ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 20-5-24 05:26:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những năm tháng mãi trong tim...

Báo Cà Mau Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

>> Hiện vật “kể chuyện” tập kết

Khi đó họ chỉ là những thanh niên tuổi 17, 18 đã quyết tâm lên đường ra Bắc học tập và rèn luyện...

Tình cảm với quê hương thứ hai

Ông Lưu Ngọc Ẩn, ngụ Phường 6, TP Cà Mau, là cựu chiến binh từng tập kết ra Bắc vào năm 1954 và trở về Nam công tác vào năm 1962. Bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa với chuyến tàu năm nào, ông kể, khi đó ông đang học tập trong nhà trường, nhận được sự vận động của Ðảng, ông và nhiều bạn bè cùng trang lứa mạnh dạn rời gia đình, rời miền Nam với tâm thế đi trong 2 năm để có cơ hội học tập, sau đó quay về cống hiến cho quê hương. Không ngờ, chuyến đi này đến 9 năm và ngần ấy thời gian ông được sống giữa tình quân dân đất Bắc và được sự trui rèn kỷ luật thép, trở thành một chiến sĩ cách mạng.

Ông Lưu Ngọc Ẩn xúc động bảo, chỉ mong các con cháu học giỏi, phát huy sức trẻ để làm giàu đẹp quê hương mình.

Ông Ẩn kể thêm: "Tàu cập bến Sầm Sơn - Thanh Hoá, chúng tôi được tàu nhỏ đón rước. Cảm giác ban đầu có phần nao nao, nhưng tình cảm của người dân miền Bắc chân thành và yêu thương, chăm lo, quan tâm cho chúng tôi từng li từng tí khiến mọi người xúc động. Dần dần, chúng tôi quen với cách sinh hoạt, quen nền nếp, và miền Bắc đã trở thành gia đình, quê hương thứ hai của mình. Các anh em được đưa đi học văn hoá, được chăm sóc sức khoẻ và bắt đầu chuỗi ngày rèn luyện thể lực. Tôi được học nhiều thứ như: lái xe, kéo pháo... sau đó được đưa đi học quản lý súng đạn tại trường sĩ quan ở Học viện Hậu cần. Song song đó, tôi và anh em phải tập hành quân nâng cao sức chiến đấu. Mỗi người mang ba lô gạch nặng gần 20 kg vượt núi, băng đèo... nhưng không ai than một câu, mà còn thấy phấn khích vì nghĩ đến ngày quay về miền Nam, chúng tôi đủ sức chiến đấu chống quân thù”.

Sau 9 năm ở miền Bắc, ông Ẩn được phân công quay về miền Nam, nhận nhiệm vụ Trung đội trưởng chỉ huy pháo DK75, tại Tân Duyệt, Ðầm Dơi. Ông xung phong ở mọi chiến trường và lập được nhiều chiến công. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, ông tiếp tục tham gia giúp nước bạn Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Khmer Ðỏ.

Ánh mắt ông Ẩn sáng rực khi nhớ về thời chiến đấu kiêu hùng: “Chuyến tàu tập kết ra Bắc đã tạo ra biết bao thế hệ chiến sĩ như tôi. Tất cả được học, được trang bị mọi thứ để đánh trận giỏi, có tư tưởng vững vàng và trí óc sáng suốt để nhìn nhận, phân tích tình hình và vững vàng đi theo con đường cách mạng của Ðảng, của Bác Hồ. Những năm tháng tuổi trẻ ở miền Bắc mãi trong trái tim tôi”.

Cũng là người con miền Nam tập kết ra Bắc trên chuyến tàu năm 1954, ông Bùi Long Văn, thương binh 4/4, ngụ xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước, vẫn mãi tự hào về thời gian được sống và học tập ở miền Bắc thời trai trẻ. Khi ấy ông được học sĩ quan ở Sơn Tây, được học trường văn hoá.

Giờ đây, khi nhắc lại, ông Văn vẫn nhớ như in: “Cái tình của người dân đất Bắc chan chứa kể sao cho hết. Bà con xem chúng tôi là những người con, người cháu trong nhà và chăm lo cho chúng tôi trong điều kiện, khả năng tốt nhất”.

