ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 15-11-24 17:37:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ấm no nhờ biển

Báo Cà Mau (CMO) Vậy là đã qua hơn 6 tháng sau chuyến tuần tra 5 ngày trên biển, nhưng hình ảnh những ngư phủ vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi như mới hôm qua. Những ngày lênh đênh ấy dù có phần vất vả, song đã giúp tôi hiểu cuộc sống của ngư phủ cũng chông chênh như những cơn sóng mà họ phải đối mặt từng phút, từng giờ.

Là thế hệ thứ 2 kế thừa truyền thống gia đình, tài công Nguyễn Minh Chiến, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc có hơn 12 năm cầm lái tàu cá số hiệu CM 91708 TS lênh đênh dọc ngang trên biển. Khoảng thời gian 12 năm không dài so với lớp đàn anh đi trước, nhưng đủ để anh nếm trải hết những vui buồn, cay đắng và cả những kỷ niệm đẹp của đời ngư phủ. “Tôi làm tài công 12 năm nhưng đi biển từ khi 15-16 tuổi, đến nay đã qua tuổi 43, gần như không có gì trên biển mà bản thân chưa trải qua”, anh Chiến chia sẻ.

Mới bưng ly nước chưa kịp uống bỗng có tiếng ầm ầm bên thành tàu, chiếc tàu cá công suất 400 CV lập tức chao đảo, hất tung nước trong ly ra ngoài. Hơn 10 thuyền viên trên tàu sau một phút bất ngờ lại trở về vị trí ban đầu của mình. Anh Chiến nhanh chóng quay tay lái vài vòng hướng mũi tàu về phía những cơn sóng đang dồn dập hướng về mình và bình thản chia sẻ: “Biển lúc nào cũng vậy, có khi rất hiền hoà nhưng có lúc rất dữ dội. Biển mang lại cho ngư dân cuộc sống, biển cũng có thể lấy đi cuộc sống của nhiều ngư dân bất cứ lúc nào”.

Dù biết biển cả hiểm nguy, nhưng tôi không nghĩ mọi thứ lại diễn ra rất nhanh, khó mà trở tay kịp. Như hôm ấy, chỉ trong vòng vài phút, từ mặt biển trong xanh êm đềm bỗng dưng nổi lên những cơn sóng cao gần nửa mét, vỗ ầm ầm vào thành tàu như muốn nuốt chửng tất cả những gì trên đường đi của nó.

Công việc cất lưới được tiến hành nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Với làn da rám nắng, vóc người to khoẻ, chân tay rắn chắc, ngư phủ Đặng Văn Thịnh, thuyền viên của tàu CM 91708 TS, chia sẻ thêm: “Dù hơn 30 năm gắn bó với biển, chứng kiến và trải qua biết bao phong ba, bão táp, thậm chí cả cơn bão số 5, chính vì thế, đôi lúc nhớ lại cũng có chút run sợ. Không chỉ sợ mưa bão thất thường mà còn sợ đánh bắt thất bát. Những chuyến biển không có tôm cá, đồng nghĩa với cuộc sống gia đình sẽ khó khăn”.

Nhắc đến sự tang thương mà cơn nbão số 5 (năm 1997) gieo rắc, mọi người trên tàu bỗng trầm ngâm hẳn. Thấy không khí trầm lắng, lão ngư Thịnh cất giọng khích lệ, cái gì đã qua hãy để nó qua, nghề nào không có chuyện buồn vui, quan trọng là mình không thể bỏ biển thì cứ bám biển, hy vọng mẻ lưới này cất lên sẽ đầy tôm cá.

Nhắc đến mẻ lưới đang được thả sâu trong lòng biển như thức tỉnh mọi người trên tàu. Không khí lao động trở nên sôi động hẳn lên, ai vào việc của người đó để chuẩn bị sẵn sàng cho việc cất lưới. Kéo trong hầm ra những chồng rổ, chậu cao khỏi đầu người chuẩn bị cho việc phân loại cá, tôm, mực… khi cất lưới, anh Trần Văn Đoàn (Khóm 3, thị trấn Sông Đốc) chia sẻ, nghề biển khó khăn, vất vả và hiểm nguy là vậy, nhưng cũng nhờ biển mà gia đình anh mới có cuộc sống ổn định.

