ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 6-7-24 00:01:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ môi trường biển - Bài 2: Nguy cơ và thách thức

Báo Cà Mau Dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng nhìn tổng thể, công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo tại Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nguy cơ tiềm ẩn chưa được xử lý triệt để, ý thức bảo vệ môi trường của người dân vùng ven biển hạn chế. Thêm vào đó là nguồn lực cho hoạt động này được đánh giá là chưa cân xứng với thực tế cần triển khai, nên phần nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác.

Tiềm ẩn nhiều nỗi lo

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh có 1 cơ sở khai thác dầu khí nằm ở khu vực ngoài khơi Cà Mau, thuộc Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí, với lượng nước thải sản xuất khoảng 3.000 m3/ngày đêm, việc xả thải của đơn vị này khó kiểm soát do nằm ở ngoài khơi. Các phương tiện khai thác thuỷ sản xả thải dầu nhớt, bọc ni lông, sản phẩm phụ, ngư cụ đã qua sử dụng... trực tiếp trên biển, khai thác khu vực ven bờ làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Ngoài ra, lượng lớn rác thải từ biển trôi dạt vào bờ biển, các khu rừng ngập mặn, vườn quốc gia… nhưng do thiếu nguồn lực thu gom, vận chuyển, xử lý, gây ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái khu vực ven biển của tỉnh.

Đối với các nguồn thải từ đất liền, ven biển, hiện trạng môi trường nước vùng ven biển vẫn đang an toàn. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước biển ven bờ có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ và tức thời. Điều này cho thấy, tình trạng xả thải từ nội địa (chủ yếu là chất thải nuôi thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, sinh hoạt đô thị và dân cư tập trung) vẫn chưa được kiểm soát tốt.

Cùng với đó, nguồn thải từ các hoạt động nuôi thuỷ sản, các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, khu vực không có hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cửa sông, ven biển khó kiểm soát việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu gây ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ.

Tại thị trấn Cái Đôi Vàm, người dân sinh sống bằng nghề khai thác, nuôi, chế biến thuỷ sản và mua bán kinh doanh. Do nhận thức của một bộ phận người dân địa phương còn hạn chế nên tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó có môi trường biển.

Tại một số khu đô thị tập trung ven biển chưa có phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, nên người dân vứt rác bừa bãi, đến nay hình thành những bãi rác tự phát với khối lượng lớn nằm dưới các ao tù, nước đọng, gây ô nhiễm môi trường sống của người dân khu vực. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, ven biển trong thời gian qua rất đáng lo ngại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là khu vực rừng phòng hộ.

Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân có diện tích tự nhiên 2.257,28 ha, dân số 3.498 hộ (14.362 khẩu), có bờ biển dài 4,8 km. Thị trấn có tổng số tàu khai thác biển 232 chiếc, diện tích đất sản xuất hiện nay là 1.614 ha, đa số người dân trên địa bàn thị trấn sinh sống bằng nghề khai thác, nuôi, chế biến thuỷ sản và mua bán kinh doanh. Theo đánh giá của chính quyền sở tại, lợi thế phát triển kinh tế từ biển là không thể phủ nhận, nhưng hiện tại địa phương cũng đứng trước vấn đề khó xử lý triệt để, là ô nhiễm môi trường. Dù thực tế địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong công tác này, nhưng kết quả vẫn chưa thật sự đạt như kỳ vọng. Nguyên nhân được nhìn nhận là do hiện nay một số hộ dân chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng, thường xuyên vứt rác thải xuống sông, kênh rạch và ven biển. Nguyên nhân đa phần các hộ dân sống theo kênh rạch, một số cơ sở thu mua thuỷ sản, sửa chữa động cơ thuỷ chưa đảm bảo việc thu gom chất thải, nước thải. Một số hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh xả thải vào ban đêm khiến công tác bảo vệ môi trường của thị trấn gặp nhiều khó khăn…

Ông Nguyễn Đình Triểu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: "Sông Đốc là thị trấn biển lớn và sầm uất bậc nhất tại tỉnh Cà Mau, với hơn 7.900 hộ (hơn 32.800 khẩu, có từ 15-20 ngàn khẩu tạm trú). Trên địa bàn có 13.590 phương tiện khai thác biển, hơn 2 ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thực tế cho thấy, từ nhiều năm qua nơi đây là một trong những địa điểm khá nhạy cảm về ô nhiễm môi trường. Mặc dù địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng vẫn chưa xử lý hết tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ việc rác thải ở khu vực nội địa chưa được quan tâm xử lý triệt để nên ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

Tại nhiều địa phương ven biển, nhà ở ven sông, kênh, rạch khá phổ biến, kéo theo tình trạng xả rác thải sinh hoạt trực tiếp xuống sông, ven biển, gây ra tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Nhận diện khó khăn

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển, đảo thời gian qua được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết: "Thời gian qua, địa phương luôn quan tâm phát triển kinh tế biển, từ việc đầu tư đến mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, khó khăn cần nhìn nhận là vấn đề ô nhiễm đi kèm sự phát triển. Khó khăn đặt ra trong vấn đề này là ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành, chưa ý thức về nguy hại của việc xả thải vào nguồn nước. Cùng với đó là kinh phí để phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường biển còn hạn chế, không có trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên biển. Hiện tại, huyện chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các đô thị, khu dân cư tập trung".

