ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 04:30:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

Báo Cà Mau Ông Mai Thanh Sự, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi huyện Trần Văn Thời, cho biết, hội mới thành lập vào năm 2012, là đơn vị hội được thành lập cuối cùng trong 9 huyện, thành phố trong tỉnh. Tuy “vừa non, vừa trẻ” nhưng 3 năm qua hoạt động của hội khá hiệu quả. Hằng năm, hội đều hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Năm 2014, hội vinh dự được xếp thứ hai trong toàn tỉnh.

Ông Mai Thanh Sự, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi huyện Trần Văn Thời, cho biết, hội mới thành lập vào năm 2012, là đơn vị hội được thành lập cuối cùng trong 9 huyện, thành phố trong tỉnh. Tuy “vừa non, vừa trẻ” nhưng 3 năm qua hoạt động của hội khá hiệu quả. Hằng năm, hội đều hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Năm 2014, hội vinh dự được xếp thứ hai trong toàn tỉnh.

Toàn huyện Trần Văn Thời hiện có 3.429 người tàn tật và 40 trẻ mồ côi, trong đó chỉ có 1.559 đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên. Hầu hết họ không có nghề nghiệp ổn định, không có hoặc ít đất sản xuất, bệnh tật, cuộc sống hết sức khó khăn.

Hội Chữ thập đỏ huyện Trần Văn Thời vận động các nhà hảo tâm cấp xe lăn cho người tàn tật.            Ảnh: CHÍ THANH

Với khẩu hiệu "Chung tay, đồng tâm, hiệp lực, tâm huyết, nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no", Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi huyện xác định nhiệm vụ trọng tâm của hội là chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của những người tàn tật, trẻ em lang thang, cơ nhỡ; đem lại cho họ chút niềm vui, vơi bớt một phần khó khăn để họ cảm thấy sự quan tâm của cộng đồng, xã hội. Từ đó, sống lành mạnh, sống có ích, góp phần cùng với Ðảng, Nhà nước thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội, xoá nghèo.

Những năm qua, bằng nguồn vốn xã hội hoá, vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương, kiều bào ở nước ngoài, Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi huyện đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi ở địa phương. Cụ thể là xây mới và sửa chữa 21 căn nhà cho người tàn tật, trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trao tặng hơn 4.700 suất quà, hơn 17.400 tấn gạo, 220 xe lăn, 24 xe đạp; phối hợp với các ngành chuyên môn khám, chữa bệnh miễn phí, phục hồi chức năng, chỉnh hình, phẫu thuật mắt thay tinh thể, chữa sứt môi, hở hàm ếch, mổ tim… cho hơn 2.100 lượt người; khoan 25 giếng nước sạch; tặng 75 suất học bổng… với tổng số tiền hàng tỷ đồng.

Trong công việc nhân đạo ấy, những người làm công tác hội phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp, vì thế để giúp đỡ được nhiều đối tượng người tàn tật, trẻ mồ côi, hội chủ yếu đẩy mạnh công tác xã hội hoá, vận động các nhà hảo tâm. “Nhiều người cho rằng, người tàn tật, trẻ mồ côi đã có Nhà nước lo, nói chúng tôi làm chuyện bao đồng. Những trường hợp đó mình phải chịu khó phân tích, thuyết phục, nói một lần không được thì nói nhiều lần. Ông bà ta có câu “mưa dầm thấm sâu”, thấy mình nói đúng rồi họ cũng xiêu lòng. Làm công tác hội, mình phải có cái tâm, nhẫn nại, đồng thời cần tạo được uy tín trong dân, được dân tín nhiệm thì việc vận động mới thuận lợi”, bà Trịnh Ngọc Hậu, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tâm sự.

Ðộng lực để những người làm công tác hội người tàn tật, trẻ mồ côi gắn bó với “nghề” chính là nhìn thấy những người tàn tật, trẻ em mồ côi tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, vươn lên vượt qua hoàn cảnh. Bỏ ngoài tai lời nói mỉa mai của người đời “Ăn cơm nhà lo vác tù và hàng tổng”, họ vẫn lặng lẽ, âm thầm làm công việc giúp người mà không mong chút lợi lộc gì cho bản thân.

Ðâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, từng ngày phải đối mặt với những khó khăn, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, nhưng với sự nỗ lực hết mình, trong hơn 3 năm qua, Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi huyện thực sự trở thành cầu nối những tấm lòng nhân ái trong và ngoài nước đến với những mảnh đời bất hạnh. Cùng với Ðảng, Nhà nước, các nhà hảo tâm, hội đã chung tay xoa dịu những nỗi đau, đem lại niềm vui, sự ấm áp cho người tàn tật, trẻ mồ côi ở địa phương./.

Ngọc Minh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).