ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:34:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Bây giờ mới nói

Báo Cà Mau

Minh hoạ: Minh Tấn

Minh hoạ: Minh Tấn

- Anh Út (*), anh nhớ lực lượng nào tiếp quản khi đối phương giao khu tập kết cho ta?

- Một trung đội chủ lực của Tiểu đoàn 307, lấy từ Ðại đội 933 với cán bộ chỉ huy tiểu đoàn và tổ liên hợp. Tất cả được phân công ra tiếp quản thị trấn Cà Mau, Tắc Vân, Hộ Phòng, Giá Rai và Hoà Bình (trên Quốc lộ 4). Bên ta đều trẻ tuổi (từ 18-25) khoẻ mạnh, đẹp trai, múa hát hay...

- Ðồng bào vùng tạm chiếm bấy giờ đón ta thế nào?

- Khi chúng tôi tới cầu quay Cà Mau, nhiều người, phần đông là người già và trẻ em, tò mò đến, đứng xa xa xem Việt Minh có phải như Pháp và Bảo Ðại tuyên truyền “7 người đeo không gãy tàu lá đu đủ”. Bà con thấy anh em ta đẹp và vui quá, mặc đồng phục ka-ki vàng mới tinh.

- Quân phục của cơ quan nào cấp?

- Vải của quân trang. Còn công kỹ, thức suốt đêm, may cho anh em kịp mặc ra thành, là nhờ các má, các chị em ở Cái Nhúc.

- Thủ tục giao - nhận khu tập kết thế nào, anh Út?

- Một quan ba Pháp từ Bạc Liêu tới với mấy tên tuỳ tùng, quân phục và ga-lon nghiêm chỉnh. Ðối phương cùng chúng tôi bắt tay xã giao, phiên dịch làm việc trôi chảy sau lời chào hỏi khá lịch sự. Rồi họ đưa ta lại từng công sở giao - nhận sổ sách ký tên đóng dấu. Cờ tam tài kéo xuống, cờ đỏ sao vàng kéo lên khi chiến sĩ ta bồng súng chào. Cờ ta tung bay trước gió, thắm tươi, vẫy gọi mọi người. Ta đi tới đâu, nhà nhà mở cửa chào đón tới đó. Không rõ cờ Tổ quốc được chuẩn bị bao giờ, được treo lên trên nóc, trên cửa sổ mỗi nhà như mọc từ lòng yêu nước, tràn ngập các khu phố, bến tàu, nhà lồng chợ và tiệm quán... Hôm đó là ngày 1/8/1954, 9 giờ sáng.

- Thưa anh, lúc nào ta mới rước bộ đội và đồng bào ra chợ?

- Ðúng 11 giờ ngày 21/8/1954, quân dân ta từ năm ngã sông đổ ra Cà Mau... Người, băng cờ, khẩu hiệu, ống loa... rợp trời thị trấn Cà Mau và nhiều nơi khác trong khu vực quy định tập kết. Tôi không nhớ hết và không nói hết cảm xúc trào dâng của mình bấy giờ. Mỗi ánh mắt, mỗi lời tung hô hoà bình, chúc thọ Bác... đều góp phần tạo nên một bức tranh hoành tráng một không khí khác thường, mình thấy như trời đất rộng lớn hơn.

- Giao xong, đối phương làm gì tiếp theo?

- Ba sĩ quan Pháp và trung đội bảo hoàng co ro trên xe chạy về Bạc Liêu, chúng bị mọi người quên lãng như không hề có mặt. Khi đó, cán bộ và chiến sĩ ta đến đâu quần chúng vây quanh hỏi han trò chuyện, xin bài ca. Rồi sau đó, chúng tôi được điều về Ðội Cảnh vệ Bộ Tư lệnh miền Tây, ra Phụng Hiệp bảo vệ đồng chí Phạm Hùng, Trưởng ban Liên hợp Nam Bộ.

- Thời điểm tập kết, anh Út có chuyện gì đáng nhớ nhất?

- Có. Ðó là chuyến tàu thứ hai, trung đội tôi được lệnh đi công tác Vũng Tàu, lên tàu Strasvobol (của Liên Xô), nhiệm vụ của chúng tôi là đón đoàn cán bộ y tế từ miền Bắc vô, gồm 9 đồng chí, trong đó có một bác sĩ người cao, da đen: “Bác sĩ Lê Ba”. Ông này rất bí mật. Khi xuống tàu LCM một ngày đêm về Chắc Băng, ít giao tiếp với ai. Ba người ngồi kế ông là cảnh vệ chúng tôi, bí mật che chắn không cho các nhà báo nước ngoài tiếp cận ông phỏng vấn. Khi về đến doanh trại ta ở Chắc Băng, các anh chỉ huy ra mừng đón, chúng tôi mới vỡ lẽ “Bác sĩ Lê Ba” chính là đồng chí Lê Duẩn của chúng ta!