Ông Văn quay về miền Nam năm 1962 và được phân công công tác tại Tỉnh đội, là trung uý của Tiểu đoàn U Minh 2. Ông phụ trách điều khiển pháo binh, cùng đồng đội xông pha chiến đấu với quân thù. Năm 1974, ông bị thương nặng trong một trận đánh, được đưa về hậu phương. Sau bình phục, ông vẫn tiếp tục công tác, đóng góp cho quê nhà.

Hình ảnh thời trẻ và các huy chương mà ông Ẩn được nhận trong quá trình chiến đấu.

Tự hào công trình ghi dấu lịch sử

Cả ông Lưu Ngọc Ẩn và ông Bùi Long Văn đều góp mặt trong buổi lễ khởi công xây dựng cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc, năm 1954, được tỉnh tổ chức vào đầu năm nay. Sự tự hào xen lẫn xúc động không sao tả xiết trong trái tim những người lính can trường năm nào, bởi công trình này không chỉ lưu lại dấu ấn lịch sử, ghi nhận công lao thế hệ đi trước mà còn nhắc nhở thế hệ sau về ý thức, trách nhiệm xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.

Những chiến sĩ lên chuyến tài tập kết ra Bắc đã có mặt trong lễ Khởi công xây dựng cụm Tượng đài Kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.

Ông Lưu Ngọc Ẩn bày tỏ: “Qua thời gian, những người cùng thế hệ tôi nay đã không còn nhiều. Ước mong lớn nhất của chúng tôi là nhìn các con, các cháu... học hành giỏi, rèn luyện chăm và phát huy sức trẻ để làm giàu, làm đẹp cho quê hương mình”.

Ðồng lòng với người bạn của mình, trong phần đời còn lại, ông Bùi Long Văn mong được nhìn thấy quê hương Cà Mau vươn mình và tiến xa hơn nữa. “Tôi may mắn được chứng kiến lễ khởi công xây dựng cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc, năm 1954. Các đồng đội cùng chiến đấu ngày xưa, nhiều người đã nằm xuống vì độc lập, tự do của dân tộc; những người còn sống, giờ cũng không còn nhiều. Tôi chỉ có một mong ước duy nhất là những ngày còn sống được nhìn quê hương mình phát triển mạnh hơn nữa, người dân sẽ làm kinh tế giỏi, không còn nghèo nữa".

Hiện, ông Ẩn đã 89 tuổi nhưng vẫn cố gắng sinh hoạt cựu chiến binh và chăm sóc mảnh vườn nhỏ.

Tuổi cao, sức yếu nhưng những cựu chiến binh ấy vẫn tích cực tham gia nhiều hoạt động ở địa phương, giúp đỡ người xung quanh và nhắc nhở con cháu sống tốt mỗi ngày. Với họ, đây là tình cảm và cũng là đóng góp nhỏ nhoi mà mình làm được cho quê hương, cho Ðảng ở tuổi xế chiều./.

 

Lam Khánh

 

Biểu tượng lòng dân miền Nam với Bác

Trong kháng chiến chống Mỹ, đền thờ, phủ thờ Bác là “pháo đài niềm tin”, là biểu tượng lòng dân đối với Ðảng, với Bác Hồ, nhưng là cái gai trong mắt Mỹ - nguỵ. Vì vậy, kẻ địch luôn tìm cách dẹp bỏ bằng những trận càn quét, bắn phá. Nhưng chúng bất lực trước tinh thần bám trụ, bảo vệ và kiên quyết đấu tranh của Nhân dân ta.

Vinh quang bất tử

Mỗi câu chuyện từ những nhân chứng đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đều là những trang sử sống quý giá, sinh động, mà may mắn thay, hậu thế chúng tôi, những người không biết đến bom đạn chiến tranh còn có thể nghiêng mình chiêm ngưỡng.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần II: Diễn biến, kết quả của chiến dịch

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng. Với địa hình hiểm trở, việc kéo pháo vào tập trung tại trận địa đã vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần I: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non (thơ Tố Hữu), bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa tim con nhím Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.

Ðong đầy ký ức Ðiện Biên

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm tháng mãi trong tim...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

Vẹn nguyên giá trị ngày toàn thắng

49 năm, ngót nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tầm vóc lịch sử đã được đúc kết: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng).