ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 12:00:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cá bổi Cà Mau “thua trên sân nhà”

Báo Cà Mau Thời điểm này đã vào chính vụ thu hoạch để cung ứng cá bổi (sặt rằn) thương phẩm cho các cơ sở làm khô kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2017. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở huyện Trần Văn Thời và U Minh (Cà Mau) đang chán nản vì giá cá giảm chỉ còn 20.000-23.000 đồng/kg. Giá cá giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là câu chuyện “đụng hàng, dội chợ” muôn thuở của nông dân Cà Mau.

Thu hoạch cá bổi của nông dân ấp An Phú, xã Khánh An, huyện U Minh.

Những ngày theo chân đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới chúng tôi được lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con về tình hình giá cả các mặt hàng nông sản mà cảm thấy buồn lòng. Nông dân không bán được cá vì giá cá rớt thê thảm do đụng với cá vùng trên chuyển về. Nhiều nhà nông cho biết, hiện cá đã tới kỳ bán nhưng họ chưa dám thu hoạch vì giá ở mức quá thấp, không đủ chi phí thức ăn.

Năm rồi, giá cá bổi loại 8 con/kg từ 60.000-62.000 đồng/kg, bây giờ chỉ còn từ 28.000-29.000 đồng/kg, còn so với năm 2013 giảm 50.000 đồng/kg. Với tình hình giá cả như thế này thì để lại cũng lỗ và bán đi cũng lỗ, công sức 1 vụ nuôi coi như bỏ biển.

Ông Hai Hiền, nông dân ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, bộc bạch: “Nông dân đã qua mùa hạn thất thu nay lại dội chợ về giá như thế này thì thử hỏi nông dân vùng ngọt lấy cái gì mà ăn Tết”. Chị Bùi Thị Dung, ngụ cùng ấp, tiếp lời: “Mùa hạn rồi khô đìa đến nỗi không có cá để giống. Ðến thời điểm này, đầu tư vào 5 ao cá (4.200 m2) khoảng 100 triệu đồng, nếu bây giờ thu hoạch thì sẽ lỗ khoảng 30 triệu đồng. Hiện cá đã tới lứa nhưng vẫn để đó chờ giá, nhưng để càng lâu thì tiền thức ăn càng đội lên, cùng lắm là hơn tuần nữa phải bán dứt điểm, dù lỗ vẫn phải bán”.

"Vụ cá bổi hằng năm là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân để chuẩn bị cho cái Tết sung túc, còn năm nay coi như mất Tết. Không chỉ riêng những hộ ở đây, mà đây là tình hình chung cho cả vùng nuôi cá bổi”, chị Ðặng Thị Phượng, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Kinh Cũ, bộc bạch.

Cá bổi không chỉ là thu nhập chính cho nhiều gia đình trực tiếp nuôi mà còn kéo theo thu nhập của hàng trăm gia đình sống nghề làm thuê công nhật.

Chủ vựa cá khô ở thị trấn Trần Văn Thời, chị Trần Kiều Oanh cho biết: “Cá Ðồng Tháp có giá dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg. Trong khi đó, cá địa phương thì giá từ 45.000-50.000 đồng/kg (nguồn cung không ổn định) nên dù đôi lúc tính luôn công vận chuyển thì có khi cũng chỉ bằng cá địa phương ở thời điểm giá thấp, nhưng được cái là mùa nào cũng có nên rất dễ cho thương lái chúng tôi chọn lựa".

Tại cơ sở chế biến cá khô này, trung bình mỗi ngày cơ sở cũng chế biến được từ 500-600 kg cá. Lao động thường nhật tại cơ sở cũng từ 15-20 người. Bình quân 1 ngày 1 lao động cũng kiếm được từ 100.000-200.000 đồng từ tiền làm cá mướn. Như vậy toàn tỉnh có trên 300 ha nuôi cá bổi hiện nay thì lượng lao động được giải quyết việc làm là khá lớn.

Anh Ðinh Văn Tấn, nông dân huyện Trần Văn Thời, bức xúc: “Nhà nước phải có chế tài quản lý như thế nào trong vấn đề nguồn nguyên liệu để việc sản xuất của bà con được ổn định và bền vững. Trong khi, cá bổi lọt vào danh sách một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh và có thương hiệu hẳn hoi thì việc nhập nguyên liệu của tỉnh khác về và chế biến thì vô tình đã làm thiệt hại đến sản xuất của người nông dân địa phương”.

Dẫu biết rằng thị trường là tự do mua bán, với thương lái thì nguyên liệu nơi nào giá rẻ và giảm được chi phí thì họ mua. Tuy nhiên, các ngành chức năng (cụ thể Sở Công thương) nên có kế hoạch kiểm soát chất lượng đầu vào, đầu ra của nhãn hiệu khô cá bổi U Minh. Ðồng thời ngành nông nghiệp nên có kế hoạch tổ chức lại sản xuất, hướng dẫn bà con nâng cao hiệu quả sản phẩm nhưng đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, vận động các cơ sở sử dụng nhãn hiệu tập thể khô cá bổi U Minh có ý thức tuân thủ quy trình sản xuất, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm.

Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng nên tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh tăng vụ nâng cao sản lượng cho người nông dân nhằm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, đừng để người nông dân cứ mãi phải “thua ngay trên sân nhà” như thời gian đã qua./.

Bài và ảnh: Tâm Như

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Trồng lúa thời 4.0

Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.