ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biển có vững, bờ mới yên - Bài cuối: Quân - dân nghĩa tình

Báo Cà Mau “Trường Sa vì Tổ quốc”, “Cả nước vì Trường Sa”, những tiếng hô đồng thanh vang vọng giữa trùng khơi khi tàu rời cảng Trường Sa đã nói lên phần nào sự gắn bó máu thịt của tình quân - dân. Nghĩa tình ấy chính là sức mạnh để Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, luôn luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.

“Biển có vững thì bờ mới yên”, nhận định này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của biển đảo đối với quốc phòng - an ninh và đã được minh chứng qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Lịch sử cho thấy, trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.

Trường Sa vì Tổ Quốc

Trong suốt hải trình, đi đến đâu chúng tôi cũng được sự tiếp đón trang nghiêm, thân thiện của quân, dân trên đảo. Mọi người tay bắt mặt mừng kể chuyện đảo, thăm hỏi đất liền, trao nhau những phần quà, cùng nắm tay nhau cất lên những lời ca tiếng hát thắm tình quân dân, tình đoàn kết...

Nhìn các chiến sĩ chăm chút vườn rau, từng gốc cây được mang ra từ đất liền sau những giờ huấn luyện, phủ màu xanh trên đảo... mới thấy ý chí quyết tâm, nghị lực vươn lên trong mọi tình huống của quân và dân nơi đây, để quần đảo Trường Sa mãi là pháo đài, trạm gác tiền tiêu và là lá chắn vững chắc từ hướng biển.

Kết thúc hải trình, trở lại với đất liền, 10 lời thề của chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn cũng như lời chia sẻ của Trung tá Trần Quang Phú, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn, khiến tôi nhớ mãi: “Sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, Quân chủng Hải quân, đặc biệt là tình cảm nơi đất liền là động lực để các chiến sĩ, quân và dân Trường Sa luôn sẵn sàng trước mọi nhiệm vụ, trụ vững tại nơi tuyến đầu của Tổ quốc và sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền biển đảo”.

Tình cảm của đất liền là động lực để chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa luôn chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.

Dù công tác xa đất liền, luôn đối mặt với sóng gió nhưng lúc nào các chiến sĩ cũng lạc quan, vui tươi, tự hào khi được làm nhiệm vụ nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Trung sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, công tác trên đảo An Bang, thuộc quần đảo Trường Sa, tâm sự: “Sự anh dũng, hy sinh của các thế hệ cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự quan tâm của tất cả các cơ quan Nhà nước, của mọi người... khiến bản thân tôi càng tự hào hơn khi được trở thành lính đảo. Ðó còn là nguồn động lực, tiếp thêm quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng”.

Thiếu tá Nguyễn Thành Trung, Chỉ huy trưởng đảo An Bang, cho biết: “Chiến sĩ trên đảo luôn phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, khắc phục khó khăn, kiên trì, cảnh giác giữ vững chủ quyền. Sự quan tâm của cả nước là động lực vô cùng to lớn để cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng trên đảo ra sức rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh và ý chí quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ”.

Ðại tá Ngô Văn Thành, Chính uỷ Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân, trải lòng: “Ðoàn công tác đã mang tình cảm, hơi ấm, niềm tin của đất liền đến với quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Ðây là nguồn động viên chiến sĩ và Nhân dân trên đảo yên tâm trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió. Với chúng tôi, không có niềm vinh dự nào bằng vinh dự được phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc”.

Cả nước vì Trường Sa

Vượt mọi thử thách nơi đầu sóng, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, quyết tâm của quân và dân trên quần đảo Trường Sa đã mang hàng triệu trái tim Việt từ khắp nơi trên thế giới hoà cùng nhịp đập với biển đảo thiêng liêng.

Không cầm được nước mắt khi dự Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh tại vùng biển Cô Lin, Len Ðao, Gạc Ma, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang, chia sẻ, đây là lần đầu tiên được đến thăm các chiến sĩ trên đảo Trường Sa, được nghe kể về sự dũng cảm, ngoan cường, sẵn sàng hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương của các anh khiến bà vô cùng xúc động.

“Sau chuyến đi, tôi sẽ giáo dục con cháu, người thân của mình về truyền thống anh hùng của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, tích cực tuyên truyền đến hội viên phụ nữ và Nhân dân của tỉnh Tuyên Quang về Trường Sa, về sự anh dũng của các chiến sĩ nơi đây để cùng nhau hướng về Trường Sa. Chúng tôi sẽ là một phần hậu phương cho quân, dân nơi Trường Sa vững tâm bảo vệ biển đảo thân yêu”, bà Xuân chia sẻ.

Trên boong tàu KN 290, dõi mắt ra biển xa, Nghệ sĩ Nhân dân Lịch Sử, Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm, bộc bạch: “Tôi vô cùng xúc động trước những tình cảm, sự nhiệt tình, cảm phục sự quyết tâm, ý chí dũng cảm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên các đảo và nhà giàn”.

Nghệ sĩ Ðoàn Cải lương Hương Tràm giao lưu văn nghệ với chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa.

“Cảm phục và xúc động” cũng là cảm xúc của tất cả thành viên Ðoàn Công tác số 16 khi đến thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1/9. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè, cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có nhiều hơn nữa những hoạt động hướng về Trường Sa thân yêu.

“Riêng bản thân tôi sẽ nỗ lực thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được Ðảng, Nhà nước phân công để xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước và là hậu phương vững chắc cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc”, ông Tuyên trải lòng.

Ông Mai Ðăng Tuấn, Phó tổng giám đốc Nội chính và Dịch vụ, Liên doanh Vietsovpetro, bày tỏ: “Tập thể Vietsovpetro sẽ luôn nỗ lực hết mình, bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.

Khẳng định các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biển đảo là tấm gương để những người từ hậu phương học tập, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau, cho biết: “Với tinh thần cả nước vì Trường Sa, thời gian qua Cà Mau đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động, phong trào hướng về Trường Sa, hướng về những chiến sĩ, ngư dân đang ngày đêm vươn khơi, bám biển. Ðiều đó phần nào thể hiện tình cảm sâu nặng của đất liền, của hậu phương với biển đảo. Thời gian tới Cà Mau sẽ tăng cường các hoạt động hướng về biển đảo để huy động mạnh mẽ hơn nữa các nguồn lực, góp phần xây dựng, bảo vệ biển, đảo và vùng trời của Tổ quốc”.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, những cây bàng vuông từ quần đảo Trường Sa được trồng trong Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, những viên đá khẳng định chủ quyền từ các đảo được trưng bày trong nhà kính tại khu tưởng niệm Bác... thể hiện rõ nhất sự trân quý và tấm lòng của người Cà Mau hướng về Trường Sa, hướng về những chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ nơi đảo xa để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc./.

 

Nguyễn Phú

 

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.