ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 15:18:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều sai phạm tài chính tại các đơn vị thuộc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch

Báo Cà Mau Ông Nguyễn Minh Phụng, Chánh Thanh tra tỉnh, vừa cho biết đã chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm hình sự sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để xử lý theo quy định sau khi phát hiện nhiều khoản chi khống xảy ra ở Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh khi tiến hành thanh tra tại đơn vị này.

Cụ thể, thanh tra phát hiện việc lập chúng từ thanh toán khống số tiền trên 191 triệu đồng xảy ra tại Văn phòng Sở VHTT&DL; vụ việc ông Hứa Đức Trọng, huấn luyện viên, giả chữ ký của ông Tạ Nhật Trường đề ký hợp đồng sử dụng vận động viên thể thao nhằm nhận tiền ăn và tiền lương tập luyện khống với tống số tiền trên 131,5 triệu đồng xảy ra tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh.

Chánh Thanh tra tỉnh đồng thời chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đề tiếp tục làm rõ hành vi lập chứng từ thanh toán nhưng thực tế không có phát sinh với tổng số tiền gần 35 triệu đồng xảy ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ có liên quan đến việc xuất hoá đơn khống của ông Nguyễn Hữu Lộc (chủ cơ sở Thiết kế quảng cáo Nguyễn Hữu Lộc); bà Hồ Thị Kiều, ki-ốt 12B (Nguyễn Kim), Phường 7, TP Cà Mau, sang Cục Thuế tỉnh Cà Mau và hồ sơ có liên quan đến việc xuất hoá đơn khống của ông Bùi Khắc Lâm, giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thượng mại – Xuất nhập khẩu dụng cụ thể thao Thăng Long đến Cục Thuế TP Hồ Chí Minh để xử lý theo quy định.

Thửa đất khoảng 200 m2 được ông Dương Hữu Cường, Phó giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh sử dụng kinh doanh quán cà phê TiNo từ năm 2012. Thanh tra tỉnh kết luận, việc kinh doanh quán cà phê này không có trong Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Kết luận Thanh tra của Thanh tra tỉnh tại Sở VHTT&DL cho thấy nhiều sai phạm xảy ra khá tinh vi. Đơn cử, việc bà Đồng Thị Hải, chuyên viên Phòng Quản lý Văn hoá và Gia đình nhiều lần lập chứng từ thanh toán khống, cấu kết chuyển tiền cho đối tác nhằm hợp thức hoá, sau đó đối tác chuyển lại để được hưởng lợi. Cụ thể vào năm 2020, thực tế phát sinh chi phí để tổ chức hoạt động của đơn vị, như tiền thuê rạp, bàn, ghế, in tiêu đề, băng rôn chỉ hơn 3,7 triệu đồng, nhưng bà Đồng Thị Hải lập chứng từ thanh toán với số tiền hơn 34,8 triệu đồng. Sau khi kế toán chuyển cho ông Nguyễn Hữu Lộc (đơn vị cung ứng hàng hoá và dịch vụ), ngay sau đó ông Lộc chuyển khoản lại vào tài khoản cá nhân của bà Hải số tiền trên 28,5 triệu đồng, ông Lộc giữ lại tiền thuế trên gần 2,6 triệu đồng. Năm 2022, tổ chức hoạt động của đơn vị tại huyện Trần Văn Thời, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện thuê hội trường tại Nhà Thiếu nhi huyện và đã thanh toán, tuy nhiên bà Hải vẫn lập chứng từ thanh toán thuê rạp 3,6 triệu đồng…

Câu chuyện này không chỉ xảy ra ở tuyến tỉnh mà tại huyện Phú Tân, như việc xảy ra ở hội thao cơ sở năm 2022, tổng số tiền thưởng thành tích cho các môn là 17 triệu đồng, Sở VHTT&DL đã chi trả, tuy nhiên bà Lê Thị Bích Dân, chuyên viên Phòng Văn hoá - Thông tin huyện tiếp tục lập chứng từ thanh toán và nhận số tiền trên.

Ở nhóm lĩnh vực thể dục - thể thao, câu chuyện thanh toán khống cũng không kém. Tháng 7/2020, việc trang trí khánh tiết phục vụ hội thao cơ sở không phát sinh, nhưng bà Trần Bé Thảo, chuyên viên Phòng Quản lý Thể dục - Thể thao vẫn lập chứng từ thanh toán với số tiền trên 41 triệu đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản của ông Nguyễn Hữu Lộc và ngay sau đó ông này chuyển lại vào tài khoản cá nhân của ông Hứa Thanh Khang, nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý Thể dục - Thể thao với số tiền trên 40,6 triệu đồng.

