ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 23:27:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ba khía xuất ngoại

Báo Cà Mau “Ba khía muối Rạch Gốc, thơm ngon, nhiều thịt”, câu giới thiệu gắn liền với đặc sản vùng rừng ngập mặn ấy giờ không chỉ quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, mà nó đã vượt biên giới đến thực khách nước ngoài.

Những ngày cuối năm, tôi tìm đến nhà ông Hai Thua (Nguyễn Văn Thua), Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, là người đang lưu giữ nhiều câu chuyện thú vị về con ba khía. Dù không phải là người con bản xứ nhưng ông Hai Thua là một trong những thế hệ đầu tiên đưa con ba khía thoát khỏi bùn lầy, gốc mắm trở thành đặc sản trứ danh như hôm nay. Hơn 30 năm gắn bó với con ba khía cùng cách kể chuyện dí dỏm, trầm ấm, ông Hai Thua đã làm sống lại những mẩu chuyện từ thời xa xưa ở xứ này.

Như nhiều người dân tứ xứ, vào những năm 1990, từ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, trên chiếc ghe bầu, ông Hai Thua xuôi theo các tuyến kênh về đây kiếm kế mưu sinh với nghề mua bán gạo. Thế rồi, sau những chuyến gạo ngược xuôi lên xuống Cà Mau - Hậu Giang, một lần vui miệng kể cho bạn bè về ngày hội ba khía ở vùng Rạch Gốc, nhiều người khuyên ông nên chuyển sang kinh doanh ba khía và nó gắn bó với gia đình ông cho đến hôm nay.

Ông Hai Thua là một trong những người của thế hệ đầu tiên, duy trì nghề muối ba khía cho đến ngày nay.

Ông Hai bộc bạch: "Khi ấy gia đình chủ yếu bán ba khía tươi cho các vựa tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang để xuất đi Thái Lan. Có thời điểm ba khía hút hàng, chiếc ghe 12 tấn của tôi cũng không kịp giao, phải rủ thêm người em. Hai anh em, cứ người này lên người kia về, xoay một vòng 6 ngày được 27 tấn ba khía. Cứ thế, chạy liên tục, cấp hàng cho các vựa ở Hà Tiên để xuất qua thị trường Thái Lan”. Vậy là con ba khía được xuất khẩu từ khi ấy.

Theo lời kể của ông Hai Thua, ban đầu ba khía muối chủ yếu là dùng làm quà biếu người quen ăn chơi, hay dùng đổi hàng hoá, rau củ của các ghe hàng bông, ghe bán tạp hoá. Dần dần, không biết từ khi nào nó đã trở thành hàng hoá để mua bán, thậm chí trở thành đặc sản như ngày nay.

Ðến cuối năm 2019, nghề muối ba khía ở Cà Mau được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia. Ðặc sản ba khía muối càng được biết đến nhiều hơn, mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho người dân xứ biển, xứ rừng. Vậy là, từ những ghe hàng bông, ghe bầu... ba khía giờ đã lên xe, máy bay, mang theo hương vị đặc trưng vùng sông nước Cà Mau vươn tầm thế giới.

Từ cuối năm 2019, nghề muối ba khía ở Cà Mau được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.

Kể từ khi được xuất ngoại, các sản phẩm ba khía ngày càng ngon hơn, hình thức đẹp, bảo quản an toàn hơn. Bà Nguyễn Thuý An, chủ cơ sở ba khía Bà Na, Khóm 6, Phường 1, TP Cà Mau, đang ấp ủ những ý tưởng lớn lao trên hành trình đưa con ba khía vươn tầm thế giới.

Ðể thực hiện ước mơ của mình, bà An đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để tạo cho sản phẩm ba khía có ngoại hình bắt mắt hơn, cùng với chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. “Bên cạnh việc tuyển chọn tỉ mỉ từng con ba khía trước khi muối thì yêu cầu đầu tiên là ba khía phải có nguồn gốc rõ ràng, điều bắt buộc là không sử dụng chất bảo quản. Hiện nay đã có 25% sản lượng của cơ sở được xuất ra thị trường ngoài nước”, bà An tâm sự.

Ba khía thì nhiều nơi có, nhưng con ba khía Rạch Gốc và vùng rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Cà Mau có đặc trưng riêng.  “Ba khía Rạch Gốc chủ yếu là rạch vàng và rạch son nên khi muối đúng chuẩn thì để 45 ngày vẫn giữ được thịt”, ông Hai Thua chia sẻ điểm tạo nên danh tiếng ba khía Rạch Gốc.

Sau 14 ngày muối, thịt ba khía sẽ thơm và đượm vị.

Tuy nhiên, để muối được mẻ ba khía ngon là bí quyết được đúc kết trong thời gian dài. Theo ông Hai Thua, con ba khía phải được rửa thật sạch, nước muối phải được lóng thật trong và đủ độ mặn. Ðộ mặn được cho là chuẩn khi bỏ cơm nguội vào sẽ nổi lềnh bềnh.

Ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho biết, khi nghề muối ba khía được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, những người kinh doanh ba khía được Nhà nước hỗ trợ về vốn và kết nối với doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay ba khía Rạch Gốc đã xuất khẩu sang các nước Ðông Nam Á, nhiều nhất là Campuchia và Thái Lan. Vào mùa Tết như hiện nay, mỗi tháng có hàng tấn ba khía Rạch Gốc được tiêu thụ ra thị trường.

Quy trình đóng gói hiện đại, được cơ sở đầu tư đạt chuẩn xuất khẩu.

Nhu cầu thị trường ngày một lớn, tỉnh Cà Mau đã có những hoạch định cho hướng phát triển của mặt hàng ba khía. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 1 ngàn cơ sở sản xuất ba khía cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trung bình khoảng 10 tấn/năm. Từ đó, sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn theo hình thức tập thể. Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi ba khía tại tỉnh. Với những nỗ lực ấy, ba khía sẽ mãi là món ăn độc đáo, hấp dẫn, mang dấu ấn vùng sông nước Cà Mau./.

 

Nguyễn Phú - Chí Diện

 

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.

Củ hủ dừa - Tiềm năng vào OCOP

Những năm gần đây, mô hình trồng dừa phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, được nông dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Theo đó, có nhiều hộ nông dân chuyển hướng trồng dừa thu hoạch củ hủ, góp phần tăng giá trị kinh tế từ cây dừa.

Xây dựng mô hình mẫu về thực hiện đồng quản lý

Sáng 12/9, Hội Thuỷ Sản tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý văn kiện Dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình đồng quản lý (ĐQL) trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Dự án này được triển khai tại 2 xã: Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, với mục tiêu xây dựng mô hình mẫu về ĐQL.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ước vọng biển xanh

Trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,... là những mục tiêu mà tỉnh Cà Mau đang nỗ lực hướng tới.

Lợi ích kép từ điện năng lượng mặt trời

Ðược xem là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn cung cấp từ điện lưới quốc gia quá tải và không ổn định thì điện năng lượng mặt trời (NLMT) được nhiều người dân, doanh nghiệp lựa chọn. Qua quá trình sử dụng, những tấm pin NLMT đã phát huy được lợi ích kép.

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.