ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 12:16:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần giữ gìn, phát huy giá trị “hương rừng vị biển”

Báo Cà Mau Vùng đất Cà Mau vốn rất giàu tài nguyên từ rừng, biển, phong phú sản vật ẩm thực tươi ngon phục vụ khách du lịch, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

Vùng đất Cà Mau vốn rất giàu tài nguyên từ rừng, biển, phong phú sản vật ẩm thực tươi ngon phục vụ khách du lịch, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

Trong các làng nghề sản xuất hàng đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chú ý thiết lập nhãn hiệu cho các loại hàng hoá để dần hình thành thương hiệu, uy tín riêng cho từng cơ sở, từng mặt hàng, hoặc hình thành nhãn hiệu tập thể cho làng nghề để thành thương hiệu chung. Các cơ sở kinh doanh cần chú ý đừng gian dối kiểu “khôn lõi” ảnh hưởng đến uy tín chung, chẳng hạn: dây trói cua to đùng, cá khô bổi thì lấy nguyên đầu cho nặng ký, mật ong thì “chế biến” thêm, tôm khô trộn nhiều phẩm cấp… để tăng thêm lợi nhuận. Cách làm này có thu lợi trước mắt nhưng sẽ làm nản lòng du khách, tự làm mất uy tín thương hiệu và mang tai tiếng chung cho con người, vùng đất Cà Mau.

Khách tham quan mua các đặc sản của biển tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau.  Ảnh: VŨ TRÂN

Hãy tuyển chọn đóng gói chân thật và cân, đong, đo, đếm cẩn thận những hàng hoá đúng phẩm cấp và niêm yết đúng giá để khách hàng chọn lựa theo ý và theo khả năng. Ðừng thiếu tôn trọng khách bằng những chuyện gian dối quê mùa, hạ đẳng như nêu trên sẽ hại uy tín của mình trong kinh doanh và hại cả nông dân - những người dãi nắng dầm sương, chịu thương chịu khó làm ra sản phẩm.

Tài nguyên rừng, biển tỉnh ta không còn nhiều, nguồn giống các loài thuỷ sản ngon và quý giá ngày càng cạn kiệt nên phải trân trọng giữ gìn, khai thác hợp lý sao cho phát huy được hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Ðể nâng cao chất lượng “hương rừng vị biển” nhằm tăng thu nhập các loại sản vật ẩm thực sẵn có trên quê hương mình, người nông dân cần ý thức lợi ích của chính mình và lợi ích chung của xã hội trong từng loại sản phẩm. Phải tự nâng cao giá trị bằng khai thác đúng kích cỡ hàng hoá thương phẩm, kiên quyết không bán “ốc len sữa”, “cua nhèm”, cá non…, hãy tạo điều kiện và tìm cách nuôi dưỡng để chúng đạt kích cỡ hợp lý và phải biết đón thời điểm, mùa vụ để xuất bán có giá cao.

Mỗi người Cà Mau hãy biết tự trọng, phải làm sao để giữ được tiếng thơm, phát huy được lợi thế của quê hương mình để ngày càng có nhiều khách thập phương đến thăm và lưu luyến khi quay về. Hãy cố gắng duy trì và phát huy sự chân thật trong giao tiếp, mua bán, có tinh thần cầu thị, lắng nghe những góp ý của du khách để cải tiến chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ. Có như vậy mới giữ gìn và phát huy được những tinh tuý tuyệt vời từ “hương rừng vị biển” vốn có của xứ sở quê hương./.

Mục Ðồng

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.