ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 23:17:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngôi trường Nhà Máy

Báo Cà Mau Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Học sinh Trường Nhà Máy xã Khánh Hưng rèn luyện trong thời chiến. Ảnh tư liệu

Học sinh Trường Nhà Máy xã Khánh Hưng rèn luyện trong thời chiến. Ảnh tư liệu

Tôi bảo các em nữ nấu, bưng trà qua bàn khách bên lớp Nhì B để chúng tôi kính mời chú.

- Thưa chú, theo sự nhất trí của Huyện uỷ Trần Văn Thời và Xã uỷ Khánh Bình Tây cùng chú Chín Thép, chú Tư Lý, chi bộ địa bàn này, trường đã cất bằng cây tràm, lá dừa nước, cau dừa, bảng đen và bàn học. Cổng chào, băng vải xanh đỏ và Quốc kỳ sao vàng phấp phới bay trước sân rộng. Ngôi trường toạ lạc trên sân dân quân, bên cạnh mương nước nhiều bông sen, bông súng xanh sáng, tiếp nối với rừng bông nhãn lồng phía sau trường.

Chú Nguyễn Tạo vừa để tách trà xuống dĩa khi tôi vừa khiêm tốn báo cáo xong câu. Chú Tạo lại đứng dậy bắt tay thầy Tư Hoàn (Hồ Thế Thương, nguyên Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu những năm kháng Pháp).

- Chào mừng anh Tư, nào ngờ anh về phụ dạy học ở đây. Anh có mạnh khoẻ không?

Thầy Tư Hoàn nói giọng nhẹ nhàng:

- Nghe thầy Ba Sánh nói Trưởng ty sẽ ghé thăm trường và anh em chúng tôi, nên tôi có lòng chờ.

Rồi kế đến thầy Trần Hoàn, thầy Út Hoàng, thầy Giang, thầy Giàu đều đến.

Các học trò lớn sang kéo thêm bàn ghế và châm nước sôi, bánh in, thèo lèo mấy dĩa, bày biện thành cuộc liên hoan.

- Thưa chú - Thầy giáo Sánh nghiêm túc nói: Thầy Hồ Thế Thương được Sở Giáo dục miền Tây do anh Chín Dũng gởi ra trường này, chúng tôi phân công qua lớp Nhì A phụ giảng về Toán và Tập đọc với thầy Út Hoàng. Còn thầy Trần Hoàn, hoạ sĩ, tốt nghiệp Trường Hội hoạ Mỹ Tho năm 1940, cán bộ đồ bản của Ban Quân sự Nam Bộ, vẽ truyền thần, phông màu dùng cọ lông, bút sắt minh hoạ các loại sinh vật tuyệt vời, anh nhận dạy lớp Ba và các lớp sau đó... Giờ, thưa chú: Thầy Giang, thầy Giàu là bạn của cháu, phụ giúp cháu dạy lớp Nhì B, cháu thường đi hội nghị Xã đoàn nên hai bạn có lúc dạy thế...       

Tiếng vỗ tay giòn giã kéo dài.

Giây lát, Trưởng ty Nguyễn Tạo nhìn khắp mọi người, cất giọng thân thương:

- Mỹ - Diệm không thể để cho ta mở trường văn hoá mang nội dung kháng chiến Nam Bộ này được lâu, nhưng chúng vấp phải nhiều khó khăn, ta còn tranh thủ giữ trường đứng yên bằng sức, trí tuệ ta vài năm nữa. Ta có đổ máu, nhưng ta phải thắng!

Tất cả im lặng nhìn vị Trưởng ty và lắng nghe những lời đúng đắn vừa phát ra. Lần này, cũng là lần truyền đạt cho các thầy và tất cả học sinh, phụ huynh học sinh ở đây biết rõ: Ty Giáo dục Bạc Liêu trước khi giải thể đi tập kết và một số “chuyển mình” ở lại đã thống nhất quyết định phân công thầy Nguyễn Bá Sánh nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Nhà Máy này.

