ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 01:10:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Báo Cà Mau Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện mục tiêu này, tỉnh tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phát triển nền tảng số, dữ liệu số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, nhằm đổi mới hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

Phát triển hạ tầng số, nền tảng số

Hiện Cà Mau đang vận hành song song 2 trung tâm dữ liệu (1 trung tâm dữ liệu chính và 1 trung tâm dữ liệu phòng), đáp ứng cơ bản về lưu trữ các hệ thống thông tin, dữ liệu dùng chung theo mô hình điện toán đám mây, với năng lực lưu trữ 135 TB; thiết bị bảo mật đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống được đánh giá phù hợp yêu cầu, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời hơn 250 ngàn lượt tấn công.

Ðiểm nhấn là tỉnh vừa ra mắt và vận hành Trung tâm Giám sát, Ðiều hành thông minh (IOC). Ðây là khởi đầu cho quá trình xây dựng phát triển đô thị thông minh, xây dựng CQS của tỉnh. Trung tâm IOC đã cài đặt, kết nối gồm 13 lĩnh vực quản lý, với 39 loại dữ liệu và 262 trường thông tin, phục vụ đắc lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giúp lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội. Các tính năng, dịch vụ của IOC cũng sẽ giúp tăng tính tương tác giữa người dân với chính quyền, góp phần cải thiện mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.

100% cơ quan, đơn vị Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có hệ thống mạng LAN kết nối Internet tốc độ cao và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% ấp, khóm được kết nối cáp quang và sẵn sàng cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.

100% cơ quan, đơn vị Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có hệ thống mạng LAN kết nối Internet tốc độ cao và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng. (Trong ảnh: Bộ phận Một cửa xã Khánh An, huyện U Minh).100% cơ quan, đơn vị Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có hệ thống mạng LAN kết nối Internet tốc độ cao và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng. (Trong ảnh: Bộ phận Một cửa xã Khánh An, huyện U Minh).

Một trong những giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đó là xây dựng và phát triển nền tảng số, dữ liệu số. Cà Mau đã kết nối, chia sẻ 22/24 dịch vụ dữ liệu của tỉnh trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ khai thác, sử dụng của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn. Ðồng thời, tỉnh đã triển khai được 10 ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh.

Song song đó, Cà Mau đã hoàn thành việc triển khai 16 cơ sở dữ liệu dùng chung, gồm quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tài liệu lưu trữ lịch sử; nông nghiệp; hợp đồng đã được công chứng; sản phẩm OCOP; hồ sơ sức khoẻ điện tử; quản lý y tế cơ sở; tên đường và công trình công cộng; hệ thống thông tin báo cáo tỉnh; tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường; ngành công thương; ngành giao thông; văn bản đến, đi; số hoá thủ tục hành chính; quản lý ngân sách... Ðồng thời, công bố 86 dữ liệu mở của các ngành, lĩnh vực.

Tạo đột phá trong CCHC

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) tiếp tục được phát triển hoàn thiện và triển khai mở rộng đến nhiều đơn vị sử dụng, đáp ứng đầy đủ tính năng gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước và liên thông được 4 cấp chính quyền (từ Trung ương đến cấp xã). Trong năm 2024, tỉnh đã gửi hơn 14 ngàn văn bản và nhận trên 596 ngàn văn bản qua Trục liên thông văn bản Quốc gia; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử có ký số giữa các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đạt 98,37%.

Bộ phận một cửa các cấp được hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho công dân đến giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Bộ phận Một cửa xã Tắc Vân, TP Cà Mau.Bộ phận một cửa các cấp được hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho công dân đến giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Bộ phận Một cửa xã Tắc Vân, TP Cà Mau.

Việc xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ứng dụng chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G) đã tích hợp 50 ứng dụng, tiện ích hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, sử dụng dịch vụ số của chính quyền cung cấp; đã có trên 31 lượt người cài đặt ứng dụng này. Ứng dụng phản ánh hiện trường được tích hợp lên ứng dụng CaMau-G, tỉnh đã tiếp nhận 400 phản ánh các lĩnh vực và đều được xử lý theo quy định.

Tỉnh đã thực hiện cung cấp dịch vụ công toàn trình đối với 552/552 thủ tục, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của tỉnh đạt trên 92%. Bên cạnh đó, tỉnh cung cấp 945/945 thủ tục có yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính, được tích hợp thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đạt 77,62%.

Yêu cầu nhiệm vụ thôi thúc CQÐT phải hoàn thiện hơn, bước nhanh hơn lên CQS để tạo đột phá trong CCHC. Tỉnh Cà Mau thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến không cần phải có sự hướng dẫn, hỗ trợ của công chức tại bộ phận một cửa. Ðồng thời, nâng cao chất lượng của tổ công nghệ số cộng đồng, tổ công tác triển khai Ðề án 06, tổ hướng dẫn và hỗ trợ dịch vụ hành chính công, nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

Những kết quả quan trọng đạt được trong ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển CQÐT trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành và trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước. Bằng các kế hoạch, chương trình và hành động cụ thể, Cà Mau quyết tâm chinh phục các mục tiêu mới, nhằm tiếp tục tạo bước đột phá ấn tượng về CCHC, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới./.

 

Mộng Thường

 

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Để thu hút các nguồn lực phát triển, những năm gần đây, TX. Giá Rai luôn tăng cường công tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực để đầu tư phát triển.

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.