ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 03:13:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển đang nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi ngành nghề cho các phương tiện khai thác thuỷ sản gần bờ, sử dụng ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt theo hướng vươn khơi và thu sản phẩm có giá trị kinh tế.

Gia đình ông Ngô Văn Năm, Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc có 2 phương tiện khai thác thuỷ sản với gần 100 miệng đáy. Trước đây, mỗi con nước, gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng, nhưng nhiều năm trở lại đây, thuỷ sản dần cạn kiệt, giá nguyên, nhiên liệu tăng cao nên mỗi chuyến biển về chỉ đủ vốn. Dù rất muốn chuyển đổi ngành nghề để có thu nhập ổn định hơn, nhưng hiện tại gia đình ông Năm không có khả năng để chuyển sang nghề khác bởi không có vốn, đành bám trụ tiếp với nghề đáy.

Ông Năm chia sẻ: “Những năm gần đây, nguồn lợi thuỷ sản giảm đi rất nhiều, lợi nhuận đánh bắt không được như trước. Gia đình tôi muốn tìm một nghề nào khác để chuyển đổi, tuy nhiên, do đã đầu tư số tiền rất lớn để đóng phương tiện, mua sắm ngư cụ nên giờ không còn vốn chuyển sang nghề khác”.

Ông Ngô Văn Năm (giữa), Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, đã gắn bó với nghề đáy hàng khơi hơn 50 năm, hiện ông rất đắn đo trong quá trình chuyển đổi sang nghề khác vì thiếu vốn.

Theo ông Năm, chuyển đổi ngành nghề là việc làm khó, bởi người dân ở đây đã sinh sống và gắn bó với nghề biển gần bờ rất lâu, việc chuyển đổi cần có thời gian và phải có vốn. Mà nếu chuyển đổi nghề không hiệu quả thì tiếp tục mắc nợ.

“Phương tiện nghề đáy chuyển sang câu mực, hay lưới cá chim thì mình phải cải tạo lại, phải vay vốn ngân hàng, mỗi phương tiện chuyển đổi không dưới 500 triệu đồng”, ông Năm ước tính.

Anh Hồng Văn Toàn, Khóm 6, thị trấn Rạch Gốc, đầu tư trên 500 triệu đồng sắm phương tiện, lưới cụ để hành nghề cào ở cửa biển Rạch Gốc. Tuy nhiên, hiện nay nghề cào không còn hiệu quả so với trước, ngư trường ngày càng cạn kiệt, việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn nên anh chỉ hoạt động cầm chừng.

Anh Toàn chia sẻ: “Tôi đã làm nghề cào hơn 30 năm nay, giờ muốn chuyển đổi sang nghề khác cũng không biết làm nghề gì, bởi nguồn vốn không có, kinh nghiệm cũng không. Thêm vào đó, ngư trường đánh bắt đã hẹp hơn bởi nhiều phương tiện cùng đánh bắt, nên giờ chỉ biết duy trì nghề cào để kiếm thu nhập qua ngày”.

Anh Hồng Văn Toàn (bên phải) có 1 phương tiện hoạt đồng nghề cào hơn 30 năm nay. Hiện tại, anh chưa biết chuyển đổi nghề ra sao, nhưng nếu Nhà nước cấm thì tới đây anh sẽ bán phương tiện và nghỉ làm nghề cào.

“Chúng tôi rất đồng tình với chủ trương của địa phương cho chuyển đổi ngành nghề, bởi giờ nhiều phương tiện sử dụng công cụ xiệt điện để đánh bắt tôm cá, làm nguồn lợi này cạn kiệt. Tuy nhiên, để người dân chuyển sang nghề khác, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề để chúng tôi có điều kiện chuyển đổi nghề theo hướng bền vững”, anh Toàn mong muốn.

Theo rà soát, trên địa bàn huyện hiện có 420 phương tiện hoạt động khai thác, đánh bắt thuỷ sản, chủ yếu các nghề: lưới rê, đáy cạn, đáy khơi, cào, te, câu mực, lưới ghẹ, lưới cá chim... Năm nay, huyện vận động 26 phương tiện chuyển đổi ngành nghề. Hiện các xã, thị trấn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức, chấp hành quy định của Nhà nước, địa phương về chuyển đổi ngành nghề và thực hiện nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ ngư dân có đủ điều kiện chuyển sang nghề khác không sát hại nguồn lợi thuỷ sản.

Ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, thông tin: “Trên địa bàn thị trấn có 16 phương tiện thuộc diện chuyển đổi ngành nghề. Chúng tôi cho các chủ phương tiện ký cam kết thay thế các công cụ đánh bắt để không sát hại nguồn lợi thuỷ sản. Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền ngư dân chấp hành những quy định của Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ khai thác và triển khai các chính sách hỗ trợ nguồn vốn, các lớp đào tạo nghề biển, mô hình sản xuất để ngư dân có thể vươn khơi bám biển hoặc chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của mình”.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, tới đây huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân đồng thuận chuyển đổi ngành nghề; đồng thời rà soát, nắm bắt lại nhu cầu chuyển đổi ngành nghề để cùng ngành chuyên môn tỉnh tìm giải pháp tốt nhất nhằm đảm bảo sinh kế cho bà con. Ðối với các phương tiện hoạt động không đăng ký, đăng kiểm, phương tiện hoạt động sát hại nguồn lợi thuỷ sản, dùng xung điện thì tuyệt đối không cho hoạt động và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Hướng đến mục tiêu bảo hiểm toàn dân

Những năm qua, TP Cà Mau nói chung, xã Tắc Vân nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Ðây không chỉ là trách nhiệm chính trị, mà còn là giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân, hướng đến mục tiêu bảo hiểm toàn dân.

Niềm tin về chính sách an sinh

Tại xã Khánh Tiến (huyện U Minh), nơi cuộc sống người dân gắn bó với nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đang ngày càng được nhiều người dân hưởng ứng. Ðó không chỉ là sự chủ động trong việc đảm bảo an sinh cho bản thân và gia đình, mà còn thể hiện niềm tin vào chính sách mang ý nghĩa nhân văn, bền vững của Ðảng, Nhà nước.

Trường nghề tuyển sinh sát thực tiễn, gần người học

Hiện nay, các trường nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới trong cách tuyển sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học, mở rộng đối tượng học nghề.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp lý và giải đáp chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hơn 50 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Ðây là hoạt động nằm trong đợt cao điểm đầu năm 2025, nhằm triển khai sâu rộng Luật BHXH và Luật BHYT sửa đổi, góp phần nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Vốn chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện U Minh tích cực chỉ đạo hội LHPN các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp các hộ tiếp cận sớm nguồn vốn vay, có nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Ðảm bảo an sinh cho mỗi gia đình

Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực.

Đối thoại, tư vấn chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Chiều 28/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII tổ chức hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp lý và giải đáp chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn, trong khuôn khổ đợt 1 năm 2025.

BHXH liên huyện sôi nổi thi đua

Hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững, BHXH liên huyện Thới Bình - U Minh đã phát động Tháng cao điểm tuyên truyền, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình trong tháng 5. Ðây là hoạt động quan trọng nằm trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua theo chỉ đạo của BHXH Khu vực XXXII, đồng thời tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các địa phương trong công tác vận động người dân tham gia chính sách an sinh xã hội.

Tháng Công nhân năm 2025 - Thiết thực chăm lo người lao động

Hằng năm, Tháng Công nhân (tháng 5) trở thành sự kiện quan trọng, nhằm tôn vinh, tri ân lực lượng công nhân, người lao động - những người đang miệt mài đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ðây cũng là dịp để các cấp, ngành và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm sâu sắc, chăm lo, động viên đối với công nhân, người lao động (NLÐ).

Chung tay giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

“Tai nạn lao động (TNLÐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ người lao động. Do đó, việc chung tay cải thiện môi trường, điều kiện làm việc và tập trung vào công tác an toàn để giảm thiểu TNLÐ, BNN là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội”, ông Phạm Chí Hải, Giám đốc Sở Nội vụ, nhấn mạnh.