ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:50:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Âm nhạc là hơi thở cuộc sống

Báo Cà Mau Đúng lịch hẹn, người giáo già chuẩn bị “giáo án” và ôm cây đàn guitar gỗ “lên lớp”. Lớp học là góc nhỏ trong cửa hàng, chỉ có duy nhất một học trò, giờ dạy khoảng 45 phút. Ấy vậy mà chỉ sáu tháng qua, đã có hơn 20 người yêu đàn, họ là học sinh, là cán bộ, nhân viên, hay đơn giản là người say mê tiếng đàn… đến đăng ký làm học trò, và đã có hơn 2/3 trong số đó “tốt nghiệp”.

Đúng lịch hẹn, người giáo già chuẩn bị “giáo án” và ôm cây đàn guitar gỗ “lên lớp”. Lớp học là góc nhỏ trong cửa hàng, chỉ có duy nhất một học trò, giờ dạy khoảng 45 phút. Ấy vậy mà chỉ sáu tháng qua, đã có hơn 20 người yêu đàn, họ là học sinh, là cán bộ, nhân viên, hay đơn giản là người say mê tiếng đàn… đến đăng ký làm học trò, và đã có hơn 2/3 trong số đó “tốt nghiệp”.

“Tập luyện kỹ thuật theo kiểu nhìn, tập theo lại dễ tiếp nhận hơn là việc nghiên cứu và áp dụng lý thuyết để học đàn guitar. Người có khiếu, siêng tập thì bốn tháng là đàn được, đệm được, rành rẽ ngón nghề. Riêng tôi, truyền thụ lại cũng là cách tôi trau dồi nghề, bởi ngày nào cũng cầm đàn, cũng dạy nhạc lý thì chẳng bao giờ lụt nghề”, ông Ðoàn Kỳ, chủ cửa hàng nhạc cụ Ðoàn Kỳ, tâm tình.

Duyên nghiệp

Là người Sài Gòn, trước đây từng làm cu li, thủ kho cho một công ty xây dựng ở trên đó. Buồn chuyện gia đình, năm 1976, ông xin chuyển về làm việc ở Cà Mau để khuây khoả. Thoả cái thú vui ở đời, mỗi khi chiều buông, ông lại ôm đàn một mình. Một lần tình cờ ông Tư Ðôi để ý (lúc bấy giờ ông Tư Ðôi là Trưởng Phòng Văn hoá thị xã Cà Mau), mời ông về để thành lập đội văn nghệ phong trào. Mới ngấp nghé qua tháng, ông Hai Kiệt là Bí thư Thị đoàn "kéo" ông về Thị đoàn làm nhạc công guitar bass của đội xung kích. Chưa bao lâu, ông Hai Kiệt chuyển công tác về Tỉnh đoàn Minh Hải, ông Ðoàn Kỳ theo luôn, trở thành thành viên đội ca khúc chính trị Tỉnh đoàn, tham gia nhiều chương trình hoạt động và lưu diễn các tỉnh ở phía Bắc.

Bước sang tuổi 62, ông Đoàn Kỳ vẫn vui tươi, lạc quan, yêu đàn và yêu nghề dạy đàn.

“Công tác gần hai năm ở Tỉnh đoàn. Vì cuộc sống khó khăn, mà lương không phải lãnh tháng như bây giờ, tận ba tháng một lần được 33 đồng; trong khi, tháng nào cũng ghi sổ nợ ở tiệm cơm tám - chín đồng bạc, nên tôi xin nghỉ hẳn, về đi đờn đám cưới, hữu sự mưu sinh”, ông Ðoàn Kỳ tươi tắn. Ở thời đó, ông Kỳ đâu có nghiệp vụ sư phạm, biết đàn là nhờ được học ở nhà dòng do các ma sơ và cha xứ chỉ dạy từ năm lớp 5-12 nên biết gì dạy nấy, thế mà người học mau biết, có ngón nghề hẳn hoi.

Năm 1982, ông Kỳ được mời về công tác tại một xí nghiệp đông lạnh, làm trưởng ban văn nghệ và phong trào; tại đây, ngoài làm chương trình văn nghệ phục vụ công nhân làm ca đêm, ông còn thành lập nên đội văn nghệ của xí nghiệp, hỗ trợ Tỉnh đoàn nhiều hội diễn ở Nghệ Tĩnh và TP Hồ Chí Minh.

