ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 17:26:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngôi trường Nhà Máy

Báo Cà Mau Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Học sinh Trường Nhà Máy xã Khánh Hưng rèn luyện trong thời chiến. Ảnh tư liệu

Học sinh Trường Nhà Máy xã Khánh Hưng rèn luyện trong thời chiến. Ảnh tư liệu

Tôi bảo các em nữ nấu, bưng trà qua bàn khách bên lớp Nhì B để chúng tôi kính mời chú.

- Thưa chú, theo sự nhất trí của Huyện uỷ Trần Văn Thời và Xã uỷ Khánh Bình Tây cùng chú Chín Thép, chú Tư Lý, chi bộ địa bàn này, trường đã cất bằng cây tràm, lá dừa nước, cau dừa, bảng đen và bàn học. Cổng chào, băng vải xanh đỏ và Quốc kỳ sao vàng phấp phới bay trước sân rộng. Ngôi trường toạ lạc trên sân dân quân, bên cạnh mương nước nhiều bông sen, bông súng xanh sáng, tiếp nối với rừng bông nhãn lồng phía sau trường.

Chú Nguyễn Tạo vừa để tách trà xuống dĩa khi tôi vừa khiêm tốn báo cáo xong câu. Chú Tạo lại đứng dậy bắt tay thầy Tư Hoàn (Hồ Thế Thương, nguyên Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu những năm kháng Pháp).

- Chào mừng anh Tư, nào ngờ anh về phụ dạy học ở đây. Anh có mạnh khoẻ không?

Thầy Tư Hoàn nói giọng nhẹ nhàng:

- Nghe thầy Ba Sánh nói Trưởng ty sẽ ghé thăm trường và anh em chúng tôi, nên tôi có lòng chờ.

Rồi kế đến thầy Trần Hoàn, thầy Út Hoàng, thầy Giang, thầy Giàu đều đến.

Các học trò lớn sang kéo thêm bàn ghế và châm nước sôi, bánh in, thèo lèo mấy dĩa, bày biện thành cuộc liên hoan.

- Thưa chú - Thầy giáo Sánh nghiêm túc nói: Thầy Hồ Thế Thương được Sở Giáo dục miền Tây do anh Chín Dũng gởi ra trường này, chúng tôi phân công qua lớp Nhì A phụ giảng về Toán và Tập đọc với thầy Út Hoàng. Còn thầy Trần Hoàn, hoạ sĩ, tốt nghiệp Trường Hội hoạ Mỹ Tho năm 1940, cán bộ đồ bản của Ban Quân sự Nam Bộ, vẽ truyền thần, phông màu dùng cọ lông, bút sắt minh hoạ các loại sinh vật tuyệt vời, anh nhận dạy lớp Ba và các lớp sau đó... Giờ, thưa chú: Thầy Giang, thầy Giàu là bạn của cháu, phụ giúp cháu dạy lớp Nhì B, cháu thường đi hội nghị Xã đoàn nên hai bạn có lúc dạy thế...       

Tiếng vỗ tay giòn giã kéo dài.

Giây lát, Trưởng ty Nguyễn Tạo nhìn khắp mọi người, cất giọng thân thương:

- Mỹ - Diệm không thể để cho ta mở trường văn hoá mang nội dung kháng chiến Nam Bộ này được lâu, nhưng chúng vấp phải nhiều khó khăn, ta còn tranh thủ giữ trường đứng yên bằng sức, trí tuệ ta vài năm nữa. Ta có đổ máu, nhưng ta phải thắng!

Tất cả im lặng nhìn vị Trưởng ty và lắng nghe những lời đúng đắn vừa phát ra. Lần này, cũng là lần truyền đạt cho các thầy và tất cả học sinh, phụ huynh học sinh ở đây biết rõ: Ty Giáo dục Bạc Liêu trước khi giải thể đi tập kết và một số “chuyển mình” ở lại đã thống nhất quyết định phân công thầy Nguyễn Bá Sánh nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Nhà Máy này.

- Ty Giáo dục và Tỉnh uỷ Bạc Liêu hy vọng các đồng chí cùng với Ðảng bộ, Nhân dân, phụ huynh và tất cả học sinh đầy sức mạnh, ý chí của vùng đất căn cứ cách mạng U Minh, xây dựng cho ngôi trường Nhà Máy thành một pháo đài cách mạng. Tiếng vỗ tay lại vang xa hơn. Ban văn nghệ, trống đờn, tampo và các đội văn nghệ đến xin phép trình bày chương trình văn nghệ đón mừng Trưởng ty Nguyễn Tạo.

Mở màn chương trình, một nữ học sinh lớp Nhì A hát bài: “Hồ Chí Minh, chúng con hát mãi tên Người”, Út Nhỏ 15 tuổi, giọng hát cao vút tha thiết, kéo dài khi lời ca bay xa.

