ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 15:27:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

An toàn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ

Báo Cà Mau Vượt qua sự vất vả, khó nhọc và cả những hiểm nguy luôn rình rập... những công nhân ngành điện miệt mài lao động bất kể thời gian, để đảm bảo dòng điện đến với mọi nhà.

Ứng trực 24/24 để xử lý sự cố là nhiệm vụ thường xuyên của người thợ điện, do đó, việc phải thức khuya, dậy sớm, làm việc không ngày lễ, Tết đã trở nên quen thuộc đối với họ. Song, điều kiện địa hình, thời tiết, áp lực thời gian, thậm chí là những hiểm nguy luôn rình rập... mới là nỗi vất vả, gian truân lớn nhất của những công nhân ngành điện, đặc biệt là những người trực tiếp tại hiện trường.

Ông Trần Hoàng Dũng, Ðội phó Ðội Quản lý tổng hợp Khánh An, chia sẻ: "Làm nhiều thành quen với môi trường, nên thời tiết nắng nóng hay mưa gió cũng không đáng ngại. Ðiều anh em quan tâm nhất là áp lực về thời gian. Khi xảy ra sự cố làm sao phải khắc phục được sớm nhất, hiệu quả nhất, kể cả ngày hay đêm".

Với mục tiêu khắc phục sớm nhất các sự cố nên bất kể thời gian nào, những công nhân áo cam luôn có mặt tại nơi cần. Những nỗ lực này có thể thấy rõ nhất qua chỉ số độ tin cậy trong cung cấp điện. Cụ thể, dù nhu cầu điện từ đầu năm đến nay luôn tăng cao, trong khi nguồn điện khó khăn, nhưng thời gian mất điện của khách hàng bình quân (SAIDI) chỉ 100,9 phút, tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 0,68 lần trên một khách hàng và tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 1,05 lần trên khách hàng.

Công ty Ðiện lực Cà Mau luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị, phương tiện, bảo hộ an toàn lao động.

Ðặc thù công việc luôn chịu tác động từ môi trường thời tiết và thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy nên công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động luôn được Công ty Ðiện lực Cà Mau đặt lên hàng đầu, nhằm không chỉ đảm bảo an toàn cho công nhân viên mà còn góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện phục vụ người dân.

Ông Huỳnh Hữu Quang, Giám đốc Công ty Ðiện lực Cà Mau, cho biết, công tác an toàn luôn được triển khai, chấn chỉnh từ các đội, tổ cho đến từng công nhân, người lao động trực thuộc đơn vị. Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động từ biện pháp tổ chức đến kỹ thuật. Ðơn vị cũng đã thực hiện kiểm tra an toàn sử dụng điện của khách hàng, nhất là khách hàng có sử dụng máy phát điện.

Ðể thuận lợi hơn trong kiểm tra, giám sát an toàn lao động của các đơn vị, Công ty Ðiện lực Cà Mau đã triển khai thực hiện phần mềm “Giám sát an toàn”, nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát trên phần mềm và tại hiện trường làm việc của các nhóm công tác để chấn chỉnh sai phạm, thiếu sót kịp thời. Triển khai thực hiện nội quy lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức họp chấn chỉnh công tác an toàn, phổ biến các hành vi nghiêm cấm đối với người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Công nhân Công ty Điện lực Cà Mau luôn được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, để không chỉ an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà còn đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong cung cấp điện.

Ðể đảm bảo an toàn lao động cũng như nâng cao chất lượng cung cấp điện đạt hiệu quả cao nhất, Công ty Ðiện lực Cà Mau còn chú trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ và trang bị những thiết bị, phương tiện, bảo hộ an toàn lao động, giảm thiểu những tình huống đáng tiếc xảy ra. Ðồng thời, tập trung mọi nguồn lực thực hiện khắc phục những vị trí nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn; chỉnh trang cơ sở hạ tầng lưới điện.

Nhận diện và phòng ngừa rủi ro, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư cải tạo nâng cấp hạ tầng lưới điện, đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho công nhân... là những nỗ lực góp phần cho Công ty Ðiện lực Cà Mau nhiều năm qua luôn hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân, các hoạt động văn hoá, xã hội tại các địa phương. Ðồng thời, công tác an toàn, vệ sinh lao động của công ty ngày càng được củng cố, kiện toàn./.

 

Phan Ngọc Ẩn

 

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

An toàn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ

Vượt qua sự vất vả, khó nhọc và cả những hiểm nguy luôn rình rập... những công nhân ngành điện miệt mài lao động bất kể thời gian, để đảm bảo dòng điện đến với mọi nhà.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thành quả từ sự kiên trì

Tại Ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào nuôi tôm, buôn bán nhỏ và làm tại các công ty, xí nghiệp. Ðể người lao động tự do có tích luỹ, đảm bảo an sinh khi về già, ông Từ Văn Nguyễn, Trưởng ấp 5, đã tích cực tuyên truyền, góp phần lan toả sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, giúp người dân hiểu rõ và chủ động tham gia.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Tham quan thực tế: Cơ sở định hình nghề nghiệp

Lần đầu đến tham quan Nhà máy Ðạm Cà Mau, thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà sản xuất kinh doanh phân bón uy tín hàng đầu tại Việt Nam, tận mắt thấy quy trình sản xuất, các em học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) không khỏi bất ngờ và thích thú. Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyến thực tế góp phần giúp các em hình dung thực tiễn, định hình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Xuất phát từ việc lấy lợi ích của người dân, đơn vị, tổ chức và cá nhân để làm trung tâm phục vụ của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-BHXH, ngày 27/2/2024, tiến hành lấy phiếu khảo sát để nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của đơn vị sử dụng lao động, cá nhân đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực của ngành. Qua đó có giải pháp cải tiến chất lượng, hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống BHXH tỉnh Cà Mau đối với công việc nói trên.

Tăng cường đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiều kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.  

Cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Cộng hoà Liên bang Đức

Sáng nay (9/6) Tập đoàn ICOGroup Chi nhánh Cà Mau tổ chức Hội thảo "Cơ hội học tập - làm việc - định cư tại CHLB Đức".

Ðảm bảo nông dân có lương hưu

Chương trình phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Hội Nông dân tỉnh về việc vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình giai đoạn 2024-2028, đang được triển khai mạnh mẽ. Chương trình này không chỉ phát huy tính chủ động của 2 đơn vị mà còn nâng cao trách nhiệm của BHXH và Hội Nông dân tỉnh trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, nhằm đảm bảo mọi nông dân đều được hưởng lương hưu và các chính sách chăm sóc sức khoẻ.