ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-10-24 21:20:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển dịch sản xuất nhiều vùng trồng lúa không hiệu quả

Báo Cà Mau Trước tình trạng người dân chuyển dịch tự phát đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang luân canh lúa - tôm, trồng hoa màu trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo xử lý thực trạng trên vào ngày 10/3. Sau khi nghe báo cáo, đề xuất của Giám đốc Sở NN&PTNT cùng ý kiến của đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đồng ý về chủ trương cho phép chuyển dịch cơ cấu sản xuất một số vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Trước tình trạng người dân chuyển dịch tự phát đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang luân canh lúa - tôm, trồng hoa màu trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo xử lý thực trạng trên vào ngày 10/3. Sau khi nghe báo cáo, đề xuất của Giám đốc Sở NN&PTNT cùng ý kiến của đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đồng ý về chủ trương cho phép chuyển dịch cơ cấu sản xuất một số vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND huyện, TP Cà Mau khẩn trương rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Cà Mau theo trình tự thủ tục quy định hiện hành, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trước khi thông qua HĐND tỉnh. Trong đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn kết, đồng bộ với quy hoạch sản xuất nông nghiệp; thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, tiểu vùng cụ thể.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Ấp 1, xã Khánh Lâm, huyện U Minh chuẩn bị ao đầm nuôi tôm công nghiệp. (Trước đây khu vực đất của ông nằm ngoài quy hoạch của xã, nhưng gần đây đã được cho phép chuyển dịch sang nuôi tôm do trồng lúa không hiệu quả).

Về lâu dài, vùng Bắc Cà Mau sẽ trở thành vùng ngọt hoá của bán đảo Cà Mau nên phải tính toán, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với từng vùng, tiểu vùng cụ thể (hiện Trung ương đang triển khai đầu tư các công trình ngăn mặn tại Kiên Giang, xúc tiến việc dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau, tỉnh đề xuất xây dựng hồ trữ nước ngọt tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và sửa chữa, nâng cấp, khép kín âu thuyền Tắc Thủ...). Trên cơ sở đó, tập trung chỉ đạo quản lý và đầu tư theo quy hoạch, chú trọng công tác tuyên truyền, công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch để người dân biết, thực hiện, tránh để xảy ra tình trạng chuyển dịch tự phát, ảnh hưởng đến tài nguyên đất đai và thiệt hại trong sản xuất.

Sở NN&PTNT, UBND huyện, TP Cà Mau phải rà soát quy hoạch về phát triển nông nghiệp, qua đó xem xét, điều chỉnh hoặc tham mưu cấp thẩm quyền chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch theo quy định. Quy hoạch sản xuất phải thực hiện theo hướng quy hoạch chung toàn ngành nông nghiệp (bao gồm cả ngư - nông - lâm nghiệp), nhằm đảm bảo tính liên kết vùng, lĩnh vực, tránh bố trí sản xuất không phù hợp, mâu thuẫn 2 hệ sinh thái mặn và ngọt.

Bên cạnh đó, đối với những vùng tiếp giáp giữa hệ sinh thái mặn và hệ sinh thái ngọt cần rà soát, thống kê những vị trí thích hợp để bố trí sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, trong đó xác định sản xuất lúa với mục đích chính là phục vụ cho nuôi tôm ổn định, bền vững và hiệu quả.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cho phép các địa phương điều chỉnh quy hoạch sản xuất thực tế. Theo đó, huyện Thới Bình có diện tích 4.944 ha quy hoạch sản xuất 1 vụ lúa tại xã: Tân Phú, Tân Lộc Đông và  Hồ Thị Kỷ, nhưng do đây là vùng đất trũng, nhiễm phèn, mặn, không sản xuất được lúa, người dân đã tự phát chuyển sang nuôi tôm từ năm 2013 và việc nuôi tôm hiệu quả cao, nên UBND tỉnh thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển đổi sang nuôi tôm.

Đối với diện tích quy hoạch trồng mía, do nông dân sản xuất theo phương pháp thủ công, năng suất, chất lượng mía thấp, giá cả sản phẩm không ổn định, nhưng chi phí đầu vào phục vụ sản xuất và chi phí vận chuyển ngày càng tăng, nên sản xuất kém hiệu quả, đời sống người dân gặp khó khăn. Mặt khác, Nhà máy đường Thới Bình, thuộc Công ty Cổ phần mía đường Tây Nam đã chủ động thu gom nguyên liệu từ các tỉnh lân cận, nên việc chuyển đổi quy hoạch sản xuất mía sang các loại cây trồng, vật nuôi khác sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nhà máy. Vì vậy, UBND tỉnh thống nhất chủ trương quy hoạch trồng mía theo thực tế như sau: Diện tích 245 ha đất quy hoạch trồng mía nay người dân tự phát chuyển sang trồng rau màu, thống nhất chủ trương tiếp tục bố trí trồng rau màu và cây trồng, vật nuôi khác thuộc hệ sinh thái ngọt. Diện tích 4.983 ha đất quy hoạch trồng mía, đã được người dân tự phát chuyển sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm từ năm 2000, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Riêng diện tích 717 ha quy hoạch sản xuất mía còn lại, thống nhất chủ trương để người dân tự quyết định trồng mía hoặc cây trồng, vật nuôi khác thuộc hệ sinh thái ngọt.

Diện tích 169,32 ha sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại xã Tân Lộc và xã Tân Lộc Bắc, đã được người dân tự phát chuyển sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm từ năm 2013, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm theo mô hình cánh đồng lớn. Diện tích 781 ha quy hoạch trồng 2 vụ lúa tại xã Tân Phú, Tân Lộc và Tân Lộc Bắc, nhưng đan xen với vùng sản xuất lúa - tôm, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Diện tích 700 ha đất sản xuất 2 vụ lúa tại xã Tân Lộc và xã Tân Lộc Bắc, tiếp tục bố trí sản xuất 2 vụ lúa và cây trồng, vật nuôi khác thuộc hệ sinh thái ngọt.

Các vùng đất trồng lúa thuộc huyện U Minh đã được người dân tự phát chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nhưng không ảnh hưởng đến vùng ngọt hoá lân cận và khu vực rừng tràm, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển đổi.

Đối với diện tích 859,2 ha đất lâm nghiệp kết hợp trồng lúa, đã được người dân tự phát chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện U Minh nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi đối với từng trường hợp cụ thể, báo cáo UBND tỉnh xem xét, thông qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh. Đối với 2.001 ha đất lâm nghiệp tại 2 xã Nguyễn Phích và Khánh Thuận, tiếp tục giữ hiện trạng đất lâm nghiệp và bố trí trồng các loại cây rừng có hiệu quả kinh tế hơn để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

Diện tích 18,8 ha tại ấp Tân Dân, xã An Xuyên, TP Cà Mau, đã được người dân tự phát chuyển đổi từ năm 2010, thống nhất chủ trương thực hiện thủ tục chuyển đổi từ đất trồng 2 vụ lúa sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Riêng diện tích quy hoạch sản xuất 2 vụ lúa còn lại tại xã An Xuyên, do vị trí, diện tích đất của đa số hộ dân không phù hợp với sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nên phần lớn hộ dân không đồng thuận chuyển đổi, vì vậy thống nhất chủ trương tiếp tục quy hoạch sản xuất 2 vụ lúa và cây trồng, vật nuôi hệ sinh thái ngọt./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.