Chú Nguyễn Tạo xúc động, lấy khăn quấn cổ lau nước mắt. Bài hát chấm dứt, chú Hai bước lại vuốt tóc cháu gái:

- Cháu hát hay quá, cháu làm cho cả nước hân hoan thức tỉnh vẽ Bác Hồ và Tổ quốc Việt Nam - Cháu là một ca sĩ của trường ta!

Nãy giờ còn một vệ sĩ cắm chèo đậu xuồng ở trước cửa trường chờ chú Nguyễn Tạo xem văn nghệ trường. Anh tên Ðông (trùng tên với người bảo vệ bác Tám Sấn). Anh Ðông vào, nói với chú Tạo: “Cô gái đó hát bài Hồ Chí Minh muôn ánh sao bay rợp thành đô hay thiệt hay hén chú Hai!”. Lấy khăn quấn cổ chậm nước mắt xúc động lần nữa, chú Nguyễn Tạo hồn nhiên nói:

- Thật mà nói, Trường Nhà Máy này từ thầy giáo đến học trò đều đáng khen. Cô gái học trò hát như vậy, đến đây ta mới được nghe, phải không?

Các đội vũ đang múa bài “Mùa hoa nở“ nhạc Liên Xô. Còn bên lớp Nhì B múa bài “Nông tác vũ” nhạc Trung Quốc. Lớp Ba múa bài “Giải phóng quân nhập thành" nhạc Trung Quốc, kế đến là bài "Chiến binh ca vũ khúc” nhạc Trương Bỉnh Tòng.

Chấm dứt chương trình văn nghệ, các học sinh mạnh mẽ mặc quần áo kẻ vạch trắng, nhảy rầm rập bài “Hải quân Liên Xô”. Nhạc tấu lên: "Mí mí mí rê đồ rê mí mí/Mí mí mí rê đồ rê mí mí rê mí rê đô si la sình sìn...”.

“Một đoàn hải quân Liên Xô” mạnh vô cùng, chào tạm biệt khán giả. Chú Nguyễn Tạo vẫy tay chào. Các thầy giáo, phụ huynh học sinh và tất cả học trò lưu luyến khi chia tay chú Nguyễn Tạo, kéo nhau ra đến mé kinh, thân mến nắm tay chú và chúc sức khoẻ chú... Chú chèo khỏi nhà chú Ba Tam Bản, nhà anh Bé rồi mất hút trong rặng lá trâm bầu mùa thu...

*

Ngày khai trường là thứ Hai, ngày 14/8/1955 âm lịch năm Ất Mùi, nhằm ngày 1/8/1955 dương lịch. Ngày chú Nguyễn Tạo đến thăm trường là lịch sử vẻ vang của quê hương, từ ngày 2/9/1955, nhằm ngày 15/8/1955 âm lịch Ất Mùi.

Giáo sư mở lớp sư phạm 3 tháng cuối thời tập kết, các đơn vị bộ đội 307, 410 lưu luyến giã biệt Nhân dân. Ông bà Trà Văn Chỉnh có 2 đứa con trai (tập kết 1) và 3 đứa con gái. Con gái út là cô Chúc học chữ mau nhớ, lại có giọng hát trời cho tuyệt hay. Mai lại gặp các anh bộ đội giỏi âm nhạc dạy cho cô Út hát bài: “Hồ Chí Minh, Cha chúng ta về. Một mùa thu, muôn ánh sao bay rợp thành đô...”. Và cũng nội dung rực rỡ này, bài hát mở rộng ra và vút cao lên đến vô tận, mang vinh quang cho nhạc sĩ và ca sĩ bền lâu...

 

Nguyễn Bá

 

Quá khứ hào hùng - Hiện tại vươn xa

Báo - đài là hợp chất gắn kết niềm tin giữa Ðảng với Nhân dân như bê-tông cốt thép, là ngọn lửa giữa đêm đông nung sôi bầu nhiệt huyết hàng triệu trái tim yêu nước, thương dân; là ánh đèn pha giữa đêm đen soi sáng mọi bước đường khi dân tộc ta xông lên chiến đấu và chiến thắng quân thù; là ánh mặt trời chân lý xua tan âm u, tâm tối, đem lại mùa xuân của hạnh phúc con người và tô thắm màu cờ của nhận thức, lý tưởng, lẽ sống đối với biết bao thế hệ...

Một thời làm báo

Cà Mau, mảnh đất tận cùng Tổ quốc, nơi sông ngòi chằng chịt, rừng đước bạt ngàn và con người mang trong mình chất mộc mạc, chân thành, hào phóng của miền Tây Nam Bộ. Ở đó, tôi đã sống và cống hiến với những năm tháng làm báo đầy nhiệt huyết, nơi mà mỗi dòng chữ, mỗi câu chuyện đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả nụ cười. Một thời làm báo tại Cà Mau là ký ức không thể quên, như cuốn sách cũ, dù thời gian có làm phai màu bìa, nhưng những trang bên trong vẫn sống động.