Ông Đỗ Quang Hưng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho rằng: "Hiện quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ Trung ương chưa ban hành nên địa phương chưa có cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển cấp tỉnh, ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Đây cũng là khó khăn lớn trong công tác bảo vệ môi trường thời gian qua".

Ông Hưng cho biết thêm, thời gian qua chỉ quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, nước mưa, nước biển ven bờ và không khí, mật độ mẫu quan trắc còn thấp, nhất là nước mặt, chưa thực hiện quan trắc phân bố theo từng khu vực sinh thái; chưa tổ chức định kỳ quan trắc, đánh giá đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo được thực hiện nhưng chưa đầy đủ, thông tin, dữ liệu lạc hậu, còn thiếu nhiều nguồn thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Thực tế cho thấy, nhiều hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, như chất thải từ hoạt động của các loại tàu trên sông, biển là nguyên nhân ô nhiễm dầu tại các tuyến sông và cảng biển. Các cơ sở sản xuất, chế biến nằm xen kẽ khu dân cư ven biển, khu công nghiệp tập trung chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường (cụm công nghiệp Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tập trung nhiều cơ sở sản xuất, chế biến bột cá ven biển nhưng chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung), nên việc kiểm soát ô nhiễm môi trường gặp không ít khó khăn, khó áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đồng bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện bảo vệ môi trường vùng ven biển chưa được thực hiện thường xuyên do không đủ lực lượng, phương tiện để kiểm soát trên biển.

Thị trấn Sông Đốc từ lâu là địa phương nhạy cảm với ô nhiễm, dù tình trạng này có phần giảm hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Không chỉ dừng ở đó, qua phân tích của ngành tài nguyên và môi trường địa phương cho thấy, công tác quản lý, kiểm soát môi trường biển, đảo còn gặp một số khó khăn, một số nhiệm vụ kiểm soát môi trường biển và hải đảo chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Hiện trạng rác thải vùng ven biển tỉnh Cà Mau chưa được điều tra, thống kê; công tác quản lý rác thải nhựa đại dương hiện nay chủ yếu tập trung vào tuyên tuyền, việc phân loại, thu gom, xử lý còn hạn chế.

Năng lực dự báo, cảnh báo, có phương án thích ứng với biến đổi khí hậu, triều cường, khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển được đầu tư còn hạn chế, nhất là các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc kiểm soát môi trường biển.

“Hiện nay, các xã, thị trấn ven biển do không thuận tiện giao thông, cũng như chưa được đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh, nên lượng rác thải phát sinh của hộ gia đình, cá nhân được hướng dẫn phân loại và xử lý tại chỗ bằng biện pháp ủ phân hoặc đốt. Ở các khu dân cư tại các cửa sông, ven biển, người dân chưa thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý rác thải (do nhà ở ven sông), tình trạng người dân đổ rác xuống sông vẫn còn xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân tồn tại tác động tiêu cực đến môi trường biển trong thời gian qua”, ông Đỗ Quang Hưng cho biết./.

 

Văn Đum

Bài 3: Cần đồng bộ giải pháp và nguồn lực

 

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài cuối: Phải thật sự gần dân, sát cơ sở

Đến thời điểm này, có thể khẳng định chủ trương trước đây của Huyện uỷ Phú Tân về cải tạo vườn tạp, trồng hoa màu, mang lại hiệu quả kinh tế hộ; hay như việc tận dụng trồng cây xanh ven sông để ngăn chặn sạt lở... đã mang lại kết quả đáng tự hào, được Nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng tham gia, lan toả. Nhìn từ Phú Tân, các địa phương khác có điều kiện tương tự, học tập làm theo và cũng đạt kết quả đáng phấn khởi. Bài học rút ra là cái gì mang lại lợi ích thiết thực vì việc chung sẽ được người dân tích cực đồng lòng chung tay, góp sức.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài 2: ...Ðến chỉ thị cấp bách

Trước những biến đổi khó lường của thời tiết, ngày 16/2/2024, Huyện uỷ Trần Văn Thời đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/HU (Chỉ thị 09) về tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra, nhằm huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị để ứng phó, giảm thiểu tác động. Ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, Chỉ thị 09 ban hành phù hợp thực tiễn, tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... vì việc chung.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành bộ máy chính trị của Ðảng và Nhà nước, có những việc cần định hướng với tầm nhìn chiến lược dài hơi, có quá trình thực hiện mang tính giai đoạn; có những việc mang tính cấp bách, cần tập trung xử lý ngay, dứt điểm trong thời khắc nhất định. Song, tất cả đều hướng đến mục tiêu là nhằm lan toả chủ trương hợp lòng dân, sát thực tế, được cụ thể hoá đi vào đời sống Nhân dân, nâng cao nhận thức đúng đắn để cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ chính trị với quyết tâm cao nhất vì sự an toàn, phát triển nhanh và bền vững của xã hội… Ðảng tăng cường sức mạnh, dân tin tưởng làm theo sẽ tạo nên nội lực vững chãi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Biển có vững, bờ mới yên - Bài cuối: Quân - dân nghĩa tình

“Trường Sa vì Tổ quốc”, “Cả nước vì Trường Sa”, những tiếng hô đồng thanh vang vọng giữa trùng khơi khi tàu rời cảng Trường Sa đã nói lên phần nào sự gắn bó máu thịt của tình quân - dân. Nghĩa tình ấy chính là sức mạnh để Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, luôn luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.