ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 03:46:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm sóc vườn cây ăn trái mùa khô

Báo Cà Mau Những năm gần đây, nông dân huyện Trần Văn Thời cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái, như: bưởi da xanh ruột hồng, cam, mít, táo... cho thu hoạch nhiều vụ trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mùa khô, nông dân chủ động các giải pháp chăm sóc, tưới tiêu, bảo vệ vườn cây an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng trái.

Anh Lê Vũ Phong (ấp Kinh Hãng A, xã Khánh Hưng) có gần 100 gốc bưởi da xanh ruột hồng và hơn 100 gốc ổi lê. Vườn cây ăn trái 6 năm tuổi của anh đã cho thu hoạch 2 năm nay. Anh Phong chia sẻ: “Năm đầu tiên, ổi và bưởi cho thu hoạch gần 4 tấn, năm vừa rồi cho năng suất cao hơn, được gần 5 tấn. Tôi đắp liếp cao lên để hạn chế ngập mùa mưa, dưới kênh mương dự trữ nước để tưới vào mùa khô. Tôi đầu tư hệ thống tưới nước tự động để tiết kiệm nước tưới và đỡ vất vả, sử dụng tinh dầu phòng trừ sâu bệnh, các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, ka li, ủ lục bình, rơm rạ quanh gốc, giữ cỏ thấp che gốc và mặt đất để giữ độ ẩm cho đất, bớt thoát nước, cắt tỉa bớt cành, hoa, trái vào những thời điểm trời nắng nóng nhằm giảm nhu cầu cần nước của cây để cây được khoẻ mạnh, cho trái chất lượng”.

Vườn bưởi 300 gốc trồng trên diện tích 1,2 ha của gia đình ông Lâm Văn Việt (ấp Công Nghiệp C, xã Khánh Hưng) nay được 7 năm tuổi, cho thu hoạch 2 năm nay. Vườn bưởi năm sau cho năng suất cao hơn năm trước gần 30%, nên gia đình ông rất phấn khởi. Hiện gia đình ông vẫn đang thu hoạch để giao cho thương lái và các điểm chợ trong và ngoài huyện. Ông Việt chia sẻ: “Vườn bưởi tháng nào cũng cho trái, xoay vòng từng liếp. Năm rồi được gần 14 tấn, riêng vụ Tết thì trên 6 tấn, thu hoạch rộ từ 20 tháng Chạp đến hết Rằm tháng Giêng. Bưởi loại nhất thì 35 ngàn đồng/kg, loại 2 thì 30 ngàn đồng/kg, loại 3 thì 25 ngàn đồng/kg. Tôi tham gia HTX Trái cây sạch Khánh Hưng, làm theo kỹ thuật hướng hữu cơ, hạn chế sâu bệnh, chủ yếu là bổ sung phân hữu cơ 1 năm từ 2-3 lần, dưỡng cây cho khoẻ, vùng ngọt dễ thiếu nước vào mùa khô, cần đảm bảo đủ nước tưới, lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động, tiết kiệm nước, nên dù mùa khô thì vườn bưởi vẫn cho năng suất và chất lượng trái, được thị trường ưa chuộng”.

Vườn bưởi của ông Lâm Văn Việt cho thu hoạch quanh năm, mỗi năm gần 14 tấn, riêng vụ Tết trên 6 tấn.

Vườn bưởi của ông Lâm Văn Việt cho thu hoạch quanh năm, mỗi năm gần 14 tấn, riêng vụ Tết trên 6 tấn.

Ở huyện Trần Văn Thời, các vườn cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân trong huyện. Hiện toàn huyện có hơn 200 ha trồng cây ăn trái các loại, nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng lớn. Cây ăn trái là loại cây trồng lâu năm, nông dân phải tốn nhiều chi phí đầu tư và công sức, thời gian mới có được các vườn cây cho trái. Hiện tại thì nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn đầy đủ. Tuy nhiên, trong mùa khô năm 2024, vùng ngọt hoá trong huyện phải đối mặt tình trạng nắng nóng, khô hạn gay gắt, kênh mương cạn nước. Trong điều kiện thời tiết như vậy, nhiều loại cây ăn trái có thể giảm năng suất, bị thiệt hại nếu không cung cấp đủ nước và có biện pháp chăm sóc, bảo vệ phù hợp.

Nhà vườn đã chủ động trong sản xuất, tập trung chăm sóc, ứng dụng kỹ thuật để tránh thiệt hại và đạt hiệu quả, các vườn cây ăn trái cho chất lượng trái tốt, ngon, sạch, mẫu mã đẹp, được thị trường ưa chuộng. Nông dân còn cùng nhau trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trồng, kỹ thuật chăm sóc, mang lại hiệu quả, nhờ đó nâng cao năng suất, tăng thu nhập kinh tế.

Nhờ chăm sóc tốt, áp dụng kỹ thuật và sản xuất theo hướng hữu cơ nên những vườn cây ăn trái của HTX Trái cây sạch Khánh Hưng cho trái ngon, mẫu đẹp.

Nhờ chăm sóc tốt, áp dụng kỹ thuật và sản xuất theo hướng hữu cơ nên những vườn cây ăn trái của HTX Trái cây sạch Khánh Hưng cho trái ngon, mẫu đẹp.

Ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo, tuyên truyền bà con thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến của thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng, tuỳ vào tình hình để có biện pháp ứng phó phù hợp. Ðồng thời phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ nông dân cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái mang tính đặc trưng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, lợi thế của vùng và địa phương, tăng cường quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao, sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và cách làm hiệu quả nhằm chăm sóc, bảo vệ tốt vườn cây trong mùa khô sắp tới. Bên cạnh đó, cần vận hành tốt các công trình thuỷ lợi và thường xuyên rà soát, nạo vét kênh mương để đủ nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất./.

 

Thảo Mơ

 

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Thu hoạch cá kèo

Từ sau Tết, cá kèo thương phẩm bắt đầu tăng giá. Thời điểm này, nhiều hộ nuôi cá kèo ở TP Cà Mau bắt đầu thu hoạch trong niềm vui và phấn khởi.