ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 03:43:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần hỗ trợ thu hoạch lúa - tôm

Báo Cà Mau Kể từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ độc canh cây lúa sang lúa - tôm kết hợp, hằng năm nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước duy trì gieo sạ trên dưới 500 ha lúa - tôm, thuộc xã Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hoà Mỹ. Ðặc biệt, khi hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau hoàn thành thì diện tích gieo sạ lúa - tôm liên tục tăng lên. Vụ mùa năm 2023, bà con xuống giống được hơn 830 ha, lúa đang phát triển tốt, sẽ cho thu hoạch đồng loạt vào cuối tháng 12. Nông dân phấn khởi về năng suất, nhưng không khỏi lo lắng khâu gặt lúa, bởi đã qua khi đến mùa thu hoạch lúa bà con phải chạy đôn chạy đáo kiếm nhân công, thậm chí có mướn giá cao cũng khó tìm được người.

Do lao động nông nghiệp mang tính thời vụ, nhu cầu mướn công lao động mỗi năm duy nhất một lần và diễn ra trong thời gian ngắn, dẫn đến thu nhập bấp bênh, không ổn định nên hầu hết những người trong độ tuổi lao động ở nông thôn đi tìm kiếm việc làm ở các công ty trong, ngoài tỉnh để có thu nhập ổn định. Lao động nông nghiệp ở nông thôn ngày càng trở nên khan hiếm, trong khi diện tích gieo sạ lúa - tôm tăng dần từng năm.

Vụ mùa năm 2023, nông dân huyện Cái Nước xuống giống lúa trên đất nuôi tôm được gần 830 ha.

Hộ ông Nguyễn Văn Ly, ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, hằng năm duy trì sản xuất hơn 2 ha lúa - tôm, nhưng đến ngày thu hoạch thường không mướn được nhân công gặt lúa, phải nhờ anh em trong gia đình và bà con, hàng xóm hỗ trợ.

Không riêng xã Hoà Mỹ, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm xã Thạnh Phú cũng gặp không ít khó khăn trong khâu mướn thu hoạch vụ lúa. Ông Nguyễn Mười Một, ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú, một trong những hộ dân nhiều năm duy trì gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm, chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thu hoạch lúa thì bà con nơi đây hết sức khó khăn, vất vả tìm kiếm nhân công. Khi mướn được người gặt lúa thì phải trả tiền công cao, trung bình 500 ngàn đồng/công, lúa sập thì tiền công lên đến 700 ngàn đồng/công”.

Còn khoảng một tháng nữa vụ lúa năm nay sẽ cho thu hoạch, ông Một lo rằng công gặt năm nay sẽ tăng hơn năm trước và khó mướn hơn do năm nay bà con gieo sạ nhiều hơn.

Bà con mong muốn có máy gặt đập liên hợp với đặc tính gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, thu hoạch trong điều kiện ruộng lúa có nhiều nước và không làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Bởi máy gặt đập liên hợp vùng chuyên lúa, khi đưa vào ruộng phải bơm cạn nước, phơi đầm để không bị lún, gây bất lợi cho tôm nuôi.

Nhà sáng chế nông dân Phan Tấn Phong (bên phải) có ý tưởng sáng chế máy thu hoạch  lúa - tôm.

Ông Ngô Minh Ðạo, Chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ, kiến nghị, ngành chức năng sớm triển khai đề tài sáng chế máy gặt đập liên hợp phục vụ vùng trồng lúa trên đất nuôi tôm, sớm cho ra đời chiếc máy gặt, tháo gỡ khó khăn về công gặt cho bà con. Nếu chế tạo thành công sẽ góp phần cơ giới hoá trong nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân nhân rộng mô hình sản xuất lúa - tôm trong những năm tiếp theo./.

 

Việt Tiến

 

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Khánh An vào mùa thu hoạch bồn bồn

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thế nhưng, nghề trồng bồn bồn trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, hiện đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân và bồn bồn trở thành cây trồng chủ lực tại đây.

Thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh

Ngày 17/8, Ban sáng lập hợp tác xã (HTX) tổ chức Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh, huyện U Minh. HTX được thành lập với 115 thành viên, trong đó có 79 thành viên chính thức, vốn điều lệ ban đầu hơn 250 triệu đồng.

Nuôi tôm sạch, an toàn

Ðể sản xuất thích ứng với thời tiết, thổ nhưỡng, người nuôi tôm không ngừng cải tiến hình thức nuôi. Tại xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, nhiều hộ triển khai phương thức nuôi tôm sạch, an toàn khi sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả cao.

Khẳng định thế mạnh tôm sinh thái

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển, việc tập trung nuôi tôm sinh thái được xác định là một trong những ngành nghề chủ lực và mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra hướng phát triển mới cho huyện.

Vươn lên khá, giàu nhờ nuôi cá

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh đã duy trì và phát triển mô hình nuôi cá bống tượng, nhờ thực hiện mô hình này mà nhiều hộ vươn lên khá, giàu. Hiện nay, giá cá bống tượng tiếp tục tăng cao nên người nuôi rất phấn khởi, tích cực duy trì và nhân rộng mô hình, nhất là trong hội viên cựu chiến binh (CCB).

IoT tạo bước tiến cho ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, cơ hội mới. Tại tỉnh Cà Mau, việc áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) trong nuôi thuỷ sản và công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, mang lại hiệu quả, sự đổi mới tích cực cho ngành.