Sau đó 1 tháng, cũng trong 1 hoạt động hội thao cơ sở, chi phí phát sinh chỉ hơn 3,4 triệu đồng, nhưng bà Bé Thảo cũng lập chứng từ thanh toán số tiền cho ông Lộc trên 41 triệu đồng. Ông Lộc sau đó cũng chuyển vào tài khoản cá nhân Hứa Thanh Khang số tiền trên 34,6 triệu, phần còn lại ông Lộc hưởng. Cũng với hình thức này, Bé Thảo, Lộc và Khang liên tục lập chứng từ khống trong các hoạt động khác, chuyển khoản qua lại nhằm hưởng lợi cá nhân, trong đó có vụ việc liên quan đến Tăng Hải Ngân, kế toán trưởng của đơn vị ở thời điểm 2022.

Tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao còn phức tạp hơn, khi vào năm 2020, ông Hứa Đức Trọng, huấn luyện viên thuộc biên chế Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh, giả chữ ký của ông Tạ Nhật Trường để ký hợp đồng với Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh về đào tạo và sử dụng vận động viên thể thao tỉnh Cà Mau. Từ đó ông Hứa Đức Trọng nhận tiền ăn và tiền lương tập luyện, tiền thi đấu theo hợp đồng từ năm 2020 đến năm 2022 là 131,5 triệu đồng. Khi sự việc bị phát hiện, ông Hứa Đức Trọng nộp trả lại gần 107 triệu đồng.

Tuy nhiên, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh không nộp số tiền nay vào ngân sách Nhà nước để khắc phục hậu quả mà nộp để khắc phục việc kinh phí năm 2018-2019 bị xuất toán.

Tiếp đó, vào năm 2022, Trung tâm thực hiện mua sắm trang phục và dụng cụ tập luyện các môn thể thao với giá trị dự toán được phê duyệt gần 590 triệu đồng và Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Xuất nhập khẩu dụng cụ thể thao Thăng Long (có địa chi số 154, Đường A4, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) trúng thầu với mức họp đồng trên 574 triệu đồng. Điều đáng nói là sau khi nhận được tiền, ông Bùi Khắc Lâm (giám đốc công ty) lại không cung cấp sản phẩm mà lần lượt chuyển tiền cho HLV các bộ môn để tự trang bị với số tiền thấp hơn hợp đồng để hưởng tiền chênh lệch. Qua thống kê, ông Bùi Khắc Lâm chiếm giữ số tiền chênh lệch bằng cách “đánh tráo hợp đồng” là trên 52,3 triệu đồng.

Trần Nguyên

 

Trợ giúp pháp lý - từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống pháp luật

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. TGPL cung cấp pháp lý bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Nguy cơ lộ thông tin cá nhân khi mua hàng Online

Hiện nay, với sự phát triển nhanh của công nghệ thì việc mua hàng Online đã và đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người, tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao do vấn đề dễ lộ thông tin cá nhân của người mua hàng. Câu chuyện làm thế nào để có thể mua sắm an toàn, không ảnh hưởng đến quyền lợi, cũng như lợi ích cá nhân trên nền tảng mua sắm trực tuyến vẫn đang là bài toán nan giải đối với cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

Nhan nhản cuộc gọi “rác”

Nhằm hạn chế tình trạng sử dụng sim rác để lừa đảo, thời gian qua, các cơ quan chức năng, các nhà mạng đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn sim rác. Tuy nhiên, sim rác vẫn hiện hữu và các cuộc gọi rác vẫn hành hạ người dùng.

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có nhiều diễn biến phức tạp. Trẻ em bị xâm hại không chỉ tập trung ở khu vực nông thôn mà còn xuất hiện tại những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển. Chính vì thế, việc chung tay bảo vệ trẻ em luôn được các cấp chính quyền, xã hội quan tâm. Trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý khi xảy ra sự cố đáng tiếc.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Giáo dục pháp luật qua phiên toà giả định

Sáng ngày 19/10, mô hình “Phiên toà giả định” đã diễn ra tại Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau với sự tham gia của gần 300 đoàn viên, học sinh đến từ các trường cao đẳng, đại học, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và trường THPT trên địa bàn TP Cà Mau.

Củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án tàu cá giữ 9 thiết bị VMS

Liên quan đến việc tàu cá CM-08710-TS chở 9 thiết bị giám sát hành trình (VMS)  của tàu cá khác bị phát hiện, bắt giữ như Báo Cà Mau đã đưa tin, sau khi tiếp nhận vụ việc từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Công an huyện Ngọc Hiển hiện đang tạm giữ người, tang vật, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án.

Phát hiện 1 tàu cá chở 9 thiết bị VMS của tàu cá khác

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Hiển, vào lúc 4 giờ ngày 17/10/2024, tại điểm 08°02’30’’- 105­°07’55’’, Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra, phát hiện tàu cá CM 08710 TS do ông Trương Văn Sang, sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển làm thuyền trưởng, đang vận chuyển, che giấu 9 thiết bị VMS của tàu cá khác.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Quy định mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định quy định mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau.