ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 08:05:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Câu lạc bộ làm giàu từ con tôm

Báo Cà Mau Câu lạc bộ (CLB) Nông dân tỷ phú xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, thành lập và đi vào hoạt động hơn một năm nay, với 18 thành viên, sinh hoạt thường lệ vào ngày 28 hằng tháng, xoay vòng từng nhà.

Tổng nguồn quỹ hùn vốn của CLB tính đến tháng 8 hơn 100 triệu đồng, hỗ trợ thành viên vay với lãi suất thấp, phục vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) như: mua phân, thuốc, hoá chất, đóng tiền điện. Tính đến nay, CLB đã xét cho 9 thành viên vay với số tiền 90 triệu đồng.

Ông Võ Tùng Trinh, Chủ nhiệm CLB, chia sẻ: “CLB thành lập tháng 5/2023. Trước đây, các thành viên nuôi tôm riêng lẻ, nhưng khi vào CLB thì sản xuất hiệu quả hơn; được giúp vốn xoay vòng; thông qua cuộc họp định kỳ còn trao đổi kinh nghiệm nên hiệu quả nuôi cao".

Nhìn chung, tình hình sản xuất của các thành viên CLB đạt khá. Một số thành viên nuôi tôm đạt thu nhập trên 1 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch, như hộ anh Chinh, anh Ðậm, anh Ðăng, anh Kha, anh Thoảng...

Tổng diện tích NTCN của CLB là 41,5 ha, với 32 ao nuôi. Tổng sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm nay là 205 tấn, được 24,5 tỷ đồng, lợi nhuận 10,5 tỷ đồng.

Tổng diện tích NTCN của CLB Nông dân tỷ phú xã Phú Mỹ hiện là 41,5 ha, với 32 ao nuôi. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm là 205 tấn, đạt giá trị 24,5 tỷ đồng, lợi nhuận 10,5 tỷ đồng.

Tổng diện tích NTCN của CLB Nông dân tỷ phú xã Phú Mỹ hiện là 41,5 ha, với 32 ao nuôi. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm là 205 tấn, đạt giá trị 24,5 tỷ đồng, lợi nhuận 10,5 tỷ đồng.

“Bên cạnh đó, còn một số hộ nuôi đạt hiệu quả chưa cao, phần lớn do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài, dịch bệnh lây lan chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Có 3 hộ bị ảnh hưởng, với 2,5 ha, sau khi trừ chi phí thì còn âm 260 triệu đồng”, ông Võ Tùng Trinh cho biết.

CLB được sự quan tâm của UBND và Hội Nông dân xã, liên kết với các công ty cung cấp thức ăn, con giống tổ chức hội thảo, giúp thành viên được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm. Ðồng thời, được cán bộ chuyên môn của UBND xã hướng dẫn đăng ký đối tượng nuôi chủ lực, đăng ký sản xuất ban đầu, tiến tới cấp giấy xác nhận cơ sở nuôi an toàn cho các thành viên.

"Với vai trò Chủ nhiệm CLB, tôi mong muốn ngân hàng tạo điều kiện giúp người nuôi tiếp cận vốn; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, Sở NN&PTNT tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, mong ngành chức năng bình ổn giá tôm để nông dân an tâm sản xuất, bởi như tháng 7 vừa qua, dù nuôi tôm size lớn nhưng không lời hoặc lỗ, do giá tôm giảm sâu”, ông Võ Tùng Trinh mong muốn.

Ông Nguyễn Minh Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Tân, cho biết: “Nhìn chung, các CLB hoạt động hiệu quả. Trong đó, CLB Nông dân tỷ phú xã Phú Mỹ tập hợp anh em nuôi tôm, gần một năm nay hoạt động hiệu quả. Thời gian tới, Hội tiếp tục thành lập CLB nông dân tỷ phú các xã, thị trấn, là nơi để các thành viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và mua con giống, phân bón, thức ăn... giá sỉ. Theo đó, có 3 việc quan trọng cần triển khai: đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng mô hình để nhiều người tham gia; đi vào chiều sâu, chuyên về con tôm, đảm bảo các yếu tố đầu ra; mô hình phải góp phần phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lúc xây dựng nông thôn mới như hiện nay”.

CLB Nông dân tỷ phú xã Phú Mỹ đã trở thành một điểm sáng của mô hình kinh tế này.

Theo ông Trần Thanh Thắng, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện Phú Tân: "Ngân hàng luôn đồng hành cùng bà con, đáp ứng nguồn vốn để bà con mua thức ăn, phân bón, con giống... giá rẻ nhất, không phải mua qua các đại lý. Sau buổi gặp gỡ với thành viên CLB Nông dân tỷ phú xã Phú Mỹ, ngân hàng ghi nhận ý kiến. Bà con tập hợp và gửi danh sách về ngân hàng, đơn vị sẽ hỗ trợ tăng hạn mức vay để bà con có vốn mua thức ăn, giống... thả nuôi mùa vụ này”.

Thời gian tới, CLB sẽ phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, tạo điều kiện để các thành viên tham quan, mở rộng quan hệ hợp tác với các CLB trong và ngoài tỉnh...

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, thông tin: “Ngoài CLB Nông dân tỷ phú, vào đầu năm nay ở địa phương ra mắt, công bố hoạt động Hợp tác xã Tôm Vàng với 17 hộ dân, trực tiếp sản xuất kinh doanh trên địa bàn ấp Vàm Xáng. Hai địa chỉ này tập hợp hầu hết các hộ NTCN siêu thâm canh trong toàn huyện. Hướng tới sẽ áp dụng nuôi tôm tuần hoàn không xả thải; liên kết chuỗi trong sản xuất, phát triển bền vững”.

Làn gió mới đã thực sự đến với người nuôi tôm xã Phú Mỹ, hy vọng đây sẽ là mô hình điểm để nhân rộng ở các địa phương, hiện thực khát vọng làm giàu chính đáng cho nông dân trong tỉnh, đặc biệt là với nghề nuôi tôm./.

 

Phú Hữu - Minh Thừa

 

Nỗi lo thiếu lao động nghề biển

Thời gian gần đây, tình trạng thiếu lao động nghề biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển diễn ra khá phổ biến, nhất là hiện nay, khi mùa cao điểm khai thác trong năm đang bước vào vụ chính thì nhiều chủ tàu phải lao đao tìm bạn. Nguồn lao động thiếu hụt và non yếu tay nghề ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả vươn khơi.

Vì an sinh, kiên trì “gõ” từng nhà

Hình ảnh các nhân viên bảo hiểm xã hội (BHXH) và nhân viên tổ chức dịch vụ thu bưu điện, dù những ngày mưa bão hay nắng gắt, vẫn kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà” đã trở nên quen thuộc với người dân huyện Trần Văn Thời. Họ không ngại khó khăn, vượt qua mọi trở ngại để đưa chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình đến từng hộ dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Ðồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, công đoàn các cấp trong huyện U Minh đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động (NLÐ); từ đó đã thu hút, tập hợp được nhiều công nhân, viên chức, lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.

Hơn 1,9 tỷ đồng triển khai Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Ngày 10/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp cùng đơn vị tài trợ Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Lễ khởi động Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2024-2025.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).