Lật mở những hình ảnh lưu giữ cảm xúc tuổi thanh xuân lãng tử với mái tóc dài, dáng dấp phong trần, ông trầm ngâm: “Duyên nghiệp không dứt được. Chứ lúc nghỉ ở xí nghiệp về làm nghề đóng thùng nước đá bỏ mối cho người ta là định yên vị rồi đó. Ngờ đâu anh Ba Chiến, Giám đốc Nhà Văn hoá trung tâm, rủ rê về thành lập đội văn nghệ đầu tiên của tỉnh, mà ít lâu sau làm đình đám quá trời”.

Năm 1989, bằng kinh nghiệm bản thân, ông dạy nhạc lý, dạy đàn guitar cho các lớp ở nhà văn hoá trung tâm, sau đó mở lớp đại trà cho các nhà văn hoá huyện. Ông còn hợp đồng dạy nhạc cho các trường trên địa bàn thành phố để vừa dạy, vừa tích luỹ kiến thức và học hỏi kỹ năng sư phạm. Ðể tạo sân chơi đa dạng cho lớp trẻ, ông trở lại Sài Gòn học đàn organ, từ năm 1991-1994, ông đào tạo rất nhiều bạn trẻ về đàn organ và tham gia nhiều cuộc thi đàn organ đoạt giải cao. Năm 2000, ông được Bộ Văn hoá - Thông tin tặng Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá quần chúng.

Vui nghề “nhạc sư”

Mở cửa từ lúc 6 giờ 30 đến 19 giờ, mỗi ngày ông giáo già dạy từ ba đến bốn học trò, tuỳ theo lịch đăng ký. Ông lý giải: “Tôi chỉ dạy cho một người học, để giúp người có năng khiếu học nhanh hơn, tốt hơn. Phương pháp dạy rõ ràng, lý thuyết cơ bản được học dần theo áp dụng. Trò nào chậm lắm thì sáu tháng sẽ biết chơi đàn guitar (ba buổi/tuần), còn organ thì một năm, piano thì hai năm (dạy theo sách)”.

Không gian cửa hàng được bày trí giản dị với những cây đàn guitar gỗ đặt trên giá đỡ hình chữ A và treo dọc dài trên giá; vị trí đặt đàn piano và organ đẹp mắt, tạo điểm nhấn rất riêng. Góc bên là phòng tranh gạo và thư pháp do một người bạn ký gửi trưng bày. Thầy Ðoàn Kỳ tâm tình: "Nhờ cậu em gợi ý, hùn hạp mở cửa hàng, tôi mới có được như hôm nay. Thời gian đầu khá rối rắm, vì theo thoả thuận, cậu em lo thủ tục, tôi chạy vật tư, sau đó thuê mặt bằng. Mọi chuyện chu tất, ngày khai trương khấp khởi, đùng một cái cậu em có việc riêng gia đình nên để hết lại cho tôi. Khi đó tôi đang dạy một lớp đàn, đành thôi dạy, nhờ sự trợ giúp vốn từ học trò quyết duy trì cửa hàng đến nay".

Lúc dạy nhạc ở Trường Tiểu học Nguyễn Tạo, ông được bổ túc chuyên môn về sư phạm mỗi dịp hè, rồi nghề dạy nghề, nay rành mạch phương pháp dạy. Ðặc biệt với guitar, ông tự soạn bài giảng và có cách dạy riêng, dễ hiểu, dễ học, nên từ khai trương đến giờ, đã có hơn 20 học trò theo học. Mỗi giờ lên lớp, mỗi khi được ôm đàn dạy trò so dây, nắn phím, hay những lúc tình tang, nhâm nhi chén rượu với những người bạn già là niềm vui tuổi xế chiều của ông. Chỉ trăn trở một nỗi, ngày nay, nhạc cụ hiện đại hoá, hữu sự, hay hội diễn đều nhờ USB (chép nhạc sẵn) thay cho đàn, trong khi những âm thanh thực của đàn (hay gọi là nhạc sống) mới mang đến cho người nghe, người hát niềm cảm hứng và dạt dào xúc cảm.

Bàn tay lả lướt trên dây đờn khảy một cách nhịp nhàng, người giáo già nhắm nghiền mắt. Tiếng guitar réo rắt vang lên những cung bậc trầm, bổng, lúc nhanh, lúc chậm như khoả lấp sự ồn ào của phố thị giờ tan ca. Với ông, âm nhạc chính là hơi thở cuộc sống!./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.