Chiếc tàu 400 CV tiếp tục được tài công Chiến tăng ga rẽ sóng hướng về phía trước, kéo theo là mảnh lưới dài hàng trăm mét và sự kỳ vọng của hơn chục thuyền viên trên tàu. “Thật khó khăn để tồn tại giữa biển cả, nhưng sự kỳ vọng ấy là áp lực không nhỏ cho các tài công, bởi phía sau họ còn mẹ, vợ, con và em út… đang rất mong chờ mỗi khi tàu nhổ neo vươn khơi. Họ kỳ vọng mỗi mẻ lưới cất lên sẽ đầy cá tôm để đủ tiền lo thang thuốc cho cha mẹ già, con cái học hành, sửa chữa nhà cửa…”, anh Chiến bộc bạch.

Cá sau khi đánh bắt được phân loại để bảo quản.

Trên tàu ai cũng kỳ vọng và chờ đợi, nhưng có lẽ anh Đoàn Văn Chính là người có khao khát cháy bỏng nhất. Bởi cả gia đình gồm mẹ già đang bệnh và 3 con đang tuổi ăn, tuổi lớn ở quê hương Trà Vinh chỉ trông chờ vào những chuyến biển của anh. Anh Chính tâm sự, đã trải qua rất nhiều nghề nhưng vẫn không đủ nuôi gia đình, chỉ từ khi đi biển, cuộc sống có phần ổn định hơn. Do đó, dù ngày nào cũng phải đối mặt với nắng gió, với sóng dữ, với những cơn bão biển, với những bữa ăn không thể ngồi yên vì sóng biển…, nhưng mỗi khi nghĩ về gia đình, anh lại nỗ lực vượt qua, ngày qua ngày vậy mà cũng hơn 5 năm.

Vì gia đình, vì vợ con, không ít ngư phủ chẳng đoái hoài đến sự an nguy của chính họ, sẵn sàng đương đầu với sóng dữ. Theo kinh nghiệm nhiều năm bám biển của mình, ông Thịnh chia sẻ, những lúc có bão, biển động lại là lúc khai thác rất hiệu quả. Chính vì thế, không ít ngư phủ biết có bão nhưng cũng liều mạng cố thả thêm một, hai mẻ lưới mới chạy trú bão. “Chuyện sóng to, gió lớn, chúng tôi cả đời đối mặt với nó nên quen rồi”, ông Thịnh hiền hoà nói.

Nhắc lại ngày đầu theo nghề, ông Thịnh kể tiếp, lúc đó là thanh niên độ tuổi 19, đôi mươi, sức khoẻ dồi dào, nhưng chỉ mới ra khỏi cửa Sông Đốc, chưa bao xa, sóng dập cho mấy lượn, ói ra mật xanh. Tưởng không thể theo nghề được, nhưng rồi dần dần cũng quen và đến nay nhìn lại, gần như cả đời gắn liền với biển cả và đã vượt qua không biết bao nhiêu cơn sóng dữ.

Câu chuyện kết thúc vừa lúc tài công Chiến ra hiệu chuẩn bị cất lưới. Công việc quá quen thuộc, mọi người về đúng vị trí của mình. Sau gần 30 phút hồi hộp chờ đợi, cuối cùng phần quan trọng nhất cũng đến, túi cá được cất lên boong tàu. Tuy nhiên, không như kỳ vọng của mọi người, mẻ lưới chỉ mang về khoảng 100 kg cá tôm các loại. Nhìn thành quả, tài công Chiến thở dài: “Mẻ lưới này lỗ tiền dầu, phải trông chờ mẻ kế”.

Mọi người nhanh chóng phân loại cho vào hầm bảo quản, tài công Chiến tiếp tục hụ ga cho tàu tiến thẳng ra khơi đương đầu với sóng to, gió lớn. Công suất 400 CV là loại tàu khai thác lớn, thế nhưng giữa biển trời mênh mông, nó trở nên vô cùng nhỏ bé. Nhìn lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên boong tàu tiến thẳng ra khơi, lòng tôi dâng trào một cảm xúc khó tả. Họ, những ngư dân không chỉ dũng cảm đương đầu với sóng dữ để đảm bảo cuộc sống của gia đình, góp phần to lớn vào sự phát triển của quê hương, mà sự hiện diện của họ còn như một lời khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước./.

Toàn tỉnh hiện có 4.943 phương tiện khai thác thuỷ sản. Theo đó, sản lượng hàng năm mang về trên 230.000 tấn, chiếm hơn 40% tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh. Ngoài ra, nghề khai thác và các dịch vụ hậu cần, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trong và ngoài tỉnh.

Nguyễn Phú

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.