- Ty Giáo dục và Tỉnh uỷ Bạc Liêu hy vọng các đồng chí cùng với Ðảng bộ, Nhân dân, phụ huynh và tất cả học sinh đầy sức mạnh, ý chí của vùng đất căn cứ cách mạng U Minh, xây dựng cho ngôi trường Nhà Máy thành một pháo đài cách mạng. Tiếng vỗ tay lại vang xa hơn. Ban văn nghệ, trống đờn, tampo và các đội văn nghệ đến xin phép trình bày chương trình văn nghệ đón mừng Trưởng ty Nguyễn Tạo.

Mở màn chương trình, một nữ học sinh lớp Nhì A hát bài: “Hồ Chí Minh, chúng con hát mãi tên Người”, Út Nhỏ 15 tuổi, giọng hát cao vút tha thiết, kéo dài khi lời ca bay xa.

Chú Nguyễn Tạo xúc động, lấy khăn quấn cổ lau nước mắt. Bài hát chấm dứt, chú Hai bước lại vuốt tóc cháu gái:

- Cháu hát hay quá, cháu làm cho cả nước hân hoan thức tỉnh vẽ Bác Hồ và Tổ quốc Việt Nam - Cháu là một ca sĩ của trường ta!

Nãy giờ còn một vệ sĩ cắm chèo đậu xuồng ở trước cửa trường chờ chú Nguyễn Tạo xem văn nghệ trường. Anh tên Ðông (trùng tên với người bảo vệ bác Tám Sấn). Anh Ðông vào, nói với chú Tạo: “Cô gái đó hát bài Hồ Chí Minh muôn ánh sao bay rợp thành đô hay thiệt hay hén chú Hai!”. Lấy khăn quấn cổ chậm nước mắt xúc động lần nữa, chú Nguyễn Tạo hồn nhiên nói:

- Thật mà nói, Trường Nhà Máy này từ thầy giáo đến học trò đều đáng khen. Cô gái học trò hát như vậy, đến đây ta mới được nghe, phải không?

Các đội vũ đang múa bài “Mùa hoa nở“ nhạc Liên Xô. Còn bên lớp Nhì B múa bài “Nông tác vũ” nhạc Trung Quốc. Lớp Ba múa bài “Giải phóng quân nhập thành" nhạc Trung Quốc, kế đến là bài "Chiến binh ca vũ khúc” nhạc Trương Bỉnh Tòng.

Chấm dứt chương trình văn nghệ, các học sinh mạnh mẽ mặc quần áo kẻ vạch trắng, nhảy rầm rập bài “Hải quân Liên Xô”. Nhạc tấu lên: "Mí mí mí rê đồ rê mí mí/Mí mí mí rê đồ rê mí mí rê mí rê đô si la sình sìn...”.

“Một đoàn hải quân Liên Xô” mạnh vô cùng, chào tạm biệt khán giả. Chú Nguyễn Tạo vẫy tay chào. Các thầy giáo, phụ huynh học sinh và tất cả học trò lưu luyến khi chia tay chú Nguyễn Tạo, kéo nhau ra đến mé kinh, thân mến nắm tay chú và chúc sức khoẻ chú... Chú chèo khỏi nhà chú Ba Tam Bản, nhà anh Bé rồi mất hút trong rặng lá trâm bầu mùa thu...

*

Ngày khai trường là thứ Hai, ngày 14/8/1955 âm lịch năm Ất Mùi, nhằm ngày 1/8/1955 dương lịch. Ngày chú Nguyễn Tạo đến thăm trường là lịch sử vẻ vang của quê hương, từ ngày 2/9/1955, nhằm ngày 15/8/1955 âm lịch Ất Mùi.

Giáo sư mở lớp sư phạm 3 tháng cuối thời tập kết, các đơn vị bộ đội 307, 410 lưu luyến giã biệt Nhân dân. Ông bà Trà Văn Chỉnh có 2 đứa con trai (tập kết 1) và 3 đứa con gái. Con gái út là cô Chúc học chữ mau nhớ, lại có giọng hát trời cho tuyệt hay. Mai lại gặp các anh bộ đội giỏi âm nhạc dạy cho cô Út hát bài: “Hồ Chí Minh, Cha chúng ta về. Một mùa thu, muôn ánh sao bay rợp thành đô...”. Và cũng nội dung rực rỡ này, bài hát mở rộng ra và vút cao lên đến vô tận, mang vinh quang cho nhạc sĩ và ca sĩ bền lâu...

 

Nguyễn Bá

 

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.