ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 13:54:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chợ Rau Dừa: Tiểu thương mong được chia sẻ khó khăn

Báo Cà Mau Nhiều tiểu thương chợ Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, bức xúc cho rằng, hơn năm qua, tình hình buôn bán ngày càng ế ẩm nhưng giá thuê ki-ốt lại tăng cao. Vì thế, bà con gửi đơn kiến nghị đến UBND các cấp xem xét giải quyết.

Buôn bán ở đây nhiều năm, bà Nguyễn Hồng Nga, tiểu thương chợ Rau Dừa, cho biết lượng khách mỗi ngày ít đi, chỉ lác đác mấy người, có ngày doanh thu chưa đến 200 ngàn đồng. Bà cùng nhiều tiểu thương ở đây phải cố gắng duy trì việc kinh doanh, mua bán tại chợ để lo cho cuộc sống gia đình.

Bà Nguyễn Hồng Nga, 1 trong 32 tiểu thương chợ Rau Dừa, đang gặp khó khăn trong buôn bán do chợ ế khách.

Bà Nga bức xúc: “Tình trạng buôn bán ế ẩm nhưng giá thuê ki-ốt, điện, nước... tăng nhiều so với trước. Những khó khăn này chưa được chia sẻ, động viên, địa phương lại còn thông báo rằng ế ẩm thì đóng cửa, ngưng hoạt động, không đủ khả năng thuê thì cho người khác thuê. Trong khi đó, trước khi xây dựng chợ, các tiểu thương đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để xây dựng các hạng mục công trình”.

Theo chị Mỹ, một tiểu thương chợ Rau Dừa, mấy năm trở lại đây, Internet phát triển nhanh, đặc biệt từ sau dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng, mua sắm của người dân thay đổi rõ rệt. Phần lớn người tiêu dùng hình thành thói quen mua, bán hàng Online. Từ đây, việc kinh doanh, mua bán ở các chợ truyền thống luôn ế ẩm.

“Thêm một điều khó cho tiểu thương ở các khu chợ truyền thống là họ mất nhiều chi phí vào mặt bằng, nên giá thành khó có thể cạnh tranh với các hộ kinh doanh Online. Chưa bao giờ bán hàng cảm thấy chán nản như 2 năm trở lại đây, cứ tình trạng này không biết tiểu thương trong chợ có thể duy trì kinh doanh thêm bao lâu”, chị Mỹ chia sẻ.

 Ki-ốt bán hàng của chị Mỹ, tiểu thương chợ Rau Dừa, cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.

Thời gian gần đây, 32 tiểu thương tại chợ đều tỏ ra lo lắng, bất an khi giá thuê mặt bằng tăng hơn 2 lần so với trước, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, nên họ đã gửi đơn kiến nghị đến UBND các cấp xem xét giảm tiền thuê xuống 30 ngàn đồng/m2/tháng như trước.

Theo bà Nga, sau khi xem xét nội dung đơn, ngày 18/9/2023, UBND tỉnh đã chuyển đơn kiến nghị, phản ảnh của các tiểu thương về cho UBND huyện Cái Nước xem xét, giải quyết theo quy định. Sau đó một ngày, ngày 19/9/2023, UBND huyện Cái Nước đã có công văn trả lời rằng việc này không thuộc trường hợp xem xét giải quyết của UBND huyện.

Phóng viên có trao đổi vấn đề này với lãnh đạo xã Hưng Mỹ. Ông Trịnh Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã, cho biết: "Căn cứ Quyết định số 11/2023/QÐ-UBND ngày 26/4/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đối với chợ Rau Dừa được quy định là chợ hạng 3, điểm kinh doanh cố định, chợ có nhà lồng được quy định giá cụ thể đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng là 63 ngàn đồng/m2/tháng. Theo đó, việc bà con tiểu thương yêu cầu giảm tiền giá thuê mặt bằng xuống 30 ngàn đồng/m2/tháng theo Quyết định số 06/2017/QÐ-UBND ngày 29/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh, là không thực hiện được".

Ðã 10 giờ sáng nhưng chợ Rau Dừa vẫn vắng khách đến chọn mua hàng. 

Tuy nhiên, ông Khánh cũng cho biết: “Thời gian qua, địa phương luôn quan tâm, chia sẻ khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân phát triển kinh tế. Vấn đề kiến nghị của các tiểu thương, địa phương đã ghi nhận, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét giải quyết, với tinh thần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bà con tiểu thương phát triển kinh doanh mua bán. Theo đó, báo cáo trước HÐND tỉnh về việc trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 14, HÐND khóa X, UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, quy định tại Quyết định số 11/2023/QÐ-UBND ngày 26/4/2023 của UBND tỉnh, làm cơ sở đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định, góp phần hỗ trợ các hộ tiểu thương chợ Rau Dừa duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh”./.

 

Trung Ðỉnh

 

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Chống thất thu thuế lĩnh vực vật liệu xây dựng

Theo ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh: "Cà Mau là địa phương không có mỏ cát, đá. Vì vậy, để xây dựng công trình, các doanh nghiệp (DN) phải mua cát, đá từ các DN tỉnh ngoài hoặc mua trực tiếp từ mỏ của DN được phép khai thác. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện, nhiều năm qua các DN được phép khai thác mỏ cát, đá thực hiện không đúng quy định về lập hoá đơn khi bán cát, đá cho các DN (ít hơn thực tế đã bán hoặc không lập hoá đơn)".

Nhiều khu "đất vàng" chưa được khai thác hiệu quả

Việc quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy giá trị tiềm năng tài nguyên đất; nhất là những khu “đất vàng” có vị trí đắc địa, hiện tại trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sự phát triển của địa phương...

Giữ nghề đan đát

Từ lâu, phụ nữ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã gắn bó với nghề đan đát. Bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị đã biến cây tre, cây trúc thành những chiếc thúng, rổ, nia, sịa... tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Theo thời gian, dù nghề đan đát dần mai một, nhưng vẫn còn nhiều người bám trụ với nghề. Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai của các hộ dân thuộc làng nghề đan đát, mà còn mang giá trị truyền thống, tạo nên thương hiệu nghề cho xứ U Minh.

Sông Ðốc nỗ lực xây dựng đô thị sinh thái, hiện đại

Thời gian qua, công tác xây dựng đô thị Sông Ðốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân thị trấn nhằm xây dựng Sông Ðốc trở thành đô thị ven biển, sinh thái và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.