Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã gieo sạ vụ lúa hè thu được 35.999/34.500 ha, đạt 104% so với kế hoạch, đạt 101,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP Cà Mau 2.400 ha (có 272 ha nông dân để lúa gài tại xã An Xuyên và xã Lý Văn Lâm), huyện Thới Bình 780 ha, U Minh 3.812 ha, Trần Văn Thời 29.000 ha, Năm Căn 7 ha.
Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã gieo sạ vụ lúa hè thu được 35.999/34.500 ha, đạt 104% so với kế hoạch, đạt 101,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP Cà Mau 2.400 ha (có 272 ha nông dân để lúa gài tại xã An Xuyên và xã Lý Văn Lâm), huyện Thới Bình 780 ha, U Minh 3.812 ha, Trần Văn Thời 29.000 ha, Năm Căn 7 ha.
Thời gian xuống giống, do ít mưa, lượng mưa phân bố không đều, nên một số nơi ruộng bị thiếu nước, không làm đất xuống giống được (chủ yếu ở huyện Thới Bình), diện tích xuống giống xong bị khô hạn, không bón phân và phun thuốc trừ cỏ được. Hiện nay, ngoài phần lớn lúa phát triển khá tốt, diện tích còn lại ở một số nơi phát triển không đều, nông dân gặp khó khăn trong khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại.
Bà con nông Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chăm sóc lúa Ảnh: VŨ ANH |
Cần bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”. Ứng dụng bảng so màu lá lúa để bón đúng liều lượng, bón phân cân đối giữa lượng đạm, lân và kali, hạn chế bón thừa phân đạm. Ruộng sản xuất vụ hè thu thường bị xì phèn, ngộ độc hữu cơ. Cần tăng cường bón vôi, phân lân trước khi gieo sạ nhằm giúp ruộng lúa hạ phèn và hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ.
Nên bón phân đợt 1 sớm, từ 8-10 ngày sau sạ, bón phân đợt 1 sớm để kích thích bộ rễ phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân chứa các nguyên tố đa vi lượng. Phải đảm bảo việc bón phân cân đối đạm, lân và kali, tránh việc bón thừa phân đạm, thiếu lân và thiếu kali, cây lúa bị đổ, nhiều sâu bệnh, không bón phân đạm trễ, không bón phân đạm nhiều lần. Từ 10 đến 18 ngày sau sạ nên giữ nước trong ruộng lúa và bơm thêm nước cao dần theo chiều cao cây lúa.
Nên bón phân đợt 2 sớm, từ 18-20 ngày sau sạ, bón phân đợt 2 sớm, tập trung để hạn chế cây lúa đẻ nhánh vô hiệu (bón thúc đẻ nhánh) và giữ nước nước 5-10 cm. Có thể bón phân dưới dạng phân tổng hợp NPK (có nhiều ưu điểm: hoà tan chậm, dinh dưỡng giải phóng dần, thời gian sử dụng dài, 35-40 ngày sau bón, hiệu quả sử dụng cao. Kết hợp tỉa dặm sớm, khi lúa được 4-5 lá thật, nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.
Khi bón phân thúc đẻ nhánh cho cây lúa phải kịp thời và đúng lượng quy định. Bón phân phải tập trung, không bón trễ phân urê, phân NPK và bón nhiều lần làm thời gian lúa đẻ nhánh kéo dài, đẻ nhánh không đều, sinh ra nhiều nhánh lúa vô hiệu ảnh hưởng đến năng suất. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau gieo sạ 30-35 ngày tuỳ theo thời gian sinh trưởng của từng giống), tháo cạn nước hoặc cho nước ngập 10-15 cm, để khống chế lúa đẻ nhánh không đều.
Nếu dùng giống có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thì bón đón đòng bắt đầu sau khi lúa sạ được 40-45 ngày. Kết hợp phun thuốc Tilt super, vào giai đoạn này góp phần nâng cao năng suất lúa, phòng trị rất tốt bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và tập trung dinh dưỡng để nuôi đòng, hạn chế sự phát triển của chồi vô hiệu. Phun thuốc Titl supe sẽ kéo dài tuổi thọ bộ lá giúp hấp thu phân bón hiệu quả hơn, hạn chế sự xâm nhiễm của các loại nấm bệnh, giúp tăng được số hạt chắc trên bông, từ 3-5 hạt/bông.
Các đối tượng gây hại trong vụ hè thu như sâu đục thân, sâu keo sẽ bùng phát khi gặp nắng hạn kéo dài. Nhện gié sẽ xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá (bạc lá), bệnh lem lép hạt phát sinh mạnh vào cuối vụ, cần chủ động phun ngừa bệnh trước và sau khi lúa trổ 7-10 ngày.
Trước hết cần tăng cường áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Khi thật cần thiết, đến ngưỡng hiệu quả phòng trừ, mới sử dụng thuốc hoá học. Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nêu trên có bán tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Liều lượng, nồng độ, lượng nước phun, cần xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trên vỏ bao bì./.
Ks. Trần Ngọc Lãm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau