Kể từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú tích cực thực hiện mô hình gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm, vừa làm, vừa học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. Nhờ vậy, nhiều năm liền ông đều sản xuất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, được Viện Nghiên cứu lúa ÐBSCL, Trường Ðại học Cần Thơ và Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tin tưởng, chọn làm điểm khảo nghiệm giống lúa chịu mặn phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
Kể từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú tích cực thực hiện mô hình gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm, vừa làm, vừa học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. Nhờ vậy, nhiều năm liền ông đều sản xuất thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm, được Viện Nghiên cứu lúa ÐBSCL, Trường Ðại học Cần Thơ và Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tin tưởng, chọn làm điểm khảo nghiệm giống lúa chịu mặn phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình triển khai các đề tài nghiên cứu giống lúa chịu mặn, ông được các đơn vị trao quyền quyết định về quy trình rửa mặn, cải tạo đất, thời vụ gieo cấy và kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Với ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm thực tiễn, quá trình lao động của ông góp phần giúp các đề tài nghiên cứu thực hiện thành công. Ngoài ra, ông Mai Văn Quốc còn vận động, hướng dẫn 18 hộ dân trong ấp cải tạo đất và gieo cấy được gần 20 ha lúa trên đất nuôi tôm, hiện các trà lúa đang sinh trưởng, phát triển khá tốt, hứa hẹn 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm thành công.
Ông Nguyễn Văn Rô với sáng chế máy cày siêu nhẹ. |
Anh Mai Văn Toàn, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, tâm tình: “Từ kinh nghiệm của chú Quốc mà ở đây bà con ai cũng học hỏi theo để làm 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm, thậm chí chú còn vận động và cho bà con mượn lúa giống để làm. Tôi cũng vậy, trong quá trình gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm, khi gặp khó khăn về điều kiện thời tiết đều nhờ chú tư vấn, hướng dẫn nên mô hình lúa - tôm của gia đình tôi luôn thành công”.
Tại ấp Kinh Lớn, xã Ðông Thới có Tổ hợp tác nuôi cua thương phẩm 2/9. Các thành viên trong tổ hợp tác có sáng kiến hay là tận dụng nguồn ốc có sẵn trong tự nhiên làm thức ăn cho cua. Nhiều năm liền, tổ hợp tác này đều sản xuất thành công, được chính quyền địa phương và ngành chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, sáng kiến này đến nay vẫn chưa được công nhận.
Mới đây, tại ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng có ông Nguyễn Văn Rô tự tìm tòi nghiên cứu chế tạo thành công chiếc máy cày siêu nhẹ để cải tạo đất, phục vụ nuôi thuỷ sản rất hiệu quả. Tuy nhiên, sáng kiến của ông vẫn chưa được chính quyền địa phương cũng như ngành chức năng kiểm tra ghi nhận để biểu dương, khích lệ kịp thời.
Có thể nói, chất xám của nhà nông là vô tận. Một khi có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ, chắc chắn sẽ còn nhiều kinh nghiệm hay và sáng kiến mới phục vụ tốt cho lao động sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn./.
Bài và ảnh: Huỳnh Việt