Báo giấy - Ký ức một thời vàng son

Chẳng nhớ rõ từ khi nào, những sạp báo giấy giữa lòng thành phố đã biến mất dần trong xu thế không thể tránh khỏi khi công nghệ thông tin bùng nổ, với sự "lên ngôi" của báo điện tử, mạng xã hội. Báo giấy - mấy ai còn nhớ một thời vàng son...

Những địa chỉ đỏ trên quê hương anh hùng

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là địa bàn đứng chân hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước. Từ rừng đước, rừng tràm thành làng rừng kháng chiến; từ xóm ấp, chùa chiền, nhà dân thành nơi nuôi chứa cán bộ.

Nhà báo Trần Ngọc Hy một lòng trung kiên, bất khuất

Năm 1943, tốt nghiệp Diplôme, Trần Ngọc Hy về quê tham gia phong trào nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ ác bá, chống bọn chính quyền tay sai hà khắc bóc lột nông dân, chống sưu cao thuế nặng.

Báo chí cách mạng Cà Mau góp phần động viên, cổ vũ kháng chiến

Báo chí cách mạng không những góp phần động viên, cổ vũ mà còn là “vũ khí sắc bén” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thống nhất đất nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ vũ khí “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Ðó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.

Phan Ngọc Hiển - Nhà báo cách mạng trên vùng đất Nam Bộ

Tuần báo Tân Tiến số phát hành trung tuần tháng 2/1937, chủ bút Hồ Văn Sao giới thiệu với độc giả: “Bạn tôi Phan Ngọc Hiển, tức Phan Phan, một nhà văn chân chính - lương tâm, bắt đầu đi khắp Nam Kỳ để làm phận sự nhà báo - năm nay lần lượt bạn Phan Ngọc Hiển sẽ hiến cho độc giả: 1. Ðại náo thôn quê - 2. Tinh thần bạn trẻ nước nhà - 3. Giọt nước mắt của dân - 4. Thương - là 4 vấn đề quan hệ xã hội cần thay đổi - muốn tránh sự sơ sót, ngoài những tài liệu của bạn tôi thâu thập trong những lúc gian nan, nay bạn tôi cần đi viếng các làng, dân quê, bạn trẻ... cho cuộc điều tra thêm chu đáo - luôn tiện biết nhau, biết điều sơ sót của Tân Tiến đặng sửa đổi...”.

Nguyễn Mai và những chuyện đời thường

Người đa tài nhất trong những người cầm bút vùng Tây Nam Bộ những năm đánh Mỹ cứu nước là Nguyễn Mai. Anh viết thạo, viết vững chắc các loại ký, truyện, bình luận, xã thuyết và tuỳ bút... Anh sử dụng được các thể loại thơ, đặc biệt thơ trào lộng.

Những khó khăn, thách thức của người làm báo trong thời kháng chiến

Mùa khô năm 1964, lần thứ hai tôi theo mẹ từ Bến Tre vào Cà Mau thăm ba tôi đang làm ruộng và dạy học tư ở Kinh Hãng Giữa... Ba tôi bất hợp pháp kể từ năm bác ruột thứ tư của tôi - 1 trong 12 người Việt Minh làng Ba Mỹ bị giặc Pháp bắt chặt đầu ở bót Nhà Việc Mỹ Chánh năm 1946... Lần này, ba tôi không cho tôi trở về quê nữa, vì về ngoải mai mốt lớn lên tụi giặc nó bắt lính... Thế là tôi phải ở lại trong này, thành công dân Cà Mau từ đó.

Ðài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến - Tiếng nói của khát vọng độc lập, tự do

Đài Nam Bộ Kháng chiến ra đời những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Có lúc đóng ở Ðồng Tháp Mười (Long An); có giai đoạn ở Thới Bình, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển, U Minh (Cà Mau), hay Kiên Giang, Bạc Liêu; có thời điểm đài đổi tên thành Ðài Tiếng nói Nam Bộ. Tuy vậy, dù ở bất cứ nơi đâu, tên gọi khác nhau, nhưng các thế hệ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của đài không ai được đào tạo bài bản về phát thanh nhưng đã làm nên một đài phát thanh vang danh, lừng lẫy; tạo dấu ấn đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam nói chung và ngành phát thanh nói riêng. Ðó là tiếng nói của Uỷ ban Nam Bộ Kháng chiến; cầu nối của Ðảng, Bác Hồ với đồng bào Nam Bộ; là ước mong, khát vọng của đồng bào nơi đây về một Việt Nam độc lập, tự do.