ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 09:06:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Báo Cà Mau Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để thực hiện đạt mục tiêu đó, tỉnh xây dựng kịch bản cụ thể cho từng giai đoạn, trọng tâm là thực hiện hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực về tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng của tỉnh năm 2025 đạt từ 8% trở lên. Trong đó, từng ngành, lĩnh vực tập trung thực hiện mục tiêu ở 3 nhóm.

Cụ thể, nhóm I gồm lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp, với mục tiêu tăng khoảng 3,5%. Ðối với các địa phương thực hiện lĩnh vực này sẽ tập trung mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn (chuyên tôm, tôm - rừng, tôm - lúa). Phấn đấu tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 667.000 tấn (trong đó, sản lượng tôm đạt khoảng 263.500 tấn). Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động loại hình kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm có sản lượng, giá trị lớn như: lúa chất lượng cao, cua, sản phẩm OCOP...

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Ðể đạt chỉ tiêu tăng GDP 8% trở lên, huyện đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp. Trong đó, chú trọng nuôi tôm 2 giai đoạn, tôm quảng canh cải tiến. Hiện toàn huyện có 16.000/48.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, phấn đấu mở rộng diện tích nuôi trong năm 2025 lên thêm 5.000 ha, nâng tổng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến lên 21.000 ha. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, mô hình này tạo được tính bền vững, cho năng suất cao”.

Huyện Thới Bình triển khai, nhân rộng mô hình lúa - tôm sạch cho năng suất và giá cao.

Huyện Thới Bình triển khai, nhân rộng mô hình lúa - tôm sạch cho năng suất và giá cao.

Nhóm II gồm lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tăng khoảng 10%. Theo đó, duy trì hoạt động ổn định các nhà máy trong cụm Khí - Ðiện - Ðạm; phối hợp với Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) ưu tiên huy động tăng sản lượng điện sản xuất khoảng 6,5 tỷ KWh. Duy trì vận hành ổn định các nhà máy điện gió đã đi vào vận hành thương mại và các khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện hữu. Tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế. Phấn đấu tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 31.000 tỷ đồng. Ðồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Một góc Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau. Ảnh: Trần Nguyên

Một góc Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau. Ảnh: Trần Nguyên

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết: "Tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ, cơ bản hoàn thành tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và tuyến nối cao tốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong năm 2025. Hoàn thiện hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn tỉnh như: tuyến cao tốc Cà Mau - Ðất Mũi; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, đường Hồ Chí Minh (qua địa bàn tỉnh Cà Mau); tuyến đường ven biển tỉnh Cà Mau; đầu tư xây dựng đường giao thông nối ra đảo Hòn Khoai và Cảng Tổng hợp Hòn Khoai; phối hợp với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam sớm khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau".

Nhóm III về phát triển dịch vụ, dự kiến tăng khoảng 10,4%. Trong đó, các ngành tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại và đồng bộ. Chú trọng khai thác và phát triển thị trường thương mại nội địa; xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mãi tập trung.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chia sẻ: “Sở tham mưu triển khai nâng tầm các hoạt động du lịch, có quy mô hơn, tạo được kênh quảng bá và thu hút khách du lịch. Ðặc biệt, tập trung nhiều hơn cho mảng du lịch để kêu gọi đầu tư, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch ra bên ngoài. Tuy nhiên, du lịch Cà Mau đang gặp khó khăn vì hiện nay tỉnh chỉ còn một đơn vị du lịch do đơn vị sự nghiệp Nhà nước quản lý, còn lại hầu hết của người dân, doanh nghiệp đầu tư. Hơn 20 điểm du lịch cộng đồng nhưng chỉ mới có vài điểm được công nhận. Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp các doanh nghiệp, hộ gia đình làm du lịch và địa phương hướng dẫn chuyên môn, thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm trong phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch. Chuẩn bị nguồn lực nâng cấp, đầu tư đổi mới sản phẩm du lịch để thu hút được du khách”.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh: “Mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 không phải dễ dàng, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm hoàn thành để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho những năm sau tăng trưởng hai con số. Cà Mau có nhiều lợi thế phát triển, cần khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh năm 2025 đạt 8% trở lên. Ðể làm được điều này, từng cấp, từng ngành phải thực hiện các giải pháp quyết liệt, đột phá có tính khả thi cao, phấn đấu với quyết tâm chính trị cao nhất để đạt mức tăng trưởng đề ra. Trong đó, chú trọng phát triển kinh tế phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Các cấp, các ngành cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thương mại điện tử. Những lĩnh vực này không chỉ tạo động lực phát triển mới mà còn giúp Cà Mau hội nhập sâu rộng hơn, khẳng định vị thế các sản phẩm chủ lực của tỉnh”./.

 

Kim Cương

 

Cà Mau quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

“Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và nếu không có sự đột phá thì cuối năm các chủ đầu tư sẽ không hoàn thành nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại nêu thực trạng tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau hợp nhất, chiều 11/7.

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.