Ðồng chí Lê Duẩn về Chắc Băng, chủ trì hội nghị đầu tiên của Xứ uỷ Nam Bộ, chỉ đạo cuộc tập kết lịch sử. Ðồng chí được hội nghị cử làm Bí thư Xứ uỷ. Sau chuyến tàu thứ ba, đồng chí Lê Duẩn cùng Xứ uỷ chỉ đạo nên chuyển quân xuống bến sông Ông Ðốc tiện hơn cho ta (để ta chuyển súng đạn từ Bắc vào Nam, rút cán bộ vừa lên tàu trở xuống, ở lại chiến đấu... thuận lợi hơn những bến khác).

Còn phía Pháp, họ sợ tuyến Cần Thơ - Vũng Tàu, lúc xuyên qua tuyến sông và kênh xáng liên tỉnh, đồng bào ra tận tàu chào mừng và tiễn đưa bộ đội ta, nên họ cũng đồng ý với đề nghị của ta chọn bến sông Ông Ðốc tàu cập bến rước quân tập kết.

-  Thủ tục kiểm soát thế nào, anh Út còn nhớ không?

-  Mình xuống tàu thì đối phương cùng Uỷ ban Liên hợp kiểm soát, có Uỷ hội Quốc tế giám sát. Chúng nó quay phim, chụp hình và đếm quân số, vũ khí của ta đưa xuống tàu là bao nhiêu. Khi xuống bến sông Ông Ðốc, chúng làm việc này khó hơn tuyến sông Cần Thơ, vì bờ biển quá rộng.

-  Những cán bộ ngoài Bắc đưa vào Nam, đều học cách ăn mặc và sinh hoạt theo Nam Bộ. Có đồng chí được tập huấn ngắn ngày từ Liên Xô mới về nước, có lịnh đi vào Nam ngay. Chúng tôi, tổ cảnh vệ phải đưa các anh chị này ra Cà Mau, Giá Rai... cho quen giao tiếp, rồi nhận nghị quyết đi các tỉnh hoặc Sài Gòn. Mỗi đồng chí trong đoàn cán bộ này đều có thể họ đạo Thiên Chúa ở Bùi Chu, hoặc nơi nào đó ở miền Bắc, đi cử vào Nam, tiền bạc mang theo đủ sống 6 tháng để thâm nhập vào miền Nam. Các anh chị học cao, trẻ đẹp (tuổi từ 25-30) hoàn toàn bỡ ngỡ với miền Nam, nên phải học thuộc tín hiệu (**). Anh Nguyễn Xuyến, Tham mưu phó Quân khu 9, giao nhiệm vụ xong, điều số cán bộ chi viện này đi các tỉnh Nam Bộ... chỉ còn 2 người ở lại thị tứ sông Ông Ðốc để mở trường dạy học (sửa doanh trại dừng quân của ta lúc tập kết làm trường tiểu học đầu tiên ở thị tứ sông Ông Ðốc).

- Theo anh Út nhớ, chuyến tàu cuối cùng của ta xuất phát thế nào?

- Ðồng chí Nguyễn Chánh, Tham mưu trưởng Quân khu miền Tây, Trưởng ban Liên lạc khu tập kết 200 ngày, ra sân lễ đọc lời tạm biệt đồng bào. Anh cảm động đọc không được, anh Nguyễn Văn Tiên, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 307, bấy giờ là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, đứng ra đọc tiếp, hứa với đồng bào 2 năm trở về, lại cũng xúc động đọc đứt quãng. Hai chiến sĩ cảnh vệ kéo cờ ta xuống để xếp lại mang đi. Mấy hàng chiến sĩ bồng súng dàn chào như tượng thần, lặng lẽ. Chúng tôi cùng đồng bào mặc niệm vong linh các chiến sĩ anh hùng và đồng bào tử nạn vì chiến tranh. Ðồng bào hai bên chợ im lặng nhìn cảnh quân dân ly biệt. Các chị bưng nước hột é và si rô cho bộ đội uống...

Ðúng 18 giờ ngày 10/2/1955, tiếng loa phát thanh từ tàu Ba Lan vang lên, chào tạm biệt đồng bào miền Nam, chào quê hương kiên cường chiến đấu cho ngày thống nhất 2 miền. Tất cả im lặng nhìn lên bờ trong 2 phút theo lệnh đồng chí Nguyễn Văn Tiên. Tàu kéo còi 3 hồi dài rồi phát máy, rung rung chuyển mình vượt sóng ra hướng Bắc...

(*) Thiếu tá Lâm Phú Hữu, hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau.

(**) Tín hiệu mật giao của Ban Tổ chức Trung ương. Nhờ tín hiệu, khi ổn định chỗ ở, người mới tới mới được liên hệ cơ sở cách mạng, nối sinh hoạt.

 

Nguyễn Bá

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".

Thăm địa chỉ đỏ

Di tích Hồng Anh Thư Quán (số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau) là một trong những di tích lịch sử hiếm hoi ghi dấu chặng đường cách mạng của người Cà Mau trước năm 1930. Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia ngày 4/8/1992.