biến đổi khí hậu, có trụ sở tại tỉnh Cà Mau. Công ty chuyên cung cấp các giải pháp canh tác thực vật chịu mặn, có thể sử dụng nước mặn và chất thải nuôi trồng thuỷ sản để tưới; đồng thời, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm chế biến từ những thực vật chịu mặn.

Với slogan “HALOFAI - Hương vị từ đất mặn”, HALOFAI triển khai mô hình nông nghiệp mặn bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Với mong muốn phủ xanh đất nhiễm mặn, cùng nông dân tạo ra sản phẩm đặc trưng, đóng góp cho cộng đồng.

Các sản phẩm được HALOFAI giới thiệu tại cuộc thi bao gồm: kim chi rau nhót; thực phẩm chức năng được sản xuất từ măng tây biển và hạt giống rau măng tây biển. Lâm Quốc Nhựt chia sẻ: “Từ năm 2019, các thành viên đã trồng thực nghiệm ở các tỉnh trong cả nước; ban đầu là miền Bắc, miền Trung và về sau là các tỉnh khu vực phía Nam như: Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau; đã tiến hành khảo nghiệm và hướng đến trồng diện tích lớn vào năm 2022 này. Trong 10 ha, dự kiến 8 ha sẽ dành cho việc trồng các giống cây bản địa như: rau nhót, sam biển, sam đất, rau diệu và 2 ha còn lại sẽ trồng măng tây biển; sẽ trồng phủ khắp các trang trại trong cả nước”.

Lâm Quốc Nhựt bên các sản phẩm do anh tạo ra, giờ nhiều sản phẩm đã có thương hiệu trên thương trường.

Hướng về Cà Mau, Nhựt trần tình: “Khi đã quyết định mang về quê trồng là phải theo sát bà con; bởi vì thổ nhưỡng và tập quán canh tác của quê mình không giống những địa phương khác; nên muốn đem về quê trồng với diện tích lớn thì mình phải đeo đến cùng, đồng hành cùng bà con”.

Tiến sĩ Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, cho biết: “Ở Cà Mau, qua 3 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, nhận thấy số lượng hồ sơ tăng lên, quy mô của mình không còn là cấp tỉnh nữa mà là cấp vùng. Cà Mau đăng cai lĩnh vực đặc biệt: lĩnh vực nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu… Dự án sản phẩm được HALOFAI trồng và sản xuất cây có khả năng chịu mặn là mô hình mới nhất Việt Nam; cây rau có khả năng chịu mặn, dự án phù hợp với xu hướng ảnh hưởng biến đổi khí hậu như hiện nay”.

Nhựt cho biết thêm: “Nông nghiệp mặn” là ngành còn rất mới mẻ trên thế giới; bản thân tôi và các bạn đã mất 3 năm để viết, tạo ra một kịch bản hoàn chỉnh, dự phòng tất cả các tình huống xảy ra và có giải pháp khắc phục để mang lại hiệu quả cao nhất như mong đợi”.

Nhìn lại chặng đường gian khó đã qua, Nhựt đặc biệt gửi lời tri ân đến Nicholas Tan Shell và Nguyễn Thuỳ Vy; những người đã đi cùng anh từ những ngày đầu; giờ còn có thêm Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau đồng hành thì tin chắc rằng mình sẽ đi xa hơn nữa.

Ðiều băn khoăn nhất hiện nay, từ giải thưởng của Trung ương Ðoàn, công ty hiện đang “khát” vốn nhưng vẫn chưa tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi nào; chưa được kết nối doanh nghiệp để đầu tư xúc tiến thương mại. Nếu không có nguồn hỗ trợ vốn vay ưu đãi thì mọi cố gắng vừa qua chỉ xem như “huề” vốn; không đầu tư sản xuất lớn hơn được nữa.

Những người trẻ khởi nghiệp như Lâm Quốc Nhựt đang rất cần trợ lực từ nguồn vốn vay ưu đãi, để chắp cánh cho ước mơ trở thành hiện thực từ những giống cây trồng đặc trưng của ngành “nông nghiệp mặn”./.

 

Phú Hữu

 

Liên kết hữu ích
  • Đặt vé máy bay Emirates trên Traveloka

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).

Chìa khoá quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên

Ngày nay, ngân hàng số không còn là chuyện riêng của người lớn mà đã trở thành một công cụ hữu ích giúp giới trẻ làm quen với tài chính. Khi tiếp cận sớm các dịch vụ ngân hàng, học sinh, sinh viên (HS, SV) có thể rèn luyện thói quen quản lý tiền bạc, biết cách lập ngân sách, kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng chi tiêu quá tay. Quan trọng hơn, những kỹ năng này không chỉ giúp các em vững vàng về tài chính ngay từ khi còn trẻ mà còn góp phần định hình tư duy tài chính thông minh cho tương lai.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.